3. Thực trạng giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho những ngườ
2.1.5. Phát triển các ngành phi nông nghiệp trong nông thôn
Vào thời kỳ nông nhàn người nông dân thường đi tìm thêm các công việc để làm như: đan nón, làm diêm, làm hàng mã…để có thể tăng thêm thu nhập cho mình.. Các ngành nghề phi nông nghiệp trong nông thôn rất đa dạng, bao gồm các ngành nghề thuộc nhóm ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ trong nông thôn. Thực trạng phổ biến hiện nay, khi bị mất đất do sự phát triển của các khu công nghiệp thì địa phương này thường thu hút rất nhiều công nhân từ nơi khác đến. Xuất phát từ nhu cầu thị trường, họ có thể xây các phòng trọ nhỏ cho thuê, việc trao đổi buôn bán cũng diễn ra tập lập và đông vui hơn trước vì vậy mà chính quyền các địa phương cần chú trọng quy hoạch mở rộng chợ, nơi chủ yếu là những người dân ở địa phương đó tham gia buôn bán. Việc phát triển chợ cũng tỏ ra khá ưu thế khi mà khá nhiều người lao động làm việc trong các công ty nhà máy bỏ làm để ra buôn bán tại chợ địa phương.
Hiện tại công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trong nông thôn ở tỉnh Bắc Ninh khá phát triển, tuy nhiên để có điều kiện phát triển hơn nữa để thu hút thêm lao động vào những ngành nghề này đòi hỏi phải tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các ngành đó phát triển. Vì vậy trong thời gian tỉnh Bắc Ninh cần có các biện pháp phù hợp kích thích và ưu tiên để mở rộng các ngành nghề phi nông nghiệp như tìm kiếm thị trường đầu ra cho các sản phẩm thủ công, giảm thuế sản xuất đối với các hộ sản xuất mức độ gia đình nhưng có thuê mướn nhiều lao động, và ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào cho các sản phẩm đó..
Ngoài ra Nhà nước nên thực hiện chính sách khuyến khích phát triển như: + Giảm toàn bộ thuế nhập khẩu tới mức thấp nhất đối với tất cả các loại vật tư máy móc thiết bị nhập khẩu và giảm thuế giá trị gia tăng đối với việc sản xuất các loại vật tư, máy móc thiết bị trong nước phục vụ trực tiếp cho việc sản xuất các loại nông, lâm, thủy sản làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và các ngành tiểu thủ công nghiệp.
+ Đầu tư thỏa đáng cho nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong các ngành nông, lâm, ngư nghiệp và một số ngành sản xuất nguyên liệu
cho công nghiệp chế biến và các ngành tiểu thủ công nghiệp để nâng cao chất lượng nguyên liệu và giảm giá nguyên liệu.
+ Tăng cường đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu, thiết kế, chế tạo và ứng dụng các loại máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ trong các ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản và tiểu thủ công nghiệp để thay thế nhập khẩu và giảm giá công nghệ đầu vào của sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.