Trình độ học vấn:

Một phần của tài liệu hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước dưới đất tại huyện tháp mười, tỉnh đồng tháp (Trang 48)

Hình 4.5 Biểu đồ thống kê số hộ dựa theo nhân khẩu

Hình 4.5 thống kê số hộ dựa theo nhân khẩu cụ thể: số nhân khẩu lớn nhất là 8, thấp nhất là 2, trung bình là 4 và trung vị cũng là 4. Trong đó:

- 1 hộ (chiếm 1,67% ) được phỏng vấn có số nhân khẩu là 2. - 10 hộ (chiếm 16,7%) được phỏng vấn có số nhân khẩu là 3.

- 26 hộ (chiếm 43,3%) được phỏng vấn có số nhân khẩu là 4. - 10 hộ (chiếm 16,7%) được phỏng vấn có sô nhân khẩu là 5. - 10 hộ (chiếm 16,7%) được phỏng vấn có số nhân khẩu là 6. - 1 hộ ( chiếm 1,67%) được phỏng vấn có số nhân khẩu là 7. - 2 hộ (chiếm 3,33% ) được phỏng vấn có số nhân khẩu là 8.

4.3.2 Kết quả phỏng vấn

Nguồn nước được các hộ sử dụng chủ yếu là nước máy, nước giếng, ngoài ra, có kết hợp dùng kèm với nước mưa và các nguồn khác (sông, hồ…) Bảng 4.8.

Bảng 4.8 Số hộ phỏng vấn và nguồn nước sử dụng

Nguồn nước sử dụng

Danh sách xã Số hộ phỏng vấn

Nước máy Nước mưa Giếng

khoan

Nước khác

Xã Mỹ Quý 30 29 2 1 13

Thị trấn Mỹ An 30 26 2 8 3

Kết quả phỏng vấn 60 hộ, được chia làm 4 nhóm : - Nhóm sử dụng nước máy

- Nhóm sử dụng giếng khoan

- Nhóm sử dụng cả giếng khoan và nước máy - Nhóm sử dụng nước mưa và khác (sông, hồ…) * Nhóm sử dụng nước máy

Có 55 hộ được phỏng vấn đang sử dụng nước máy và đều đấu nối lại từ các trạm cấp nước tập trung do cá nhân đăng ký khai thác.

- Trong 55 hộ sử dụng nước máy có 52 hộ quan tâm đến chất lượng nước đang sử dụng và có 3 hộ không quan tâm đến chất lượng nước Hình 4.6.

5%

95%

Quan tâm Không quan tâm

Hình 4.6 Sự quan tâm của người dân với nguồn nước đang sử dụng

- Có 50 hộ không phàn nàn về chất lượng nước chiếm 90,9%, 5 hộ cho là nước có vấn đề (dơ, phèn) xảy ra sau khi cúp nước có lại, nhiều hộ tại Mỹ Quý phản ánh tình trạng áp lực nước rất yếu.

- Kết hợp so sánh với chuẩn dùng nước qi, ta được số hộ đạt chuẩn sử dụng nước là 44, chủ yếu ở hộ từ 3 đến 5 người, xem chi tiết Bảng 4.9Bảng 4.10.

Bảng 4.9 Lượng nước dùng và nhân khẩu Lượng nước dùng m3/tháng < 5 5 – 10 11 – 15 >15 2 - - 1 - 3 1 5 1 1 4 1 16 3 4 5 1 6 2 1 6 1 4 2 2 7 1 - - - Nhân khẩu 8 - 2 - - Tổng số hộ 5 33 9 8

Xã Mỹ Quý và thị trấn Mỹ An để đạt tiêu chuẩn quốc gia về nước sạch khi số nước dùng đạt 60 lít/người/ngày, tương ứng với 1,8 m3/người/tháng. So sánh mối quan hệ giữa khối lượng nước sử dụng và nhân khẩu, ta được kết quả Bảng 4.10 như sau:

Bảng 4.10 Tỷ lệ dùng nước đạt chuẩn Lượng nước dùng m3/tháng <5 5 – 10 >10 Số hộ, hộ 5 33 17 Số hộ đạt chuẩn, hộ 0 27 17 Tỷ lệ, % 0 81,8 100

Ta có 5 hộ dùng nước ít hơn 5m3 nhưng không có hộ đạt chuẩn vì số nhân khẩu đều từ 3 người trở lên.

Trong khoảng 5 – 10m3 có 27 hộ đạt chuẩn dùng nước, chủ yếu ở những hộ từ 2 – 6 nhân khẩu chiếm 81,8%.

Có 17 hộ dùng khối lượng nước >10 m3 và đều đạt tiêu chuẩn.

Riêng 3 hộ có nhân khẩu từ 7, 8 người đều không đạt chuẩn và chỉ có 1 hộ sử dụng thêm giếng khoan.

