Nghĩa của hoạt động điều tra bổ sung

Một phần của tài liệu Trả hồ sơ điều tra bổ sung trong vụ án hình sự (Trang 25 - 27)

Bộ luật Tố tụng hình sự là bộ luật thể hiện cụ thể nhiệm vụ đã nêu. Bộ luật Tố tụng hình sự quy định trình tự, thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của các cơ quan tiến hành tố tụng, tham gia tố tụng, các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và công dân, nhằm phát hiện chính xác, nhanh chóng, và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm làm oan người vô tội.

V.I. Lênin đã chỉ rõ: “ Tác dụng ngăn ngừa của hình phạt… hoàn toàn không phải ở chỗ hình phạt đó phải nặng mà ở chỗ đã phạm tội thì không thoát khỏi bị trừng phạt. Điều quan trọng không phải ở chỗ đã phạm tội thì phải trừng phạt nặng mà là ở chỗ không tội phạm nào không bị phát hiện”9.

Qua những gì đã đạt được của hoạt động điều tra bổ sung, cũng như mục đích đạt được là tìm kiếm thêm những thông tin, chứng cứ để góp phần giải quyết vụ án đúng đắn và đầy đủ, khách quan về vụ án đồng thời không để lọt tội phạm làm oan người vô tội. Khi áp dụng chế định trả hồ sơ điều tra bổ sung thì vụ án được giải quyết chính xác, khi đó ý nghĩa của hoạt động trả hồ sơ điều tra thông qua những quy định của pháp luật sẽ tiếp tục phát huy được những hiệu quả của chế định trả hồ sơ điều tra bổ sung góp phần bảo vệ mọi quyền lợi của con người.

Từ nhiệm vụ của Bộ luật Tố tụng hình sự, cũng như mục đích của chế định trả hồ sơ điều tra bổ sung như trên thông qua những quy định có thể thấy rằng, chúng không những bảo vệ tổ chức, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, và bảo vệ trật tự an toàn xã hội… mà còn bảo vệ tài sản của mọi công dân và tài sản của Nhà nước. Chính vì vậy, mà giai đoạn điều tra là bộ phận cấu thành của Bộ luật Tố tụng hình sự, nên chế định điều tra cũng thực hiện những nhiệm vụ đó và đặc biệt là hoạt động điều tra bổ sung cũng sẽ có ý nghĩa như vậy.

Việc trả hồ sơ điều tra bổ sung có ý nghĩa quan trọng là vậy, vì khi tội phạm xâm phạm hay gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, lợi ích của xã hội và lợi ích của công dân đòi hỏi Nhà nước phải có biện pháp giải quyết, đề ra phương hướng đấu tranh nhằm ngăn chặn hành vi phạm tội gây ra, đồng thời có biện pháp xử lý đối với người phạm tội và đề ra mục đích cụ thể sau khi đã xử lý tội phạm. Để thực hiện chức năng đó luật quy định các biện pháp xử lý, cũng như trình tự thủ tục để giải quyết. Nhưng không phải vụ án nào cũng dễ dàng như vậy, có những vụ án mất khá lâu thời gian để xét xử, mất nhiều công sức cũng như tiền bạc để giải quyết vụ án. Nên việc điều tra bổ

9

sung thêm có ý nghĩa quan trọng, giúp cho cơ quan tiến hành tố tụng không định tội oan cho người vô tội, không làm mất lòng tin của nhân dân vào cơ quan tố tụng, mọi người an tâm hơn khi có một cơ quan quản lý làm tốt nhiệm vụ được giao, giúp cho việc xử lý đúng pháp luật, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa đúng theo những gì Hiến pháp quy định.

Thông qua các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự trong quá trình giải quyết vụ án, cũng như quá trình trả hồ sơ điều tra bổ sung, đảm bảo cho hành vi phạm tội được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng và công minh theo đúng pháp luật. Bên cạnh đó, nó còn có ý nghĩa bảo vệ các quan hệ xã hội quan trọng nhất, thuộc các lĩnh vực quan trọng nhất của Nhà nước như : Chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội, các lĩnh vực này là cầu nối mọi sự tồn tại, là các mặt trọng yếu nhất của Đất nước. Bảo vệ được các mặt này là coi như Đất nước được bền vững. Vì vậy, mà khi tội phạm xâm hại đến các lĩnh vực này thì Nhà nước ta sẽ nghiêm trị những người có hành vi tùy vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho các quan hệ đó một cách thích đáng.

Còn vấn đề bảo vệ công dân, hay việc bảo vệ trật tự an toàn xã hội thì việc trả hồ sơ điều tra bổ sung càng có ý nghĩa, bởi vì việc điều tra bổ sung để điều tra lại đó không những làm sáng tỏ vụ việc, có thể trả lại công bằng cho người vô tội, đôi khi nhờ hoạt động điều tra bổ sung có thể tìm thêm căn cứ để áp dụng hình phạt nhẹ hơn cho tội phạm, bảo vệ lợi ích hợp pháp cho họ. Còn đối với những người chưa thực hiện hành vi phạm tội, sẽ giúp răn đe những người có suy nghĩ chuẩn bị phạm tội, để họ nhìn vào đó mà có thể hiểu biết được, nếu họ có suy nghĩ phạm tội lén lút, bí mật, không ai biết đi nữa thì cuối cùng nhờ nhiều hoạt động điều tra, trong đó nếu điều tra lần đầu không có kết quả thì việc điều tra bổ sung cuối cùng cũng sẽ làm sáng tỏ vụ án, lúc đó vụ án có khó đến đâu, phức tạp như thế nào thì sự thật cũng được phơi bày ra trước ánh sáng.

Khi đã bảo vệ được như vậy, cũng như việc phòng chống tội phạm được đưa ra thì mọi tài sản của công dân cũng như mọi tài sản của Nhà nước ở nơi công cộng, hay tài sản được giao cho công dân quản lý sẽ được bảo vệ an toàn hơn vì đã có những biện pháp răn đe phòng chống tội phạm được đặt ra. Khi đó việc thực hiện hành vi phạm tội phá hoại hay xâm phạm tài sản của Nhà nước và công dân được giảm bớt, mọi người sẽ an tâm hơn về tài sản của mình và tài sản của Nhà nước với một xã hội trật tự và an toàn.

Chính vì vậy, nhờ hoạt động điều tra nói chung và điều tra bổ sung nói riêng, là một công cụ pháp lý hữu hiệu có ý nghĩa bảo vệ lợi ích cho toàn xã hội, lợi ích cho công dân, giúp cho Nhà nước ta có một xã hội thật phồn vinh “ dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”.

CHƢƠNG 2

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ TRẢ HỒ SƠ ĐIỀU TRA BỔ SUNG TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ

Một phần của tài liệu Trả hồ sơ điều tra bổ sung trong vụ án hình sự (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)