Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng

Một phần của tài liệu Trả hồ sơ điều tra bổ sung trong vụ án hình sự (Trang 52 - 60)

Vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong hoạt động điều tra là căn cứ để Viện kiểm sát và Tòa án trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra để điều tra bổ sung. Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng quy định tại khoản 3 Điều 168 và điểm c khoản 1 Điều 179 Bộ luật Tố tụng hình sự là trong quá trình điều tra, cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các trình tự, thủ tục do Bộ luật Tố tụng hình sự quy định đã xâm hại nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng hoặc làm ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan và toàn diện của vụ án.

Qua thực tiễn và văn bản hướng dẫn thi hành cũng như hoạt động điều tra ta có thể thấy, những trường hợp sau đây được coi là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hình sự:

Khởi tố vụ án, khởi tố bị can trong trường hợp phải có yêu cầu của người bị hại theo quy định tại Điều 105 Bộ luật Tố tụng hình sự, nhưng người bị hại không yêu cầu khởi tố. Quy định khởi tố này là trường hợp đặc biệt mà do tính chất của vụ án và lợi ích của người bị hại, cơ quan có thẩm quyền không tự mình quyết định việc khởi tố mà việc khởi tố vụ án hình sự được thực hiện theo yêu cầu của người bị hại. Ý nghĩa của việc khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu người bị hại là ở chổ một trong những mục tiêu quan trọng của cuộc đấu tranh với tội phạm, mà Nhà nước và xã hội, tổ chức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con người, cá nhân của nhà nước. Vì tội phạm gây ra không những thiệt hại về thể chất mà còn thiệt hại về tinh thần, tuy nhiên nếu có tội phạm cơ quan tiến hành tố tụng không thể dựa vào ý chí chủ quan của mình mà xét xử, phải dựa và ý chí của người bị hại mà tiến hành, nếu làm được như vậy xem như người bị hại thể hiện đúng ý chí của mình trong việc chừng trị tội phạm. Điều này thể hiện một nguyên tắc công bằng trong pháp luật tố tụng hình sự. Chính vì vậy mà nếu có vi

phạm tố tố tụng trong trường hợp này thì luật quy định thuộc trường hợp phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung xem người bị hại có yêu cầu không. Nếu người bị hại không yêu cầu thì phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung, để đảm bảo quyền lợi của người bị hại theo quy định của pháp luật. Ví dụ: Nguyễn Văn A đã có hành vi hiếp chị B theo quy định tại khoản 1 Điều 111 Bộ luật hình sự, chị B không yêu cầu khởi tố A, nhưng Cơ quan điều tra vẫn khởi tố đối với A, Viện kiểm sát không phát hiện vi phạm này của Cơ quan điều tra nên đã truy tố Nguyễn Văn A. Khi nhận được hồ sơ vụ án Tòa án kiểm tra thì thấy chị B không yêu cầu khởi tố A. Căn cứ vào Điều 105 Bộ luật Tố tụng hình sự thì trường hợp phạm tội của A chỉ bị khởi tố theo yêu cầu bị hại. Tuy nhiên, chị B không yêu cầu khởi tố nhưng Viện kiểm sát đã khởi tố thì đã vi phạm điều 105 Bộ luật Tố tụng hình sự nên Tòa án quyết định trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra để điều tra bổ sung làm rõ chị B có yêu cầu khởi tố A không. Nếu không có quy định trả hồ điều tra bổ sung trong trường hợp này thì quyền lợi của chị B không được đảm bảo. Chị B muốn danh dự cũng như nhân phẩm của mình được giữ bí mật, nhưng sẽ không được bí mặt vì cơ quan tiến hành tố tụng đã can thiệp vào để giải quyết vụ án. Khi đó bí mật bị hiếp dâm của chị B sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của chị sau này. Nếu chị là người đã có chồng thì không ảnh hưởng gì tới cuộc sống. Tuy nhiên, nếu chị B là người chưa có chồng thì ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của chị sau này. Nên điều luật quy định đây là trường hợp phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung để xem lại người bị hại có yêu cầu khởi tố không. Yêu cầu này giúp cho quyền lợi của bị hại được đảm bảo đúng như nguyện vọng của họ hoặc có thể yêu cầu khởi tố để pháp luật trừng trị người thực hiện hành vi phạm tội.