Các hộ đều nhận xét nước đủ dùng vào cả 2 mùa, chỉ có vấn đề là sau khi cúp nước phải 2-3 ngày sau mới có lại.

Khi được hỏi về cách xử lý nước trước khi dùng có 51 hộ cho rằng nước máy đã hợp vệ sinh không cần xử lý gì thêm có thể sử dụng ngay chiếm 92,7%. Có 3 hộ cho rằng nước dơ chiếm 5,5% và 1 hộ cho rằng nước bị phèn chiếm 1,8% các hộ có vấn đề sau khi cúp nước có lại, nên phải dùng dụng cụ chứa để lắng vào những lúc đó. * Nhóm sử dụng giếng khoan

Có 9 hộ sử dụng giếng khoan, trong đó:

- Tất cả đều quan tâm đến chất lượng nước trong giếng đang sử dụng.

- Có 2 hộ nhận thấy có mùi hôi chiếm 22,2%, 1 hộ cho rằng nước sử dụng bị nhiễm phèn chiếm 11,1% và 6 hộ còn lại sử dụng nước không có vấn đề chiếm 66,7%

22% 11% 67% Mùi hôi Phèn Không vấn đề

Hình 4.7 Chất lượng nước giếng khoan theo nhận xét của các hộ dân

- Các hộ cho biết mỗi ngày lượng nước bơm lên thường dao động từ 2 đến 4 lần vào mùa khô và giảm còn 1 đến 2 lần vào mùa mưa.

- Có 4 hộ chỉ sử dụng cho việc giặt giũ, rửa chén, vệ sinh nhà cửa và 5 hộ sử dụng nước cho sinh họat hằng ngày, vì họ chưa có nước máy để sử dụng hoặc họ nhận thấy nước giếng đang dùng còn trong và vẫn đáp ứng nhu cầu nước của gia đình.

Giếng khoan thường có độ sâu 40 – 50m, có 2 hộ sử dụng thêm bộ lọc nước trước khi dùng, còn phần lớn các hộ đều xử lý nước giếng bằng cách đun sôi hoặc chứa trong các dụng cụ như lu, hồ, bồn, thùng.

Các hộ sử dụng giếng khoan cho biết đa phần các giếng được xây dựng do các cá nhân/tổ chức hành nghề khoan giếng tư nhân chứ không qua cơ quan thẩm quyền địa phương. Thời gian xây dựng của giếng cũ nhất là năm 2001, mới nhất là năm 2011.

* Nhóm sử dụng nước giếng khoan và nước máy

Số hộ sử dụng cả 2 loại hình giếng khoan và nước máy là 5 hộ, 4 hộ có 5 nhân khẩu và 1 hộ với 7 nhân khẩu, các hộ đều quan tâm đến chất lượng nước đang sử dụng, trong đó:

- Có 1 hộ xài nước giếng khoan là chính, các hộ còn lại chỉ dùng nước giếng khoan để giặt giũ, vệ sinh.

- Có 3 hộ nhận xét cả 2 nguồn nước đều sạch và không vấn đề, 1 hộ cho là nước máy thường dơ sau khi cúp nước, 1 hộ nhận thấy là nước giếng họ sử dụng có mùi hôi quanh năm.

- Chỉ có 2/5 hộ dùng nước máy đạt chuẩn dùng nước sạch, 3 hộ còn lại dùng kết hợp thêm nguồn nước giếng khoan.

* Nhóm sử dụng nước mưa, nước khác bổ sung

Số hộ sử dụng nước mưa, nước khác thường kết hợp dùng kèm với nước máy để tiết kiệm chi phí vì đa số hộ đều thuộc diện nghèo. Có 4 hộ sử dụng nước mưa kèm với nước máy, 15 hộ sử dụng nước sông, hồ và nước máy, 1 hộ sử dụng cả 3 nguồn nước.

- 2/4 hộ sử dụng thêm nước mưa nhận xét lượng nước mưa đủ sử dụng và khá tốt, nước mưa thường được xử lý trong dụng cụ chứa và đun sôi khi cần ăn uống.

- 2/15 hộ sử dụng thêm nước sông, hồ để vệ sinh chuồng chăn nuôi, tưới cây trồng. Nước sông được các hộ nhận xét là không sạch nên không thể sử dụng để ăn uống, tắm giặt. Vì mục đích tưới tiêu là chủ yếu nên nước sông được lấy lên sử dụng ngay chứ không qua các khâu xử lý trung gian.

Nhận xét :

- Các hộ dùng nước máy cho sinh họat là chủ yếu, chỉ có 5 hộ dùng nước giếng khoan cho sinh họat. Trên địa bàn phỏng vấn các hộ dùng kèm nước mưa, nước sông bên cạnh nguồn nước máy để tiết kiệm chi phí.

