Tình hình Sử dụng kháng sinh imipenem tại khoa Hồi sức tích cực Viện

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH DƯỢC ĐỘNG HỌC CỦA IMIPENEM TRÊN BỆNH NHÂN BỎNG TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC, VIỆN BỎNG QUỐC GIA (Trang 34 - 36)

1.4.1 Căn nguyên gây bệnh và độ nhạy cảm với kháng sinh của vi khuẩn phân lập trên bệnh nhân bỏng tại Viện Bỏng quốc gia lập trên bệnh nhân bỏng tại Viện Bỏng quốc gia

Trong mộ nghiên cứu công bố gần đây, nhóm tác giả Chu Tuấn Anh và cộng sự (2015) đã tiến hành khảo sát các căn nguyên nhiễm khuẩn và độ nhạy cảm của các chủng vi khuẩn này với các kháng sinh đang được sử dụng tại khoa hổi sức tích cực, Viện Bỏng Quốc gia. Kết quả cho thấy, tỷ lệ cấy (+) với vi khuẩn là 54,7% (dịch vết bỏng: 65,2%, máu: 21,2% và đầu catheter: 66,7%). Các chủng vi khuẩn gây bệnh chủ yếu bao gồm: P.aeruginosa (45,2%), S.aureus (25,0%), A.baumanii

(22,6%), Bacillus spp. (4,8%), K.pneumoniae (2,4%). Các chủng vi khuẩn phân lập được đã kháng với hầu hết các loại kháng sinh hiện đang được sử dụng trong điều trị: P.aeruginosa kháng hầu hết các nhóm kháng sinh (81,8-100%), chỉ còn nhạy cảm với colistin (100%), netilmicin (33,3%). S.aureus chỉ còn nhạy cảm với vancomycin (100%), linezolid (94,7%), các kháng sinh khác đều bị kháng với tỷ lệ cao (63,2 - 100%). Vi khuẩn A. baumanii đã kháng với hầu hết kháng sinh (88,2 - 100%), chỉ còn nhạy cảm với colistin (100%). Các chủng vi khuẩn đường ruột còn nhạy cảm tốt với kháng sinh nhóm carbapenem. Khi có sự đồng nhiễm thì hầu hết các chủng vi khuẩn đều có xu hướng tăng mức độ kháng kháng sinh. Trong đó, chỉ còn cặp S.aureus + Bacillus spp. vẫn còn nhạy cảm với imipenem [7].

1.4.2. Tình hình sử dụng kháng sinh imipenem tại khoa Hồi sức tích cực Viện Bỏng Quốc gia Bỏng Quốc gia

Năm 2011, khảo sát hồi cứu bệnh án của Nguyễn Thị Thanh Minh cho thấy, nhóm kháng sinh được sử dụng nhiều nhất tại khoa là carbapenem, trong đó imipenem chiếm 1149 đơn vị liều; tiếp theo là các β-lactam/chất ức chế β-lactamase (cefoperazon/sulbactam 1082, piperacillin/tazobactam 929,6), fosfomycin (724,6) và ciprofloxacin (612,8). Các phác đồ điều trị kháng sinh chủ yếu là phối hợp hai kháng sinh. Tỷ lệ thành công của dự phòng kháng sinh là 11,7% (khoảng 77% bệnh

26

nhân được điều trị dự phòng), tỷ lệ thành công phác đồ điều trị ban đầu là 16,2%, với phác đồ thay thế là 49,3%. [4].

Khảo sát thực hiện sau đó 6 năm của Nguyễn Thị Hương Giang (2015) cũng cho thấy, hai nhóm kháng sinh được sử dụng nhiều nhất là carbapenem (21,1%) và quinolon (20,7%), trong đó, imipenem và meropenem được sử dụng với mức độ như nhau (10%). Phác đồ sử dụng chủ yếu phối hợp 2-3 kháng sinh. Carbapenem ít được sử dụng ở phác đồ khởi đầu (chủ yếu là cephalosporin và fosfomycin (61,5%)), chủ yếu được sử dụng ở phác đồ thay thế, phối hợp với quinolon (35,7% khi cấy khuẩn dương tính, 27% khi cấy khuẩn âm tính) và fosfomycin (24,3% khi cấy khuẩn âm tính) [3].

27

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH DƯỢC ĐỘNG HỌC CỦA IMIPENEM TRÊN BỆNH NHÂN BỎNG TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC, VIỆN BỎNG QUỐC GIA (Trang 34 - 36)