Không có người phiên dịch cho người tham gia tố tụng trong trường hợp họ không sử dụng được tiếng Việt hoặc họ là người câm, điếc theo quy định tại Điều 61 của Bộ luật Tố tụng hình sự. Việc tham gia tố tụng của người phiên dịch trong vụ án hình sự rất cần thiết, vì trong trường hợp bị can, bị cáo không biết tiếng Việt hoặc họ là người câm, người điếc lúc đó phải có người phiên dịch thì cơ quan tiến hành tố tụng mới có thể căn cứ vào lời dịch lại của người phiên dịch để làm căn cứ giải quyết vụ án được. Người phiên dịch do Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án yêu cầu người phiên dịch cũng có thể bị thay đổi hoặc phải thay đổi theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 42 Bộ luật Tố tụng hình sự. Với tầm quan trọng của người phiên dịch nên trong quá trình giải quyết vụ án mà người phiên dịch vi phạm những quy định về thay đổi, từ chối tiến hành tố tụng hoặc không có người phiên dịch trong trường hợp người tham tố tụng họ không sử dụng được tiếng Việt hoặc họ là người câm, điếc thì đây cũng là một trong những trường hợp vi phạm thủ tục tố tụng làm căn cứ để Viện kiểm sát hoặc Tòa án ra quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung để giải quyết lại những

vi phạm đó. Trong nhiều trường hợp bị can, bị cáo không biết tiếng Việt để đối chất cũng như trả lời những câu hỏi của cơ quan tiến hành tố tụng, khi đó sẽ không thể giải quyết vụ án vì không hiểu nhau cũng như không thể chất vấn trực tiếp để ra quyết định cuối cùng. Bên cạnh đó người phiên dịch cũng bị thay đổi theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự nếu xét thấy có sự không vô tư của người phiên dịch trong quá trình tiến hành tố tụng. Nếu không quy định việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung vi phạm trong trường hợp này thì ảnh hưởng không nhỏ cho quá trình giải quyết vụ án. Toà án không thể ra quyết định định tội bị cáo vì trong quá trình xét xử không thể đối chất được gì, còn chỉ dựa vào bản cáo trạng chưa chắc là chính xác. Trong khi đó, nếu người phiên dịch không được thay đổi thì quá trình tiến hành giải quyết vụ án sẽ không đảm bảo tính khách quan là điều đương nhiên sẽ xảy ra. Nên nếu có vi phạm tố tụng đối với người phiên dịch hoặc không có người phiên dịch thì Viện kiểm sát hoặc Toà án ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung mới đảm bảo giải quyết vụ án được toàn diện và khách quan với sự thật với những gì mà bị can, bị cáo đã vi phạm.

