Chính sách đền bù của Nhà nước đối với những hộ bị thu hồi đất

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho những người nông dân bị thu hồi đất ở tỉnh Bắc Ninh trong quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa (Trang 50 - 54)

3. Thực trạng giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho những ngườ

3.1.3.Chính sách đền bù của Nhà nước đối với những hộ bị thu hồi đất

Thu hồi đất khiến cho nông dân mất đất để tiến hành sản xuất nông nghiệp. Nhiều hộ phải chuyển sang lĩnh vực khác. Tuy vậy, không dễ chút nào để có thể thực hiện ngay được việc đó. Do vậy, để đảm bảo đời sống của người dân bị mất đất, chính sách đền bù là một trong những chính sách hết sức đúng đắn thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với lợi ích của nhân dân, nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước và lợi ích của nhân dân. Trước khi có nghị định đất đai, nghị định 151/TTg ngày 14/4/1959 của Thủ tướng chính phủ quy định thể lệ tạm thời về trưng dụng ruộng đất… Thông tư 1792/TTg ngày 11/1/1970 của Thủ tướng chính phủ quy định một số điểm tạm thời về bồi thường nhà cửa, đất đai, cây cối lâu năm, hòa màu khác, những vùng kinh tế mở của thành phố.

Theo như Bộ trưởng bộ lao động và thương binh xã hội Nguyễn Thị Hằng, ở nước ta hiện nay, để giải quyết việc làm cho nông dân mất đất sản xuất thì tháng 10 năm 2004, chính phủ thực hiện phê duyệt chương trình đào tạo cho các khu công nghiệp và cho xuất khẩu lao động. Đây là cơ hội để giải quyết vấn đề chuyển đổi ngành nghề cho người lao động ở nông thôn. Lĩnh vực dạy nghề ở nước ta hiện nay

là một hệ mở, đào tạo nghề cho mọi người dân đến tuổi lao động có nhu cầu học nghề. Theo chỉ tiêu đào tạo nghề mà Quốc Hội giao cho chính phủ là trên 1 triệu người/ năm, nhưng ngân sách hiện nay chỉ hỗ trợ cho đào tạo nghề khoảng 150.000 – 180.000 người/năm. Phần còn lại một số nơi phải hỗ trợ từ ngân sách địa phương. Vì vậy khó có thể đào tạo nghề cho tất cả nông dân được.

Nghị định 87/CP ngày 17/8 năm 1994 quy định khung giá các loại đất và nghị định 22/CP ngày 14/4/1998 của chính phủ về việc bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh và lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng (thay nghị định 90/CP ngày 17/8/1994) là những cơ sở pháp lý mà các địa phương vận dụng thi hành có tính đến điều kiện của địa phương mình.

Bồi thường thiệt hại về đất đai và tài sản khi thu hồi đất không chỉ vì lợi ích của người bị thu hồi mà còn vì lợi ích của Nhà nước. Nó liên quan đến việc giải phóng mặt bằng và tiến độ thi công của dự án đầu tư.

Các địa phương vận dụng nghị định 22/CP để tính việc đền bù thiệt hại về đất, tài sản, ngoài ra còn có chính sách hỗ trợ như hỗ trợ ổn định sản xuất và đời sống, xây dựng các khu vực tái định cư… Như luật đất đai sửa đổi ngày 1/7/2004 thể hiện tư tưởng nhất quán rằng “ bảo đảm chính sách lớn của Nhà nước về đất đai, người trực tiếp làm sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, nuôi trồng thủy sản có đất để sản xuất”. Bộ tài chính đã hoàn chỉnh dự thảo nghị định về bồi thường hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để trình chính phủ trước ngày 1/7/2004 thay thế cho nghị định số 22 đang áp dụng. Theo bản dự thảo này thì giá đất để tính bồi thường là giá đất do ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành theo nguyên tắc và phương pháp xác định của chính phủ quy định và công bố hàng năm. Bảng giá đất mà ủy ban nhân dân các tỉnh ban hành sau ngày 1/7/2004 sát với giá đất đang giao dịch trên thị trường bảo đảm cho người bị thu hồi đất có điều kiện tái tạo lại quỹ đất mà Nhà nước đã thu hồi.

Như vậy, khi thu hồi đất có những phương thức xử lý khác nhau về việc bồi thường cho người dân. Có thể đền bù bằng tiền, nhưng cũng có thể bồi thường bằng đất. Hai phương thức xử lý trên được thực hiện ở hầu hết các địa phương. Bồi

thường cho hộ dân bị thu hồi đất bằng nhà ở chủ yếu cho các hộ trong nội đô, bị thu hồi hoàn toàn đất và nhà ở. Việc bồi thường bằng nhà ở có ưu điểm là giải quyết chỗ ở ngay cho những người bị thu hồi đất. Nó thuận lợi cho các hộ vốn ở nhà tầng, các hộ ở trong ngõ phố và các hộ đã có công việc ổn định không phụ thuộc vào nhà ở. Việc xây dựng các khu tái định cư, đặc biệt việc đưa các hộ nhà mặt phố lên ở nhà cao tầng đã tác động tiêu cực đến đời sống của họ. Vì vậy mà chính sách cần có những giải pháp linh động trong việc thu hồi và bồi thường.

