Phân cấp trữ lượng khai thác nước dưới đất

Một phần của tài liệu hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước dưới đất tại huyện tháp mười, tỉnh đồng tháp (Trang 35 - 36)

b) Tốc độ tăng trưởng kinh tế

2.3.4 Phân cấp trữ lượng khai thác nước dưới đất

Ở Việt Nam trữ lượng khai thác nước dưới đất đã được điều tra và đánh giá được phân chia ra làm 4 cấp là cấp A, B (trữ lượng đo được), C1 (trữ lượng tính toán được) và C2 (trữ lượng dự tính).

Trữ lượng cấp A (trữ lượng đo được) là trữ lượng được nghiên cứu tỉ mỉ đến mức cho phép dự đoán chính xác số lượng, chất lượng và điều kiện khai thác nước dưới đất trong suốt quá trình khai thác. Đưa vào cấp A là lưu lượng đang khai thác trong các lỗ khoan hay công trình khai thác được quan trắc ổn định ít nhất trong một năm.

Trữ lượng cấp B (trữ lượng đo được, tính toán được) là trữ lượng được nghiên cứu đến mức độ cho phép đánh giá một cách tin cậy về số lượng và dự đoán gần đúng sự thay đổi chất lượng của nước có thể xảy ra và (hoặc) điều kiện khai thác. Đưa vào cấp B là các con số lưu lượng đang khai thác của các lỗ khoan đơn lẻ có tài liệu quan trắc về lưu lượng, mực nước động và chất lượng nước trong vòng 3 tháng trở lên.

Trữ lượng cấp C1 (trữ lượng tính toán được) là trữ lượng được nghiên cứu đến mức độ cho phép đánh giá gần đúng số lượng, chất lượng và điều kiện khai thác của nước dưới đất trong thời hạn tính toán dùng nước. Cấp C1 được xác định chủ yếu theo kết quả thăm dò sơ bộ bằng lưu lượng các lỗ khoan hút nước đơn phân bố rải rác trong vùng thăm dò, trữ lượng ngoại suy từ cấp A và B.

Cấp C2 được xác định chủ yếu nhờ tổng hợp tài liệu địa chất thuỷ văn khu vực và kết quả của công tác tìm kiếm, thăm dò. Nó phản ánh tiềm năng nước dưới đấttrong một cấu trúc chứa nước, trong một lưu vực sông hay trong giới hạn hành chính một lãnh thổ nghiên cứu.

Một phần của tài liệu hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước dưới đất tại huyện tháp mười, tỉnh đồng tháp (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)