Nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho những người nông dân bị thu hồi đất ở tỉnh Bắc Ninh trong quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa (Trang 37 - 38)

1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Ninh có ảnh hưởng đến

1.3.2. Nguồn nhân lực

Năm 2007, dân số trong độ tuổi lao động có khả năng lao động chiếm khoảng 51.9% tổng dân số, tương đương với khoảng 633,0 ngàn người. Như vậy, trong 7 năm 2001 – 2007, mức gia tăng dân số trong độ tuổi lao động tăng hàng năm khoảng 34,9 ngàn với tốc độ bình quân 5,16%/năm. Nguồn nhân lực chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn. Nguồn nhân lực trẻ và chiếm tỉ lệ cao, một mặt là lợi thế cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; mặt khác, cũng tạo sức ép lên hệ thống giáo dục – đào tạo và giải quyết việc làm.

Chất lượng của nguồn nhân lực được thể hiện chủ yếu qua trình độ học vấn và đặc biệt là trình độ chuyên môn kỹ thuật. Trình độ học vấn của nguồn nhân lực Bắc Ninh cao hơn so với mức trung bình cả nước nhưng thấp hơn mức trung bình của đồng bằng sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Tuy chỉ còn 1,12% nguồn nhân lực mù chữ; 6,92% chưa tốt nghiệp tiểu học; 70,6% tốt nghiệp tiểu học và THCS nhưng số tốt nghiệp THPT chỉ chiếm 21,36%.

Năm 2007, tỉ lệ lao động qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật của Bắc Ninh là 24,8% trong đó số có bằng từ công nhân kỹ thuật trở lên chiếm 12,31%. Như vậy, chất lượng nguồn nhân lực Bắc Ninh cao hơn mức trung bình của cả nước (20,99% và 11,83%) nhưng thấp hơn chỉ tiêu tương ứng của đồng bằng sông Hồng (27,99% và 15,76%) và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (30,04% và 18,11%).

Trình độ phát triển của nguồn nhân lực còn thể hiện qua trình độ phân công lao động theo nhóm ngành. Năm 2007 tổng số lao động đang làm việc là 566,3 ngàn người, trong đó khoảng 346,6 ngàn người (61,2%) làm việc trong nhóm ngành nông- lâm- ngư, 133,4 ngàn người (23.6%) làm việc trong nhóm công nghiệp và xây dựng và 86,4 ngàn người (15,2%) làm việc trong khu vực dịch vụ. Trình độ phân công lao động theo 3 nhòm ngành lớn của Bắc Ninh kém hơn so với mức trung bình của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (52,54%; 21,8%; 25,62%) và đồng bằng sông Hồng (56,9%; 20,4%, và 22,8%) trong cùng năm 2007.

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho những người nông dân bị thu hồi đất ở tỉnh Bắc Ninh trong quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w