3.2. Tác động của thu hồi đất đối với lao động và việc làm và thu nhập của hộ nông dân tỉnh Bắc Ninh

3.2.1. Tác động tích cực

Thu hồi đất nông nghiệp là quá trình tất yếu để thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh cũng như cả nước. Mục tiêu chung của cả nước là tăng tổng quy mô ngành công nghiệp và dịch vụ và giảm tổng quy mô ngành nông nghiệp. Điều đó không có nghĩa là giảm giá trị ngành nông nghiệp mà mục đích dù có giảm diện tích đất nông nghiệp nhưng tổng giá trị thu được vẫn đáp ứng được ít nhất là nhu cầu tối thiểu, an ninh lương thực trong nước và cố gắng tạo ra nguồn lương thực để xuất khẩu thu ngoại tệ.

Biểu 5: Cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Bắc Ninh qua các năm

Đơn vị: % Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Nông nghiệp 34.19 32.3 29 28.22 26.26 21.3 18.65 CN & XD 37.58 40.08 43.9 44.69 45.92 49.52 51.01 Dịch vụ 28.23 27.62 27.1 27.09 27.82 29.18 30.34

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh.

Qua bảng số liệu ta thấy cơ cấu ngành kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tỷ trọng các ngành công nghiệp & xây dựng và dịch vụ tăng lên trong đó công nghiệp năm 2001 chiếm 37.58% đến năm 2007 đã chiếm tới 51.01 %, tăng 13.43% tỷ trọng

công nghiệp tăng nhanh như vậy là do tỉnh đã và đang thực hiện quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa , mục tiêu đến năm 2015 trở thành thành phố công nghiệp hiện đại. Còn ngành dịch vụ tăng chậm hơn, năm 2001 chiếm 28.23% thì đến năm 2007 chiếm 30.34% tăng 2.11%, chỉ bằng 1/6 so với tốc độ tăng của ngành công nghiệp do tỉnh chưa chú trọng lắm trong phát triển riêng ngành dịch vụ mà chỉ là ngành phục vụ phát triển ngành công nghiệp. Nhìn thoáng qua ta thấy ngành nông nghiệp đã giảm xuống đáng kể, năm 2001 là 34.19% thì đến năm 2007 chỉ chiếm có 18.65 %, giảm đi một lượng là 15.54% . Như vậy, với kết quả trên tỉnh Bắc Ninh đã thực hiện thành công mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa toàn tỉnh.

Biểu đồ 2 : Cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Bắc Ninh qua các năm

3.2.2. Tác động tiêu cực

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã quá chú trọng phát triển các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ mà bỏ qua tầm quan trọng của ngành nông nghiệp. Thực tế hiện nay trên thế giới vấn đề an ninh lương thực đang bị đe dọa, nhiều nước người dân không có đủ tiền để mua lương thực thực phẩm, đặc biệt là các nước đang phát triển, số người mới thoát ra khỏi mức nghèo lại đang trở lại là

ngành để đem lại cho người ta tổng thu nhập quốc dân lớn, GDP/người cao… mà quên đi ngành nông nghiệp, dù rằng đem lại nguồn thu không đáng kể nhưng lại là nguồn sống, là điều kiện tồn tại của con người.

Riêng ở tỉnh Bắc Ninh do việc quy hoạch đất chưa được đồng bộ và hợp lý nên xảy ra hiện tượng giữa các khu chung cư cao tầng là các khoảnh ruộng của một số hộ, họ có thể canh tác hoặc bỏ hoang, nếu có canh tác sản xuất thì năng suất cũng không cao vì bệnh dịch và không được tưới tiêu đầy đủ. Quá tình xây dựng các khu công nghiệp chủ yếu được xây dựng ở các khu vực có đường giao thông thuận tiện, địa hình đất tương đối bằng phẳng … đó lại là những nơi đất đai màu mỡ nhất, nơi mà hầu hết người dân Bắc Ninh có thể canh tác được 2 vụ lúa và 1 vụ màu trong 1 năm. Vì vậy, với hiện trạng trên, nếu không có chính sách áp dụng các biện pháp nâng cao năng suất cây trồng thì hiện tượng thiếu lương thực sẽ diễn ra trong thời gian tới. Mới 1 năm trở lại đây mà giá lương thực ở Bắc Ninh đã tăng gấp đôi, trước chỉ khoảng hơn 5000 đ/kg gạo thì nay đã tới 10000 đ/ kg gạo. Giá các lương thực thực phẩm khác cũng đồng loạt tăng lên khá cao dù rằng nhiều vùng vẫn còn thuần quê và còn tình trạng tự cung tự cấp. Điều này thật sự khó khăn với những gia đình không có việc làm ổn định. Vì vậy mà tỉnh cần có biện pháp để duy trì ổn định giá lương thực thực phẩm.

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho những người nông dân bị thu hồi đất ở tỉnh Bắc Ninh trong quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa (Trang 50 - 54)