2.4.1. Mô hình lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến nghèo:
Theo Đinh Phi Hổ và cộng sự (2015): Các công trình nghiên cứu trước đây như của Madajewicz (1999); Van de Valle và Gunewardena (2000); Minot, Epprecht, Tran, va Le (2006); Khandker, Barnes, Samad, và Nguyen (2008); World Bank (2007); Đinh Phi Hổ và Nguyễn Trọng Hoài (2007) đã nhận diện tám yếu tố ảnh hưởng đến nghèo.
(1) Nghề nghiệp, tình trạng việc làm: người nghèo thường không có việc làm, làm thuê hoặc làm trong nông nghiệp, trong khi người giàu thường có việc làm trong những lĩnh vực có thu nhập cao và tương đối ổn định như buôn bán, dịch vụ hoặc công chức.
(2) Trình độ học vấn: Vì không có tiền để trang trải cho chi phí học tập nên con cái của họ thường bỏ học rất sớm hay thậm chí không đi học. Hơn nữa, người nghèo không chỉ thiếu hiểu biết mà còn thiếu khả năng tiếp thu kiến thức chuyên môn cần thiết cho hoạt động kinh tế. Hệ quả là rơi vào cái bẫy: ít học – nghèo.
(3) Giới tính của chủ hộ: Ở vùng nông thôn, những hộ gia đình có chủ hộ là nữ có nhiều khả năng nghèo hơn những hộ có chủ là nam. Nguyên nhân do nữ thường có ít cơ hội làm việc với thu nhập cao mà thường làm việc nhà và sống dựa vào nguồn thu từ người nam trong gia đình.
(4) Quy mô hộ: Quy mô hộ một gia đình càng lớn thì hộ có chi tiêu bình quân đầu người thấp hơn. Do đó, họ có nhiều khả năng nghèo hơn hộ ít người.
(5) Số người sống phụ thuộc: Tỷ lệ người ăn theo càng cao, họ phải gánh chịu nhiều chi phí hơn cho học hành, khám chữa bệnh. Do đó, họ có nhiều khả năng nghèo hơn hộ có ít người phụ thuộc.
(6) Quy mô diện tích đất của hộ gia đình:Ở nông thôn, đất là tư liệu sản xuất chủ yếu của nông nghiệp, và là nguồn tạo ra thu nhập. Không có đất hoặc quy mô đất ít thường đi đôi với nghèo.
(7) Quy mô vốn vay từ định chế chính thức: Thiếu vốn đầu tư dẫn đến năng suất thấp, kéo theo thu nhập hộ gia đình thấp. Do đó, vay vốn từ định chế chính thức là công cụ quan trọng giúp hộ nông dân thoát nghèo.
(8) Khả năng tiếp cận cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng nông thôn bao gồm đường giao thông, điện, chợ, nước sạch, và hệ thống liên lạc. Cơ sở hạ tầng nông thôn phát triển, nhất là thông qua thực hiện các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, sẽ tạo nhiều cơ hội việc làm cho người nghèo ở vùng nông thôn.
2.4.2. Các nghiên cứu trước về nghèo và các yếu tố ảnh hưởng đến nghèo:
Theo Lilongwe và Zomba (2001), Tình trạng đói nghèo ở Malawi là do: tuổi người đứng đầu gia đình; tỉ lệ người phụ thuộc; quy mô hộ gia đình; tình trạng giáo dục của chủ hộ; việc làm nông nghiệp của chủ hộ; khả năng tiếp cận với các nguồn lực và điều kiện địa lý của hộ đang sinh sống.
Theo báo cáo của diễn đàn miền núi Ford (2004), các yếu tố có thể tác động mạnh đến tình trạng đói nghèo tại các địa phương miền núi, vùng biên giới bao gồm: sống ở khu vực nông thôn; người dân tộc; quy mô hộ gia đình; tỉ lệ phụ thuộc; tình trạng giáo dục; khả năng tiếp cận đường ô tô; giao thông chở khách; tiếp cận được chương trình khuyến nông và hộ sinh sống gần trung tâm chợ xã hoặc liên xã.
