Tích hợp với các môn học khác

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ cho học sinh trong phân môn địa lý lớp 4 (Trang 53 - 55)

9. Nội dung của đề tài

2.3.4.3 Tích hợp với các môn học khác

* Mục đích:

Tạo điều kiện cho học sinh được rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ nhiều hơn, thể hiện mối quan hệ liên môn, thống nhất giữa các môn học, giúp nâng cao chất lượng dạy học chung các môn.

*Tiến hành:

- Yếu tố tích hợp thể hiện trong chương trình môn Lịch sử và Địa lí

Lịch sử và địa lí đều giúp cho học sinh có những hiểu biết về con người và những hoạt động của họ trong các môi trường khác nhau. Lịch sử đi sâu vào việc tìm hiểu những hoạt động của con người từ nguồn gốc đến nay, trong khi địa lí chủ yếu quan tâm tới quan hệ tương tác của con người với môi trường trong hiện tại.

Việc tích hợp nội dung lịch sử và địa lí được thể hiện bằng mối quan hệ liên môn. Điều này có nghĩa là có sự phối hợp khá chặt chẽ về nội dung, phương pháp và kế hoạch dạy học giữa lịch sử và địa lí, nhưng mỗi môn vẫn được đặt riêng. Khi tiến hành dạy học chương trình này, giáo viên cần tăng cường kết hợp

52

những nội dung có liên quan mật thiết với nhau giữa hai phần, có thể bằng nhiều cách như:

Thay đổi thứ tự nội dung của một trong hai phần. Ví dụ bài “Bản đồ và cách sử dụng Bản đồ Việt Nam” nên tiến hành dạy những kiến thức cần dùng chung cho cả 2 phần trước. Ví dụ: Những kiến thức về bản đồ và sử dụng bản đồ được dạy trước. Với cách này giáo viên phải sắp xếp lại trình tự nội dung trong bài. Liên hệ kiến thức gần nhau giữa 2 phần. Ví dụ: Khi dạy học nội dung “Thiên nhiên và hoạt động của con người ở vùng đồng bằng Bắc Bộ”, giáo viên có thể liên hệ với kiến thức lịch sử ở bài “Nhà Lí dời đô ra Thăng Long” hoặc dạy bài “Kinh thành Huế” có thể liên hệ với nội dung địa lí ở bài “Thiên nhiên và hoạt động của con người ở vùng đồng bằng duyên hải miến Trung”…

Trong các bài Lịch sử cũng sử dụng nhiều lược đồ và bản đồ, giáo viên có thể kết hợp với rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ cho học sinh.

- Yếu tố tích hợp thể hiện trong chương trình môn Địa lí và Toán lớp 4. Yếu tố tích hợp môn Địa lí trong môn Toán thể hiện rõ nhất trong hai bài Tỉ lệ bản đồ trong sách giáo khoa Toán 4. Ở trong hai bài này, học sinh được dạy về tỉ lệ bản đồ, các em sẽ hiểu hơn về bản đồ, tỉ lệ bản đồ và biết cách đo kích thước trên bản đồ; tính toán, xác định khoảng cách thực tế của đối tượng ngoài thực tế. Giáo viên có thể tích hợp với môn học Địa lí bằng cách cho học sinh đo và tính toán khoảng cách thực tế các đối tượng địa lí trên bản đồ có sử dụng trong phần Địa lí. Ví dụ: Khi dạy bài Kinh thành Huế, ta có thể cho học sinh đo khoảng cách từ thủ đô Hà Nội đến thành phố Huế trên bản đồ, rồi yêu cầu học sinh tính khoảng cách thực tế của Hà Nội và Huế, hoặc yêu cầu học sinh tính toán khoảng cách thực tế của hai địa phương nào đó trên bản đồ vừa rèn luyện kĩ năng tính toán tỉ lệ bản đồ, vừa rèn luyện kĩ năng tìm, xác định đối tương, đo đạc trên bản đồ.

Ngoài ra, giáo viên có thể tăng cường cho học sinh sử dụng bản đồ trong các chuyến đi tham quan, thực tế. Trước mỗi chuyến đi, có thể cho các em tìm điểm đến trên bản đồ, tìm cách đi trên bản đồ, tính toán khoảng cách từ nơi đi

53

tới nơi đến,…Qua đó thì rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ cho học sinh, hình thành thói quen sử dụng bản đồ cho học sinh trong cuộc sống.

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ cho học sinh trong phân môn địa lý lớp 4 (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)