sửa đổi được như vậy nó sẽ giúp cho những quy định của pháp luật không bị chồng chéo nhau, không có sự mâu thuẫn với nhau đối với hai điều luật, cũng như những quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự được đảm bảo không còn gặp những khó khăn khi tiến hành áp dụng điều luật. Lúc đó quyền lợi của con người được thực hiện đúng với quy định của pháp luật hình sự.
3.2. Về mặt thực tiễn
Từ khi Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 có hiệu lực pháp luật tới nay, nhìn chung việc trả hồ sơ điều tra bổ sung của Viện kiểm sát và Tòa án là cần thiết và có căn cứ. Tuy nhiên, thực tiễn hoạt động tố tụng thời gian qua cho thấy, việc áp dụng các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 về trả hồ sơ điều tra bổ sung còn bộc lộ những tồn tại và bất cập về thực tiễn cần phải có biện pháp để giải quyết.
3.2.1. Về căn cứ “thiếu chứng cứ quan trọng” tại khoản 1 Điều 168 và điểm a khoản 1 Điều 179 khoản 1 Điều 179
Thực tiễn cho thấy việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung giữa các cơ quan có nhiều vấn đề vướng mắc, nhưng chưa được các cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Có cơ quan thì cho rằng vụ án còn thiếu chứng cứ quan trọng, nhưng cơ quan kia lại cho rằng không thiếu chứng cứ quan trọng hoặc Tòa án yêu cầu Viện kiểm sát truy tố thêm người thêm tội nhưng Viện kiểm sát lại cho rằng người mà Tòa án yêu cầu truy tố không thuộc trường hợp phạm tội hoặc được miễn trách nhiệm hình sự… Không ít trường hợp vụ án bị kéo dài chỉ vì quan điểm giữa Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và
Tòa án khác nhau. Cũng như việc đánh giá chứng cứ của mỗi người khác nhau nên có trường hợp lẽ ra phải trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung nhưng lại không trả. Không ít hồ sơ vụ án do Viện kiểm sát hoặc Tòa án trả nhưng Cơ quan điều tra không tiến hành điều tra bổ sung, mà lại chuyển nguyên trạng hồ sơ vụ án lại, thậm chí có vụ án hồ sơ bị trả đi nhận lại nhiều lần, nhưng Cơ quan điều tra vẫn không bổ sung, cuối cùng vụ án vẫn phải đưa ra xét xử. Để minh họa xin nêu một ví dụ: Vụ án Nguyễn Văn A phạm tội chiếm đoạt vũ khí quân dụng27
. Biên bản giám định tâm thần số 26 ngày 14/12/2006 của Tổ chức giám định pháp y tâm thần tỉnh Bình Định đã kết luận: “Bị can Nguyễn Văn A bị bệnh rối loạn tâm thần triệu chứng không biệt định, mã bệnh quốc tế F09… Bệnh này trước, trong và sau khi gây án đủ năng lực trách nhiệm hình sự”. Ngày 25/6/2007 Thẩm phán quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung yêu cầu trưng cầu giám định lại: “Nguyễn Văn A có bị tâm thần không? Căn bệnh tâm thần gì? Trước, trong và sau khi có hành vi chiếm đoạt vũ khí quân dụng Nguyễn Văn A có đủ năng lực trách nhiệm hình sự không? Hiện tại A có đủ năng lực trách nhiệm hình sự không?”. Sau một ngày, Viện kiểm sát chuyển trả Tòa án hồ sơ vụ án và phúc đáp yêu cầu của Tòa án như sau: Những yêu cầu của Tòa án đưa ra đã điều tra đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật. Việc xác định bị can có bệnh tâm thần và có năng lực chịu trách nhiệm hình sự hay không đã được giám định bằng một Hội đồng giám định theo quy định của pháp luật. Nội dung giám định đã trả lời rõ việc bị cáo bị tâm thần như thế nào cũng như đã kết luận rõ ràng về việc trước, trong và sau khi gây án đủ năng lực trách nhiệm hình sự. Như vậy, việc trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung của Tòa án trong vụ án này là không có căn cứ. Vì những yêu cầu của Toà án đưa ra đã được điều tra, giám định kỹ bằng một Hội đồng theo quy định của pháp luật, cũng như các yêu cầu khác đã được điều tra làm rõ ngay từ đầu. Vì vậy mà quyết định trả hồ sơ của Toà án trong trường hợp này không được Viện kiểm sát thực hiện. Ngược lại, có vụ án lẽ ra phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung nhưng Tòa án lại không trả, ví dụ: Vụ án cƣỡng đoạt tài sản28
. Nguyễn Văn H và Cao Văn T nhiều lần gặp anh Nguyễn Tiến D đòi khoản tiền anh D nợ bố anh T. Anh D đã nói là không vay tiền của bố T, nhưng H và T không nghe mà cả hai đã dùng tay đấm vào mặt, vào gáy anh D. H và T đã buộc anh D phải vay tiền chủ quán bia đưa cho chúng, thì chúng mới cho anh D về. Hành vi sử dụng vũ lực để tấn công anh D để chiếm đoạt tài sản đã cấu thành tội “cướp tài sản” theo quy định tại Điều 133 Bộ luật hình sự. Lẽ ra trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Tòa
27
Nguyễn Đình Huề, Một số vấn đề về trả hồ sơ vụ án hình sự để điều tra bổ sung, Tạp chí Toà án nhân dân.