Chứng cứ, tài liệu quan trọng đối với vụ án đã được thu thập trong quá trình điều tra, truy tố nhưng không đưa vào hồ sơ vụ án hoặc bị sửa chữa, thêm bớt làm sai lệch hồ sơ vụ án. Việc thu thập chứng cứ trong quá trình điều tra làm căn cứ để giải quyết vụ án, làm cho vụ án được tiến hành nhanh chóng, sáng tỏ với sự thật khách quan. Tuy nhiên, việc thu thập các chứng cứ, tài liệu cũng như những gì liên quan đến vụ án lại bị lạm dụng trong quá trình thu thập, vụ án sẽ đi theo một hướng khác hơn với sự thật. Chính vì vậy, việc làm sai lệch, sửa chữa, thêm bớt chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ án được xem là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng theo quy định của pháp luật sẽ là căn cứ để cơ quan Viện kiểm sát, Tòa án trả hồ sơ điều tra bổ sung. Để làm rõ vấn đề vi phạm có thể điển hình một vi phạm cụ thể trong vụ án: PJICO23. Luật sư Thanh Tâm (Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh) nêu một bằng chứng: Biên bản hỏi cung bị can do Điều tra viên Vũ Quốc Hưng (C15 Bộ Công an) thực hiện đối với bị can Phan Hồng Thu ngày 14/7/2005 có 3 trang giấy nhưng chỉ có 2 trang được đánh số. Đáng lưu ý, trang nhất là 1358, trang cuối là 1359, còn trang giữa thì không có số, và theo luật sư thì đây là trang “bút lục ma” được cài vào. Đặc biệt, tất cả các trang đều không có chữ ký chốt góc của người bị xét hỏi là Phan Hồng Thu, Luật sư Thanh Tâm khẳng định Cơ quan điều tra đã bịa ra những dòng chữ trong trang “bút lục ma” nhằm thể hiện bà chủ của Công ty Việt Thái Phong “thừa nhận hành vi sai trái khi thực hiện hợp đồng bảo hiểm với PJICO, trong đó có việc chi 1,9 tỷ đồng cho Trần Nghĩa Vinh và Hồ Mạnh Quân là để được hưởng 1,9 tỷ còn lại… Từ vụ án này có thể

23

thấy rằng hồ sơ vụ án đã bị làm sai lệch nghiêm trọng có 3 trang giấy nhưng chỉ có 2 trang được đánh số, đáng lưu ý, trang nhất là 1358, trang cuối là 1359, còn trang giữa thì không có số. Đặc biệt, tất cả các trang đều không có chữ ký chốt góc của người bị xét hỏi là Phan Hồng Thu, việc làm này nhằm thể hiện bà chủ của Công ty Việt Thái Phong “thừa nhận hành vi sai trái khi thực hiện hợp đồng bảo hiểm với PJICO, trong đó có việc chi 1,9 tỷ đồng cho Trần Nghĩa Vinh và Hồ Mạnh Quân là để được hưởng 1,9 tỷ còn lại. Sau khi đã tìm hiểu Hội đồng xét xử đã quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung những vi phạm của Cơ quan điều tra. Việc làm của Cơ quan điều tra đã làm ảnh hưởng rất lớn đến bản chất thật sự của vụ án, dẫn đến vụ án sẽ đi lệch hướng. Khi đó phán quyết của Hội đồng xét xử đối với tội phạm sẽ không đúng với hành vi phạm tội mà họ đã phạm. Nên khi có vi phạm trong việc chứng cứ, tài liệu quan trọng đối với vụ án đã được thu thập trong quá trình điều tra, truy tố nhưng không đưa vào hồ sơ vụ án hoặc bị sửa chữa, thêm bớt làm sai lệch hồ sơ vụ án thì Viện kiểm sát và Toà án căn cứ vào vi phạm đó để ra quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung. Nếu việc vi phạm này mà luật không quy định Viện kiểm sát và Toà án có quyền trả thì vô tình tạo điều kiện cho các cơ quan tiến hành tố tụng vi phạm quy định của pháp luật. Khi đó, các cơ quan tiến hành tố tụng sẽ không còn vô tư trong quá tiến hành tố tụng. Đặc biệt là quyền lợi của bị can, bị cáo bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong quá trình tố tụng, cũng như việc làm của Cơ quan điều tra đã làm cho bà chủ của Công ty Việt Thái Phong “thừa nhận hành vi sai trái khi thực hiện hợp đồng bảo hiểm với PJICO”. Nên trong quá trình nghiên cứu hồ sơ mà có vi phạm đó phải tiến hành trả hồ sơ để điều tra bổ sung giúp cho vụ án khách quan, toàn diện và đầy đủ.