Theo Trương Văn Thảo (2015), Nghiên cứu đến các yếu tố ảnh hưởng đến sự thoát nghèo và tái nghèo của các hộ dân tại huyện Krông Nô, tỉnh Đăk Nông.
Mục tiêu của cứu này nhằm đánh giá thực trạng giảm nghèo của các hộ dân, đồng thời xác định các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả giảm nghèo của các hộ dân tại huyện Krông Nô, qua đó gợi ý các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Krông Nô.
Qua nghiên cứu, tác giả đã rút ra các yếu tố tác động đến tình trạng nghèo đói của các hộ dân tại huyện Krông Nô:
- Đất đai: Đất đai là tư liệu sản xuất không thể thiếu của người dân. Không có đất sản xuất, quy mô diện tích đất nhỏ và chất lượng đất là những yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập và khả năng rơi vào nghèo của hộ. Có một số hộ dân không có đất sản xuất vì một số lý do: Có hộ vì quá khó khăn đã bán đất để lấy tiền chi tiêu, có một số hộ là dân di cư tự do nên chưa có tiền để mua đất, điều này sẽ làm cho nguy cơ nghèo cao.
- Vốn vay: Các hộ thường vay tại các tổ chức tín dụng như Ngân hành chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn hoặc các nhóm tín dụng được thành lập bởi các dự án hỗ trợ phát triển. Tại các tổ chức này, các khoản vay với lãi suất ưu đãi thời hạn hoàn trả từ 1 đến 3 năm. Tuy vậy, tình trạng vốn không sử dụng đúng mục đích vẫn đang diễn ra. Khi nhận được tiền vay, đầu tư cho sản xuất ít nhưng mua sắm các vật dụng cho gia đình hoặc nhu cầu cá nhân nhiều hơn. Họ dùng tiền vay để chi tiêu cho ăn uống hàng ngày, mua xe máy, điện thoại... và cuối cùng họ vẫn phải vay phân bón (là chi phí cao nhất trong sản xuất) với lãi suất cao.
Thiếu vốn khó có thể trang bị dụng cụ, máy móc để hỗ trợ cho sản xuất, vì vậy trong quá trình canh tác thường hay thuê mượn làm cho chi phí trên đơn vị sản xuất cao, thu nhập lại thấp. Vì vậy, làm cho nguy cơ nghèo cao hơn.
(2) Khả năng tiếp cận khoa học công nghệ của chủ hộ: Khả năng này được thể hiện qua trình độ học vấn của chủ hộ. Trình độ học vấn của chủ hộ tương đối thấp đã làm hạn chế khả năng tiếp thu các phương pháp sản xuất mới, hạn chế việc lựa chọn phương án đầu tư sao cho có hiệu quả, hạn chế khả năng nhận biết thông tin giá cả thị trường. Trình độ học vấn thấp của chủ hộ còn ảnh hưởng lâu dài cho các thế hệ sau.
(3) Phương tiện sản xuất: đây là cơ sở để hộ tăng năng suất lao động, mở rộng diện tích canh tác tạo động lực nâng cao thu nhập hay giảm nghèo.
(4) Giới tính của chủ hộ: Đặc điểm của chủ hộ đặc biệt là giới tính ảnh hưởng đến kết quả giảm nghèo của hộ. Khác với các nghiên cứu trước đây, tác giả
cho rằng hộ với chủ hộ là nữ có khả năng giảm nghèo tốt hơn vì vậy các chính sách nên tập trung khuyến khích phụ nữ tham gia vào quá trình ra quyết định của hộ.
(5) Tình trạng lao động, việc làm: Công việc nhàn rỗi, việc làm tạo thu nhập thường không ổn định và không liên tục làm cho nam giới hay tụ tập ăn nhậu làm cho gia đình càng khó khăn hơn. Người dân phải đi làm thuê để trang trải chi phí sinh hoạt hằng ngày, nguồn nhu nhập từ sản xuất nông nghiệp (lúa, ngô, cà phê...) chỉ có vào cuối vụ sau khi trừ các khoản chi phí như trả tiền ứng trước phân bón đầu kỳ, vay tiền hoặc lúa gạo... số tiền còn lại cũng không đủ để người dân tích lũy dự phòng.
