Một vài kiến nghị về phương pháp dạy học phần cấu tạo từ

Một phần của tài liệu Mở rộng và tích lũy vốn từ cho học sinh tiểu học dựa trên các kiểu cấu tạo và trường nghĩa của từ (KL03824) (Trang 38 - 40)

3. Quá trình mở rộng vốn từ của học sinh tiểu học và một số biện pháp giúp học sinh phát triển, tích lũy vốn từ dựa trên các kiểu cấu tạo từ

3.2.2. Một vài kiến nghị về phương pháp dạy học phần cấu tạo từ

Để giúp học sinh hiểu được các khái niệm từ đơn, từ ghép, từ láy giáo viên cần phải lưu ý rằng:

Về từ đơn chỉ cần cho học sinh nhận biết qua số lượng các tiếng như trong sách giáo khoa Tiếng Việt 4 định nghĩa “Từ chỉ gồm một tiếng là từ đơn”. Nên những từ nhiều tiếng (bồ hóng, bồ kết, chèo bẻo, cháo mào, mì chính, mít ting,…) hay từ đa âm không thuộc phạm vi từ đơn. Nhưng cần nói cho học sinh: Các từ này không phải là từ đơn, không phải từ láy, mà là một loại từ phức đặc biệt, các em sẽ học sau.

Về từ ghép cần nhớ trong sách giáo khoa nhấn mạnh về phương thức ghép khi định nghĩa “Ghép các tiếng có nghĩa lại với nhau. Đó là các từ

ghép”. Như vậy, giữa các tiếng trong từ ghép là quan hệ với nhau về nghĩa. Cách diễn đạt trong định nghĩa giúp học sinh tiểu học dễ lĩnh hội nội dung khái niệm và dễ vận dụng vào việc nhận biết các từ ghép trong văn bản.

Với từ láy, do hai hoặc hơn hai tiếng có quan hệ với nhau về âm thanh tạo thành. Trong từ láy thường có một tiếng có nghĩa và một tiếng láy lại. Từ láy có quan hệ về mặt ngữ âm. Trong sách giáo khoa Tiếng Việt 4 đưa ra “Phối hợp những tiếng có âm đầu hay vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau. Đó là các từ láy” Định nghĩa này chưa nói rõ cơ chế tạo từ trong từ láy là cơ chế “láy lại toàn bộ hoặc bộ phận hình thức âm thanh của tiếng gốc- tiếng có nghĩa” nhưng đã nhấn mạnh được các dấu hiệu hình thức từ láy, giúp học sinh tiểu học dễ dàng nhận biết được từ láy trong văn bản.

Giáo viên cần cho học sinh nắm được các kiểu từ láy, các kiểu từ ghép.

Từ ghép bao gồm các kiểu:

+ Từ ghép có nghĩa phân loại xe đạp, xe máy,..

+ Từ ghép có nghĩa tổng hợp chợ búa, dưa hấu,…

+ Từ ghép gốc Hán trung thành, trung quân, chung thủy,…

+ Từ ghép đặc biệt bồ hóng, bồ kết, cà phê,…

Từ láy gồm các kiểu láy:

+ Từ láy toàn bộ xanh xanh, xa xa,..

+ Từ láy bộ phận nhỏ nhắn, xinh xắn, sạch sành sanh,… + Từ láy vần bối rối, bồn chồn,…

Để giúp cho học sinh hiểu được các kiểu từ ngữ, cần dạy chúng so sánh với nhau.

Từ đơn và từ phức so sánh về số lượng các tiếng.

Giữa từ ghép và từ láy cần chỉ cho học sinh biết: trong từ láy giữa các đơn vị cấu tạo có quan hệ về mặt ngữ âm hoặc chúng lặp đi lặp lại nhau một cách hoàn toàn hoặc có sự biến đổi ngữ âm theo cặp xinh xinh, xanh xanh,..

hoặc chỉ lặp lại phụ âm đầu nhanh nhảu, nhỏ nhẹ, đỏ đắn,… hoặc chỉ lặp lại vần lúng túng, thúng mủng, tủn mủn,…

Đối với từ ghép thì giữa các đơn vị cấu tạo không có sự giống nhau về ngữ âm nào như trên. Song ở đây cần lưu ý học sinh loại từ ghép trong đó các đợn vị cấu tạo có quan hệ ngữ âm ngẫu nhiên máu mủ, tóc tai, đầu đuôi,…

Trong từ ghép thì các yếu tố cấu tạo đều có nghĩa, còn từ láy thì chỉ có một yếu tố có nghĩa.

Một phần của tài liệu Mở rộng và tích lũy vốn từ cho học sinh tiểu học dựa trên các kiểu cấu tạo và trường nghĩa của từ (KL03824) (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)