Không từ chối tiến hành tố tụng hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng trong các trường hợp quy định tại Điều 42 Bộ luật Tố tụng hình sự. Một trong những nguyên tắc cơ bản của hoạt động tố tụng hình sự là phải đảm bảo sự vô tư của những người tiến hành tố tụng. Nếu có căn cứ xác đáng để cho rằng người tiến hành tố tụng không vô tư trong khi thực hiện nhiệm vụ của mình thì họ không được tiến hành tố tụng. Điều 42 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định rõ những trường hợp phải thay đổi người tiến hành tố tụng, theo khoản 1 Điều 42 Bộ luật Tố tụng hình sự thì pháp luật không cho phép một người cùng một lúc vừa thực hiện trách nhiệm của người tiến hành tố tụng (Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân…), vừa tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền, lợi ích trong vụ án (người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự,…). Để đảm bảo sự tuyệt đối vô tư của người tiến hành tố tụng luật cũng không cho phép những Điều tra viên, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký phiên tòa được tiến hành tố tụng nếu họ là đại diện hợp pháp, hoặc là người thân thích của bị can, bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự… Luật không quy định cụ thể người thân thích là ai, nhưng

cũng có thể xác định đó là: ông bà nội, ngoại; cha mẹ đẻ, nuôi; vợ, chồng; anh chị em ruột, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha, anh chị em nuôi; anh chị em vợ hoặc chồng; cô, dì, chú, bác, cậu, mợ; con cháu của cô, dì, chú, bác, cậu, mợ. Cũng theo khoản 2 Điều 44 Bộ luật Tố tụng hình sự, thì những người tiến hành tố tụng không được thực hiện những hành vi tố tụng hình sự theo chức năng, nhiệm vụ của mình nếu họ đã tham gia vào tố tụng với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong vụ án đó. Ngoài những trường hợp quy định tai khoản 1 và 2 thì khoản 3 Điều 44 Bộ luật Tố tụng hình sự không thể quy định một cách khái quát nhiều vấn đề trong xã hội nhưng ảnh hưởng tới sự vô tư, khách quan của hoạt động tố tụng như: Chịu ơn người khách hoặc có mâu thuẫn với người đó… Vì vậy, điều luật quy định nếu lọt vào những trường hợp đó phải từ chối hoặc thay đổi từ đầu, nếu không thì đây là căn cứ để Viện kiểm sát hoặc Tòa án ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Quá trình trả hồ sơ điều tra bổ sung trong trường hợp nếu phát hiện có vi phạm không từ chối tiến hành tố tụng hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng trong các trường hợp quy định tại Điều 42 Bộ luật Tố tụng hình sự, thì phải tiến hành trả hồ sơ để xác định lại xem có đúng là vi phạm không. Vi phạm trong trường hợp này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự vô tư trong quá trình giải quyết vụ án. Chính vì vậy mà nếu có vi phạm thì phải tiến hành trả hồ sơ để khắc phục những vi phạm đó. Hậu quả của quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung trong vi phạm này làm cho quá trình tiến hành tố tụng được tiến hành khách quan, nếu trong vi phạm này không được trả hồ sơ để điều tra vi phạm tố tụng vụ án sẽ không được vô tư khi tiến hành xét xử. Khi đó, quá trình trả hồ sơ sẽ đem lại hiệu cao hơn cho công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, giúp cho cơ quan tiến hành tố tụng nhìn nhận thấy sai phạm của mình trong quá trình tiến hành tố tụng. Vì vậy, trả hồ sơ trong vi phạm này là phù hợp với thực tiễn đối với quá trình giải quyết vụ án, phù hợp với những gì mà Bộ luật Tố tụng hình sự đề ra đó là: “Bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền lợi ích của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa…”

Có căn cứ để xác định Điều tra viên có việc mớm cung, bức cung, nhục hình trong quá trình tiến hành tố tụng hình sự đối với bị can làm cho lời khai của bị can

Một phần của tài liệu Trả hồ sơ điều tra bổ sung trong vụ án hình sự (Trang 52 - 60)