Quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho những người nông dân bị thu hồi đất ở tỉnh Bắc Ninh trong quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa (Trang 42 - 44)

nhiều làng nghề truyền thống được cha ông truyền lại từ nhiều đời trước, như làng đúc đồng ở Đại Bái, làng tranh dân gian Đông Hồ, làng dệt Hồi Quan, làng đồ gỗ Đồng Kỵ… Tất cả đều mang những nét rất đặc trưng của xứ Kinh Bắc xưa và nay.

Về an ninh trật tự luôn ổn định, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Các thủ tục hành chính: Với chủ trương đổi mới, thông thoáng, ưu đãi khuyến khích đầu tư, tỉnh Bắc Ninh đã đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế quản lý "Một cửa, tại chỗ".

2. Quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Bắc Ninh Bắc Ninh

2.1. Quá trình đô thị hóa

Ngay khi tái lập, tỉnh đã dành phần lớn số vốn cho việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đồng thời tỉnh có chủ trương quy hoạch các thị trấn, thị tứ và thực hiện đầu tư theo quy hoạch. Trong quy hoạch đã chú trọng đến phát triển công nghiệp, các khu đô thị mới, khu dân cư, hình thành các thị trấn, thị tứ mới. Đồng thời quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội nông nghiệp, nông thôn một cách đồng bộ. Thị xã Bắc Ninh được công nhận là đô thị loại III và là thành phố trực thuộc tỉnh. Huyện Từ Sơn đang trong quá trình xây dựng và phát triển đề nghị lên đô thị loại IV và chuyển thành thị xã. Các thị trấn trong tỉnh đang được quy hoạch mở rộng, chất lượng đô thị đã được nâng lên một bước. Quá trình đô thị hoá diễn ra khá nhanh ở nhiều vùng nông thôn, các khu vực ven đường quốc lộ, tỉnh lộ, đặc biệt là các vùng nông thôn kinh tế phát triển.

Quy mô đô thị ngày càng rộng, tốc độ đô thị hóa nhanh đã làm thay đổi mạnh bộ mặt bộ mặt của tỉnh Bắc Ninh, làm thay đổi tương quan về nhiều mặt giữa khu vực thành thị và nông thôn. Quá trình đô thị hoá gắn liền với việc thu hồi đất nông nghiệp và sự phát triển các ngành kinh tế phi nông nghiệp. Hệ quả của quá trình này là đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng giảm tỷ trọng GDP ngành nông nghiệp đồng thời có sự gia tăng dân số ở các đô thị và đẩy nhanh

tốc độ di chuyển lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp. Tuy nhiên, do diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp dẫn đến xuất hiện một lượng lớn lao động dư thừa ở khu vực nông thôn, hiện tượng này phần nào tác động tiêu cực đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành.

2.2. Sự phát triển của các cụm công nghiệp, khu công nghiệp và làng nghề tỉnh Bắc Ninh nghề tỉnh Bắc Ninh

Hiện nay, trên địa bàn có 62 làng nghề truyền thống (với 53 làng nghề sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp) được phân bố khắp trong tỉnh. Trong đó, số làng nghề phát triển tốt là 20, chiếm 32%; số làng nghề phát triển cầm chừng là 26, chiếm 42%; số làng nghề kém phát triển là 16, chiếm 26%. Số doanh nghiệp hoạt động tại các làng nghề tương đối lớn, thu hút trên 10.000 lao động vào làm việc; có khoảng trên 15.000 hộ cá thể sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp với trên 36.000 lao động.

Trong số những làng nghề phát triển tốt, một số đã phát triển thoát ra khỏi dân cư hình thành các cụm công nghiệp. Năm 1998, tỉnh đã quyết định thực hiện thí điểm 4 cụm công nghiệp điểm là:

- Cụm sản xuất thép Châu Khê – Đa Hội quy mô 13,5 ha. - Cụm sản xuất giấy Phong Khê quy mô 12,7 ha.

- Cụm sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Quang quy mô 12,7 ha. - Cụm công nghiệp đa ngành Đình Bảng quy mô 14,7 ha.

Đến hết tháng 6/2005 đã quy hoạch phát triển thành 23 cụm công nghiệp với tổng diện tích 514,96 ha, trong đó 16 cụm đã đầu tư hạ tầng và đi vào hoạt động với tổng vốn đăng ký 2.108,44 tỷ đồng và 3 triệu USD.

Hiện tại trên địa bàn có 6 khu công nghiệp:

- Khu công nghiệp Tiên Sơn với diện tích 349 ha. - Khu công nghiệp Quế Võ với diện tích 311,6 ha. - Tân Hồng – Hoàn Sơn với diện tích 61,0 ha.

- Khu công nghiệp Đại Đồng – Hoàn Sơn với diện tích 66 ha - Khu liền kề khu công nghiệp Quế Võ với diện tích 66 ha

- Khu công nghiệp Yên Phong với diện tích 640,73 ha.

Tính đến 31/12/2006, có tổng số 207 dự án đã được cấp giấy phép đầu tư vào các khu công nghiệp Bắc Ninh với tổng vốn đầu tư đăng ký 926,65 triệu USD, chi tiết như sau:

- Khu công nghiệp Tiên Sơn: 330,74 triệu USD - Khu công nghiệp Quế Võ: 300,095 triệu USD

- Khu công nghiệp Tân Hồng – Hoàn Sơn: 58,8 triệu USD - Khu công nghiệp Đại Đồng – Hoàn Sơn: 105,61 USD - Khu liền kề khu công nghiệp Quế Võ: 89,8 triệu USD - Khu công nghiệp Yên Phong: 41,6 triệu USD

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho những người nông dân bị thu hồi đất ở tỉnh Bắc Ninh trong quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w