Toà án nhân dân tối cao kỳ II, số 4, năm 2009
28
án phải trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung và truy tố bị cáo về tội “cướp tài sản”, nhưng Tòa án lại không trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung, mà cứ xét xử bị cáo về tội “cưỡng đoạt tài sản” theo Điều 135 Bộ luật hình sự mà Viện kiểm sát đã truy tố. Qua hai vụ án trên có thể thấy rằng nhiều trường hợp đáng lẽ ra vụ án phải được tiến hành xét xử theo quy định của pháp luật nhưng các cơ quan tiến hành tố tụng lại ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Còn đối với vụ án lẽ ra phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung nhưng cơ quan tiến hành tố tụng lại đưa vụ án ra xét xử. Nguyên nhân của việc làm này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên nguyên nhân chính ở đây là việc đánh giá bản chất của vụ án của những người tham gia tố tụng khác nhau nên mới xảy ra trường hợp như trên.
Để đánh giá việc trả hồ sơ điều tra bổ sung của Viện kiểm sát và Tòa án có căn cứ hay không có căn cứ là vấn đề phức tạp, phụ thuộc vào từng vụ án, từng trường hợp cụ thể. Cũng như đã biết, nhận thức là cả một quá trình và tùy thuộc vào từng chủ thể nhận thức. Cùng một vụ án, cơ quan này nghiên cứu hồ sơ cho rằng đã đủ căn cứ đưa vụ án ra xét xử. Nhưng cũng hồ sơ vụ án đó, cơ quan khác thì lại cho rằng phải trả hồ sơ điều tra bổ sung. Việc đánh giá phụ thuộc vào từng chủ thể khác nhau, mọi người có cách nhìn nhận khác nhau nên chuyện Cơ quan điều tra đánh giá khác, Viện kiểm sát đánh giá khác và Tòa án cũng vậy. Như vậy, chứng cứ và đánh giá chứng cứ là hai phạm trù khác nhau. Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự do Bộ luật Tố tụng hình sự quy định mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết vụ án. Còn đánh giá chứng cứ là việc Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân xác định, đánh giá sau khi đã nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ tất cả các tình tiết của vụ án. Chứng cứ là phạm trù khác quan còn đánh giá chứng cứ là sự phản ánh vào đầu óc con người tức là phạm trù chủ quan. Vì vậy mà việc đưa ra quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung thuộc yếu tố chủ quan của việc đánh giá chứng cứ của mọi người, nên có nhiều quan điểm về đánh giá chứng cứ cùng một vụ án. Chính vì vậy mà xảy ra trường hợp cơ quan này cho rằng thiếu còn cơ quan khác lại cho rằng là không, đó là do nhận thức của mỗi người nên đây là vấn đề không thể nào khắc phục được mà chỉ có giải pháp hạn chế đánh giá khác nhau giữa các cơ quan là nâng cao hơn nữa trình độ, năng lực trách nhiệm của Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân. Khi vụ án có nhiều vướng mắc về chứng cứ các chủ thể có nhiệm vụ phải báo ngay cho lãnh đạo các đơn vị xem xét quyết định. Bên cạnh đó xây dựng tốt mối quan hệ phối hợp giữa Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mỗi ngành. Trước khi trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung phải trao đổi
với nhau nếu không thể khắc phục được mới tiến hành trả hồ sơ điều tra bổ sung. Nếu làm được như vậy thì quan điểm của những người này sẽ không trái ngược nhau, lúc đó không còn nhiều quan điểm khác nhau nữa khi đó vụ án sẽ được giải quyết chính xác, toàn diện và đặc biệt là không làm mất thời gian của bị can, bị cáo và những người tham gia, tiến hành tố tụng.