8. Cấu trúc khoá luận
2.1.2. So sánh bài tập tự luận với bài tập trắc nghiệm khách quan
Bài tập trắc nghiệm tự luận cũng là một phương án đo lường các giá trị tương đương với trắc nghiệm khách quan và sẽ là một bộ phận quan trọng của quá trình đo lường, đánh giá.
Cũng như một bài trắc nghiệm khách quan, sức mạnh của một bài trắc nghiệm tự luận phụ thuộc vào mức độ đo được việc thực hiện các mục tiêu giảng dạy như thế nào. Sự đạt được các mục tiêu đòi hỏi học sinh phải đề xuất và tổ chức các ý kiến của mình, diễn đạt rõ ràng các suy nghĩ, giải các bài toán với một độ dài nào đó và những việc tương tự có thể đo lường được tốt nhất bởi các bài tập trắc nghiệm tự luận. Khi đề ra các bài tập tự luận, giáo viên đã cho học sinh thấy được sự quan trọng của khả năng tự diễn đạt thông qua cách viết bài.
Đôi khi có sự tranh luận về điều câu hỏi tự luận hay câu hỏi khách quan là tốt hơn. Câu trả lời sẽ tuỳ thuộc vào mục đích của bài trắc nghiệm. Mỗi câu hỏi đều có ích cho một số mục đích khác nhau nào đó. Cả trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan đều có thể đo được trình độ cao về lí luận, nhưng trắc nghiệm khách quan thường đo sự hiểu biết về các sự kiện một cách có hiệu quả hơn. Thông thường bài trắc nghiệm khách quan chỉ đòi hỏi sự nhận biết câu trả lời đúng, trong khi bài trắc nghiệm tự luận đòi hỏi sự nhớ lại và diễn đạt câu trả lời.
Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2
Phạm Thị Việt Chinh 26 Khoa Giáo dục Tiểu học
Về phạm vi bao quát của bài trắc nghiệm: Trong tình huống trắc nghiệm bình thường, với một khoảng thời gian xác định chỉ có thể trả lời được một số ít câu hỏi bài tập tự luận, các câu hỏi đó có thể bao trùm một phạm vi kiến thức rất sâu. Vì các câu hỏi khách quan thường có thể trả lời nhanh hơn nên trong một khoảng thời gian như vậy có thể trả lời được nhiều câu hỏi hơn, do đó chúng bao quát một phạm vi kiến thức rộng lớn hơn.
Về động cơ thúc đẩy học sinh: Các câu hỏi tự luận đòi hỏi học sinh phải biết giao tiếp một cách có hiệu quả. Họ phải biết lập kế hoạch để trả lời sao cho tổ chức ý kiến một cách có ý nghĩa. Trong đó, một học sinh chuẩn bị làm bài trắc nghiệm khách quan sẽ ít quan tâm hơn đến việc tổ chức sắp xếp và truyền đạt ý kiến của mình mà quan tâm hơn đến việc xây dựng một nền tảng rộng rãi về kiến thức và kĩ năng cụ thể nào đó.
Về sự khó khăn trong việc chuẩn bị câu hỏi: Thông thường việc chuẩn bị câu hỏi tự luận không khó nếu giáo viên giỏi trong lĩnh vực của mình. Trong khi đó, viết câu hỏi trắc nghiệm khách quan lại là một công việc rất tốn kém thời gian.
Về việc chấm điểm: Một trong những công việc rất khó khăn và tốn thời gian nhất mà giáo viên phải đương đầu là việc chấm các câu hỏi tự luận. Tuy nhiên, các câu hỏi có ưu điểm là tạo điều kiện cho học sinh trình bày trực tiếp ý kiến của mình, tạo cơ sở cho giáo viên bình luận về các ý kiến đó. Có lẽ, một lí do làm trắc nghiệm khách quan trở thành phổ biến là vì chúng được chấm điểm nhanh chóng và tin cậy.