- Số hộ sử dụng nước máy đạt chuẩn dùng nước sạch quốc gia chưa cao. Các hộ dùng nước máy đều biết nguồn nước được lấy từ các giếng khoan sâu.

- Đa phần các hộ đều quan tâm đến chất lượng nước đang sử dụng. Riêng nước giếng khoan khi được hỏi về vấn đề nước giếng có được cơ quan hay cá nhân đưa đi kiểm tra, chỉ có 1 hộ đã tự đi kiểm tra.

- Các hộ sử dụng nước máy thường được xử lý từ trạm cấp nước nên không cần phải xử lý trung gian, chỉ vài hộ xử lý khi nước gặp sự cố sau khi cúp nước. Còn các hộ xài giếng khoan chỉ có 2 hộ sử dụng thêm bộ lọc nước trước khi dùng, còn lại đều dùng dụng cụ chứa, ít đảm bảo vì chưa kiểm tra được chất lượng.

- Các hộ dùng nước mưa thường chứa trong dụng cụ chứa, nước mưa trước khi dùng để ăn uống thường được đun sôi. Riêng nước sông chỉ được dùng để vệ sinh chuồng trại, tưới tiêu.

- Dụng cụ chứa thường được dùng nhất là lu, kế đến là hồ, thùng, các bồn chỉ được 3 hộ dùng.

phản ánh nhiều về tình trạng nước chảy từ nguồn nước máy rất yếu nhất là vào buổi sáng, sau khi cúp nước thường phải 1, 2 ngày sau mới có lại.

- Các hộ xài giếng cho biết giếng khoan được khoan bằng cách thuê các đơn vị hành nghề khoan giếng tư nhân.

- Qua phỏng vấn chỉ có 1 hộ biết về Luật tài nguyên nước, không có tình trạng giếng hư tại các hộ.

Hình 4.8 Bồn chứa dụng cụ dự trữ nước

Hình 4.10 Máy bơm nướcđược người dân sử dụng

4.3.3. Phỏng vấn cán bộ

Thống kê tình hình sử dụng nước dưới đất của người dân trên địa bàn vẫn đang được điều tra.

Trên địa bàn huyện có 85 trạm cấp nước sinh họat do các tổ chức, cá nhân khai thác. Trong đó, chỉ có 78 trạm có giấy phép khai thác sử dụng. Xem chi tiết Phụ lục 4.

Chiều sâu khai thác thường là 360m. Có 8 trạm mới đi vào khai thác kể từ năm 2010. Chất lượng các trạm đều ổn định, chưa có nhiều phàn nàn từ phía người dân.

Về các hộ khai thác giếng khoan thuộc gia đình nhỏ lẻ công suất không lớn nên không nhất thuyết phải đăng ký giấy phép khai thác.

Công ty TNHH MTV Cấp nước và Môi trường đô thị Đồng Tháp hiện chỉ có trạm cấp nước tại xã Trường Xuân và TT. Mỹ An, các xã khác đều do cá nhân khai thác rồi đấu nối lại.

4.4 Đề xuất các biện pháp cho việc khai thác, sử dụng nước dưới đất

4.4.1 Quản lý khai thác nước dưới đất

- Đẩy mạnh việc rà soát, kiểm tra thường xuyên để phát hiện các họat động khoan, thăm dò, khai thác nước dưới đất không có giấy phép hoặc chưa đăng ký. Các họat động có thể dẫn đến ô nhiễm nguồn nước.

- Điều tra, thống kê lại tình hình khai thác, sử dụng nước dưới đất của từng cơ sở đã khoan giếng từ trước, của các trạm cấp nước quản lý chặt chẽ việc chấp hành các quy định trước và sau khi được cấp giấy phép.

- Xây dựng các mạng quan trắc tại địa phương phối hợp với mạng quan trắc của trung ương nhằm theo dõi, giám sát mọi sự thay đổi về môi trường

- Xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước, gắn với cơ sở dữ liệu về môi trường, về đất đai và các lĩnh vực khác bảo đảm tích hợp với hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của Trung ương.

4.4.2 Bảo vệ chất lượng nước dưới đất

- Khuyến khích sử dụng nước mặt, ưu tiên khai thác tầng chứa nước nông cho những công trình khai thác quy mô nhỏ. Các lỗ khoan khai thác quy mô lớn hoặc trạm cấp nước tập trung nên chuyển xuống khai thác tầng chứa nước sâu.

- Xây dựng các đới phòng hộ vệ sinh cho các công trình khai thác nước dưới đất và đảm bảo yêu cầu của đới phòng hộ vệ sinh trong quá trình khai thác, sử dụng.

