Xác lập quy trình sử dụng bản đồ cho học sinh

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ cho học sinh trong phân môn địa lý lớp 4 (Trang 46 - 50)

9. Nội dung của đề tài

2.3.3.Xác lập quy trình sử dụng bản đồ cho học sinh

* Mục đích:

Xác lập một quy trình sử dụng bản đồ chung khi học sinh làm việc với bản đồ để học sinh ghi nhớ, thực hiện theo đúng trình tự mỗi khi sử dụng bản đồ.

* Tiến hành:

Với mỗi bài địa lí, với mỗi nhiệm vụ của từng bài thì bản đồ địa lí lại được khai thác một cách khác nhau. Tuy nhiên, để sử dụng bản đồ một cách có hiệu quả nhất thì giáo viên phải xác lập cho học sinh quy trình sử dụng bản đồ:

Bước 1: Nắm được mục đích làm việc với bản đồ, lược đồ. Bước 2: Đọc tên bản đồ, lược đồ.

Bước 3: Xem bảng chú giải.

Bước 4: Tìm vị trí địa lí của đối tượng cần thiết trên bản đồ, lược đồ. Bước 5: Đọc bản đồ.

45

Quy trình sử dụng bản đồ này giáo viên cho học sinh ghi nhớ trong bài “Làm quen với bản đồ”. Ở mỗi bài dạy sau, giáo viên cho học sinh nhắc lại quy trình này trước khi yêu cầu học sinh làm việc với bản đồ. Giáo viên cũng phải là người tuân thủ và làm mẫu đúng các bước trong quy trình này khi sử dụng bản đồ trong tiết dạy. Cụ thể các bước đó như sau:

- Bước 1: Nắm được mục đích, yêu cầu làm việc với bản đồ, lược đồ: Trên bản đồ có thể hiện rất nhiều nội dung, để học sinh có thể tập trung chú ý, khai thác được những kiến thức địa lí đúng hướng, nhanh hơn thì giáo viên phải nói rõ là học sinh phải quan sát vào đâu, để làm gì, tìm những gì, so sánh, kể tên cái gì,...Sau khi rói rõ nhiệm vụ giáo viên phải gọi 2 hoặc 3 em nhắc lại yêu cầu của giáo viên, đảm bảo tất cả học sinh trong lớp đều biết mình phải làm gì đối với bản đồ, lược đồ này.

- Bước 2: Đọc tên bản đồ, lược đồ.

Đây là bước đơn giản nhất trong các bước sử dụng bản đồ nhưng không thể bỏ qua, vì đọc tên bản đồ để học sinh biết bản đồ đó thể hiện nội dung gì. Chẳng hạn “Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam” và “ Bản đồ dân số Việt Nam” sẽ thể hiện hai nội dung khác nhau. Đó là nếu như bản đồ địa lí tự nhiên thể hiện rõ những đối tượng của địa lí tự nhiên như: địa hình, đất đai, thổ nhưỡng, núi, sông ngòi,...thì bản đồ dân số lại thể hiện rõ đối tượng chính là dân cư, sự phân bố dân cư, các đô thị, mật độ dân số,...

- Bước 3: Xem bảng chú giải

Bản đồ là một bản vẽ với nhiều hình vẽ, kí hiệu, màu sắc. Mỗi yếu tố đó là sự mã hoá thông tin địa lí khác nhau. Để hiểu được những kí hiệu đó thể hiện cho đối tượng nào thì học sinh phải xem bảng chú giải.

Công việc xem bảng chú giải không chỉ dừng lại ở việc đọc các chú giải trong bảng chú giải, và nhiều khi cũng không cần đọc và hiểu tất cả những gì có trong chú giải. Mà học sinh phải suy nghĩ mục đích sử dụng bản đồ là gì, biết phải đọc gì, tìm gì trên bản đồ để tìm đúng kí hiệu đối tượng mà mình cần.

46

Khi xem chú giải học sinh phải có trí tưởng tượng để hình dung ra đối tượng địa lí thể qua kí hiệu trên bản đồ rồi ghi nhớ. Sau đó tìm những kí hiệu ấy trên bản đồ. Qua đây thì học sinh hình thành kĩ năng xác định đối tượng địa lí trên bản đồ.

