Phân loại nước dưới đất

Một phần của tài liệu hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước dưới đất tại huyện tháp mười, tỉnh đồng tháp (Trang 32 - 33)

b) Tốc độ tăng trưởng kinh tế

2.3.2 Phân loại nước dưới đất

Có nhiều cách phân loại nước dưới đất: theo nguồn gốc, theo thành phần hóa học, theo điều kiện thế nằm v.v… Dưới đây là phân loại nước dưới đất theo điều kiện thế nằm và dấu hiệu thủy lực:

- Nước thổ nhưỡng: nằm trên mặt đất và lắp đầy các lỗ hổng trong đất. Nước thổ nhưỡng chịu ảnh hưởng mạnh của sự dao động khí hậu theo mùa, bốc hơi vào mùa hè, đông lại vào mùa đông (ở xứ lạnh).

- Nước tầng trên (thượng tầng): nước dưới đất nằm không sâu trong đới thông khí, tức là đới có không khí thấm vào dễ dàng. Thường nước tầng trên không tạo nên tầng chứa nước liên tục và cố định mà ở dạng thấu kính có kích thước không lớn tên các đá không thấm nước như sét (lớp đá này lại nằm giữa các đá thấm nước). Bề dày của thấu kinh nước tầng trên thường không quá 0,5-1m, ít khi tới 2-3m.

- Nước không áp: nước khí quyển thấm sâu vào vỏ Trái Đất cho tới khi gặp mái của tầng đá không thấm nước đầu tiên như đá sét, phiến thạch sét, sét – vôi, granit, gơnai. Sau đó, nước bắt đầu di chuyển qua các lỗ, khe trong đá thấm nước theo hướng song song với hướng dốc của mái tầng đá không thấm nước. Các lỗ hổng trong đá thấm nước theo hướng từ dưới lên trên dần dần chứa đầy nước, cho nên một tầng chứa

nước đầu tiên kể từ mặt đất xuống xuất hiện. Tầng đó gọi là tầng nước ngầm. Mực nước tầng này lên hoặc xuống tùy theo mùa mưa hay mùa khô và nhìn chung nó có hình dạng lượn sóng theo địa hình địa phương. Nếu mực nước ngầm lên hẳn trên mặt đất, tức là tầng đá không thấm nước đầu tiên kể từ mặt đất nằm rất nông, thì đầm lầy xuất hiện.

- Nước có áp: là nước hình thành trong những điều kiện nhất định, trong đó điều kiện chính là đặc điểm cấu trúc của tầng chứa nước.

- Nước khe nứt tồn tại trong các đá gốc bị nứt nẻ, thường gặp trong đá vôi, đá macma và đá biến chất bị nứt nẻ. Nước khe nứt không có một dạng hình học đều đặn, không tạo thành vỉa mà thường tạo thành những bồn thiên nhiên.

Một phần của tài liệu hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước dưới đất tại huyện tháp mười, tỉnh đồng tháp (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)