Tầng chứa nước Miocen trên (n13) phân bố rộng khắp vùng, không lộ ra trên mặt mà bị phủ bởi các thành tạo địa chất rất nghèo nước.
Chiều sâu bắt gặp mái tầng chứa nước từ 360m đến 418m, trung bình 379m. Chiều sâu bắt gặp đáy tầng chứa nước từ 460m đến 493m, trung bình 477m.
Bề dày tầng chứa nước lớn và khá ổn định, trung bình 87,5m.
Thành phần thạch học của tầng chứa nước chủ yếu là cát hạt mịn đến trung thô đôi nơi lẫn sạn sỏi, màu xám xanh, xám tro, xám vàng, xen kẹp các lớp sét, bột, bột cát khá dày. Diện phân bố của tầng chủ yếu ở phần trung tâm về phía Nam, phía Bắc bị vát mỏng.
Nước nhạt phân bố gần như toàn bộ diện tích của tỉnh, nước mặn phân bố hẹp.
Trong tầng chứa nước Miocen trên (n1 3
) mực nước dao động theo mùa, với biên độ dao động trong năm nhỏ (0,06 m), mực nước thường đạt cực đại vào cuối mùa mưa và cực tiểu vào cuối mùa khô, nước dưới đất chịu ảnh hưởng của áp lực lũ và giảm dần theo thời gian. Nguyên nhân mực nước giảm dần theo thời gian có thể do mức độ khai thác nước của tầng Miocen trên ngày càng tăng.
Tầng chứa nước Miocen trên (n1 3
) phân bố rộng khắp trên toàn bộ vùng nghiên cứu, bề dày chứa nước lớn, mức độ chứa nước phần lớn thuộc loại giàu, diện phân bố nước mặn nhỏ, diện phân bố nước nhạt lớn. Vì vậy đây là tầng chứa nước triển vọng để khai thác cung cấp nước tập trung với quy mô vừa và lớn của tỉnh.
2.1.6 Điều kiện kinh tế - xã hội