Đối với yêu cầu tính khoảng cách, tính độ lớn, độ dài của địa lí ngoài thực tế dựa vào bản đồ thì học sinh cần tìm tỉ lệ bản đồ trên bản đồ để tính toán.

- Bước 4: Đọc bản đồ

Đây là bước quan trọng nhất trong quy trình sử dụng bản đồ. Đọc bản đồ với những mức độ nào phụ thuộc vào mỗi bài học. Trong bước này giáo viên hướng dẫn cho các em thực hiện các yêu cầu.

+ Quan sát đối tượng trên bản đồ, lược đồ, nhận xét và nêu đặc điểm đơn giản của đối tượng.

+ Xác lập mối quan hệ địa lí đơn giản giữa các yếu tố và các thành phần như địa hình và khí hậu, sông ngòi, thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người,... trên cơ sở học sinh biết kết hợp những kiến thức bản đồ và kiến thức địa lí để so sánh phân tích.

Để học sinh có thể thực hiện được những yêu cầu trên thì giáo viên phải có hệ thống các câu hỏi cụ thể hướng dẫn, định hướng cho học sinh.

Ví dụ minh hoạ:

Trong bài “Thủ đô Hà Nội”, để tìm hiểu về đặc điểm giao thông của thủ đô Hà Nội giáo viên yêu cầu học sinh: “Hãy quan sát lược đồ Thủ đô Hà Nội và cho biết từ Hà Nội có thể đi tới các tỉnh khác bằng các loại đường giao thông nào?

47

Giáo viên hướng dẫn học sinh theo các bước sau:

- Bước 1: Nắm rõ mục đích: quan sát lược đồ để tìm các loại đường giao thông Hà Nội với các địa phương khác.

- Bước 2: Đọc tên lược đồ: Lược đồ Thủ đô Hà Nội.

- Bước 3: Đọc chú giải: Học sinh đọc chú giải, biết kí hiệu đường liền đen là đường sắt, điền liền đỏ là đường ô tô, đường nét gạch chấm là ranh giới tỉnh, kí hiệu máy bay chỉ sân bay.

- Bước 4: Đọc bản đồ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Học sinh xác định ranh giới của Thủ đô Hà Nội (học sinh khoanh kín bằng tay theo đường ranh giới nét gạch chấm) màu vàng trên lược đồ là diện tích Thủ đô Hà Nội. Chỉ và đọc tên các tỉnh giáp Hà Nội.

+ Kết hợp việc đọc bản chú giải, học sinh dễ dàng nhận ra hai loại đường giao thông là đường sắt và đường ô tô. Có học sinh sẽ phát hiện ra đường hàng không vì các em thấy ở Hà Nội có sân bay, nếu học sinh chưa nhận ra được thì giáo viên phải có các câu hỏi phụ như: đọc chú giải các em thấy có biểu tượng của

48

sân bay, các em hãy tìm vị trí của sân bay trên lược đồ và cho biết đó là sân bay nào? Đó là loại hình giao thông nào mà chúng ta biết?. Còn một loại hình giao thông nữa mà yêu cầu học sinh phải vận dụng vốn kiến thức địa lí của mình để suy luận đó là đường sông. Giáo viên có thể gợi ý bằng các câu hỏi: Quan sát trên lược đồ các em thấy con sông lớn nào chảy qua Hà Nội? Nhờ con sông này Hà Nội sẽ có thêm loại đường giao thông nào nữa? Lúc đó học sinh sẽ phải vận dụng kiến thức bản đồ từ các bài khác là đường vẽ màu xanh lục trên bản đồ biểu thị cho sông. Học sinh xác định được sông Hồng, giáo viên chú ý cho các em chỉ sông Hồng theo chiều hướng chảy. Liên hệ kiến thức thực tế học sinh trả lời được sông Hồng có thể phát triển giao thông đường sông.

+ Hệ thống các câu trả lời học sinh sẽ tìm ra các loại đường giao thông của Thủ đô Hà Nội tới các khu vực khác là: đường ô tô, đường sắt, đường hàng không và đường máy bay. Giáo viên có thể yêu cầu một số học sinh lên chỉ trên lược đồ lớn các loại đường giao thông của Hà Nội.

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ cho học sinh trong phân môn địa lý lớp 4 (Trang 46 - 50)