- Kiểm tra thường xuyên nguồn nước sử dụng (ít nhất một năm một lần) đối với các hộ xài giếng khoan, để biết chất lượng nước có an toàn cho sử dụng hay không.

- Định kỳ thực hiện chương trình kiểm kê hiện trạng khai thác nguồn nước lập danh mục các giếng khoan phải xử lý trám lấp; xây dựng kế hoạch xử lý, trám lấp các giếng hằng năm.

4.4.3 Biện pháp cấp nước

- Đảm bảo cấp đủ nước sạch theo tiêu chuẩn quốc gia cho người dân.

- Khuyến khích người dân sử dụng nước từ các trạm cấp nước tập trung (hỗ trợ đường ống dẫn nước đến tận nhà với các hộ nghèo).

- Nâng cao công suất, áp lực nước tại các trạm cấp nước.

4.4.4 Biện pháp xã hội

- Xây dựng mạng lưới tuyên truyền viên tới cấp xã, chú trọng bồi dưỡng, đào tạo trang bị kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ tuyên truyền và kiến thức cơ bản về tài nguyên nước, luật tài nguyên nước, bảo vệ tài nguyên nước.

- Xây dựng cơ chế, chính sách huy động sự tham gia của các tổ chức, đoàn thể, cộng đồng dân cư ở cấp cơ sở chủ động, tích cực tham gia giám sát các hoạt động khoan giếng, thăm dò, khai thác nước dưới đất, xả nước thải vào nguồn nước trên địa bàn.

- Đẩy mạnh truyền thông - giáo dục, hình thức truyền thông đa dạng, nội dung đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ. Lồng ghép với các chương trình giáo dục sức khỏe, vệ sinh môi trường của ngành y tế, giáo dục.

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1 Kết luận

Đồng Tháp có 7 tầng chứa nước phân bố từ mặt đất đến độ sâu 450m, trong đó có 4 tầng chứa nước có diện tích nước nhạt phân bố rộng đang được khai thác sử dụng phổ biến nhất là tầng chứa nước Pleistocen giữa - trên (qp2-3), Pliocen trên (n22), Pliocen dưới (n2

1

) và Miocen trên (n13).

Huyện Tháp Mười sử dụng các công trình nước dưới đất cho sinh họat và chăn nuôi. Huyện có 85 trạm cấp nước tập trung nhưng chỉ có 78 trạm có giấy phép. Chất lượng nước tại các trạm nhìn chung đều đạt QCVN 09:2008/BTNMT, riêng chỉ tiêu tổng Coliform các trạm đã vượt mức cho phép.

Mực nước các tầng chứa nước dao động theo mùa, mực nước thường hạ vào mùa khô và có xu thế dâng khi mùa mưa bắt đầu.

Thực tế ở huyện, bên cạnh việc sử dụng nước máy, người dân còn sử dụng thêm nước giếng khoan, nước mưa và nước sông, hồ. Qua cuộc khảo sát tại xã Mỹ Quý và thị trấn Mỹ An cho thấy có 91,7% sử dụng nước máy, 8,3% còn lại sử dụng nước giếng khoan cho sinh hoạt, trong đó có 5 hộ sử dụng nước máy kết hợp với nước giếng khoan, 19 hộ sử dụng nguồn nước bổ sung từ nước mưa, nước sông, hồ kết hợp với nước máy.

Ở khu vực ấp Mỹ Tây 2, xã Mỹ Quý các hộ được phỏng vấn đều phàn nàn vì áp lực nước lên không đủ mạnh và tình trạng cúp nước khá lâu 1, 2 ngày sau mới có lại.

Ở thị trấn Mỹ An mạng lưới phân phối vẫn chưa đầy đủ, qua phỏng vấn có 5 hộ không có nước máy dùng phải sử dụng nước giếng khoan cho sinh họat. Nhưng chỉ có 2 hộ là có bộ xử lý nước trước khi sử dụng, còn lại đều xử lý bằng cách chứa nước trong các dụng cụ chứa hoặc đun sôi rồi sử dụng. Vấn đề này cần được quan tâm, không chỉ riêng thị trấn Mỹ An mà còn các xã trong huyện.

5.2 Kiến nghị

Hiện nay dù chưa thấy rõ ảnh hưởng của việc khai thác nước dưới đất tới nguồn nước nhưng để có thể quản lý, khai thác bền vững nguồn tài nguyên nước dưới đất ở huyện Tháp Mười cũng như trên toàn tỉnh Đồng Tháp, cần phải triển khai đồng bộ các họat động:

- Quản lý 4 tầng khai thác nước triển vọng theo kế hoạch đã xây dựng trong dự án “Quy hoạch quản lý, khai thác và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đến năm 2015, định hướng đến năm 2020”.

Một phần của tài liệu hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước dưới đất tại huyện tháp mười, tỉnh đồng tháp (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)