Mở rộng và tích lũy vốn từ cho học sinh qua mô hình cấu tạo

Một phần của tài liệu Mở rộng và tích lũy vốn từ cho học sinh tiểu học dựa trên các kiểu cấu tạo và trường nghĩa của từ (KL03824) (Trang 36 - 38)

3. Quá trình mở rộng vốn từ của học sinh tiểu học và một số biện pháp giúp học sinh phát triển, tích lũy vốn từ dựa trên các kiểu cấu tạo từ

3.2.1. Mở rộng và tích lũy vốn từ cho học sinh qua mô hình cấu tạo

Trong 3 mô hình cấu tạo từ trong tiếng Việt: từ hóa hình vị để tạo ra các từ đơn; láy hình vị để tạo ra các từ láy và ghép hình vị để tạo ra các từ ghép thì hai mô hình láy hình vị và ghép hình vị có sức sản sinh ra các từ mới rất mạnh. Dựa trên các mô hình này, người dạy hướng dẫn học sinh tự giác tạo ra các từ mới dựa trên các mô hình cấu tạo và các nguyên liệu tạo từ (hình vị, tiếng) qua các bước:

Bước 1: Giáo viên cung cấp mô hình cấu tạo từ có sức tạo ra nhiều từ mới cho học sinh.

* Mô hình láy hình vị để tạo ra từ láy A → AA’

Ví dụ: đỏ → đỏ đắn

Trong từ láy gồm có láy đôi, láy ba, láy tư cần cho học sinh biết láy đôi là từ láy có sức sản sinh nhiều từ. Trong láy đôi gồm có láy toàn bộ (từ láy có bộ phận âm đầu và phần vần hoàn toàn giống nhau) và láy bộ phận cần cho học sinh biết từ láy bộ phận có sức sản sinh ra nhiều từ. Trong từ láy bộ phận có láy âm (từ láy có bộ phận âm đầu giống nhau) và láy vần (từ láy có phần vần giống nhau) cần cho học sinh thấy từ láy có bộ phận âm đầu giống nhau có sức sản sinh từ.

Trong láy âm thì có thể tiếng có nghĩa đứng trước hoặc tiếng có nghĩa đứng sau:

A→ AA’ hoặc A’A

Ví dụ: nhanh nhảu yếu tố có nghĩa đứng trước (nhanh)

Có thể thấy trong hai mô hình này thì tiếng có nghĩa đứng trước có số lượng điển hình hơn. Có thể cung cấp cho học sinh vần sau đó học sinh tìm được tiếng gốc và tiếng láy theo tiếng gốc khi có vần: Gốc- Láy (vần)

Ví dụ: Gốc – Láy (a) ta có thể tìm được các từ láy thịt thà, lê la, nết na, ngân nga, thối tha,…

* Mô hình ghép hình vị tạo ra từ ghép A + B(b) → AB(b) hiểu là:

A+ B → AB tạo ra từ ghép đẳng lập (từ ghép hợp nghĩa) A+ b → Ab tạo ra từ ghép chính phụ (từ ghép phân nghĩa)

Ví dụ: nhà có thể ghép rất nhiều từ để tạo ra từ ghép đẳng lập nhà cửa, cửa nhà, nhà xe, nhà ga,…

b là các yếu tố: cấu tạo; chức năng hay hình thức.

Ví dụ: nhà với yếu tố cấu tạo ta có nhà lá, nhà gỗ, nhà sàn, nhà gạch,, nhà đất,…; với yếu tố chức năng ta có nhà ăn, nhà xưởng, nhà máy, nhà tắm, nhà nghỉ,… với yếu tố hình thức ta có nhà ống, nhà hộp, nhà tầng…

A, B ngang bằng nhau: nếu A là sự vật thì B là sự vật (A là danh từ thì B là danh từ); A là hoạt động (động từ hay tính từ) thì B là hoạt động (động từ hay tính từ)

Ví dụ: người nhà, anh em, chị em, nhà cửa, sách vở, bàn ghế,… đi đứng, đi lại, nhân chia, ca múa, nhảy múa,…

nhỏ bé, nhỏ nhẹ, xanh đỏ, vui buồn,…

Bước 2: Giáo viên cung cấp nguyên liệu cấu tạo từ cho học sinh

Các nguyên liệu cấu tạo từ nằm trong vốn từ cơ bản của học sinh, được hình thành khi học sinh đang tập đi, tập nói, Vì thế, giáo viên cần phải cung cấp cho học sinh.

Vốn từ cơ bản là những từ xuất hiện ở thế hệ thứ nhất thường là những từ đơn 1 âm tiết, không có lí do.

Về mặt ngữ nghĩa vốn từ cơ bản gồm một số phạm vị: - Những từ gọi tên bộ phận cơ thể tai, mồm, mắt, tay,…

- Những từ gọi tên các hành động hoặc tư thế của con người nhảy, ngồi, nằm, đứng, đi,…

- Những từ chỉ quan hệ thân thuộc anh, chị, em, gì,…

- Những từ gọi tên các dụng cụ của con người nồi, dao, bàn, ghế,…

- Những từ gọi tên các số đếm một, hai,..

- Những từ chỉ hiện tượng thiên nhiên nắng, mưa, gió, bão,…

Các từ cơ bản làm nên một vốn từ nền móng của tiếng Việt.

Do đây là học sinh thành thị nên vốn từ cơ bản của học sinh đa phần là các từ mới, hiện đại mà không có các từ nông thôn (đồ dùng trong gia đình cày, rìu, chum, vại, chổi cọ,…) nên giáo viên cần cho học sinh được quan sát, được nhìn những vật dụng đó để học sinh có thêm được vốn từ cơ bản của mình.

Bước 3: Tạo ra các từ mới dựa trên mô hình cấu tạo và nguyên liệu cấu tạo từ.

Một phần của tài liệu Mở rộng và tích lũy vốn từ cho học sinh tiểu học dựa trên các kiểu cấu tạo và trường nghĩa của từ (KL03824) (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)