(6) Tình hình thu nhập, chi tiêu: Hộ nghèo có khoản thu nhập bình quân/tháng quá thấp. Trong khi đó, các khoản chi tiêu của hộ nghèo bao gồm: xăng dầu, thực phẩm, quần áo, chi cho y tế, giáo dục chỉ chiếm tỷ lệ thấp do đa số hộ nghèo đều được hưởng trợ cấp học phí và bảo hiểm y tế. Hơn thế nữa, việc chi tiêu cho sản xuất nông nghiệp thường chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng chi tiêu của hộ. Họ thường không tích lũy dự phòng nên tình trạng vay mượn, trả nợ cứ liên tục diễn ra. Điều này làm cho khả năng rơi vào tình trạng nghèo của hộ khá cao.
Theo Bùi Quang Minh (2007), Những yếu tố tác động đến nghèo ở tỉnh Bình Phước và một số giải pháp
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là tìm ra những yếu tố chính tác động lên nghèo ở tỉnh Bình Phước để tìm ra giải pháp giảm nghèo.
Tác giả đã sử dụng yếu tố chi tiêu bình quân đầu người của hộ gia đình để làm thước do về nghèo đói và đánh giá mức độ bất bình đẳng thông qua bảng ngũ phân vị theo từng biến độc lập. Tuy nhiên, yếu tố tuổi trung bình của chủ hộ không cho thấy sự khác biệt giữa nhóm nghèo nhất (46,28 tuổi) cho đến nhóm giàu (47,64 tuổi); yếu tố trình độ học vấn của chủ hộ có sự ngang bằng giữa các nhóm từ nghèo nhất cho đến khá giàu (lớp 6), còn nhóm giàu thì có trình độ học vấn (lớp 4) thấp hơn so với nhóm khác; Các yếu tố khoảng cách về đường giao thông cho thấy nhóm người nghèo nhất (2,38 km) lại có khoảng cách giao thông trung bình từ nhà cho đến đường giao thông xã gần nhất lại gần hơn so với nhóm người giàu (5,73 km).
Kết quả của mô hình hồi quy cho thấy có 02 yếu tố tác động đến tình trạng nghèo của hộ gia đình, gồm biến nhân khẩu trong hộ và biến quy mô diện tích bình quân đất của hộ.
Bảng 2.3: Mô hình các biến độc lập tác động đến tình hình nghèo đói ở tỉnh Bình Phước
Biến độc lập Diễn giải
Kỳ vọng dấu Kết quả Dân tộc của hộ
Là biến chỉ thành phần dân tộc của chủ hộ, nhận giá trị 1 nếu là người kinh, ngược lại nhận giá trị 0 (-) Không có ý nghĩa TK Giới tính của chủ hộ
Nhận giá trị 1 nếu chủ hộ là nam, ngược lại nhận giá trị 0 (-) Không có ý nghĩa TK Nhân khẩu của hộ
Là biến cho biết số thành viên trong hộ gia
đình (-) (-) Có ý nghĩa TK Số người phụ thuộc trong hộ
Là biến cho biết số người sống phụ thuộc
trong hộ (-) Không có ý nghĩa TK Tình độ học vấn của chủ hộ
Là biến cho biết số năm đi học của chủ hộ (+)
Không có ý nghĩa TK
Nghề nghiệp của chủ hộ
Nhận giá trị 1 nếu chủ hộ làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, ngược lại nhận giá trị 0 (+) Không có ý nghĩa TK Vay vốn tín dụng
Nhận giá trị 1 nếu hộ gia đình vay được từ Ngân hàng, ngược lại nhận giá trị 0 (-)
Không có ý nghĩa TK Quy mô diện
tích đất bình quân
là biến chỉ quy mô diện tích đất bình quân trên đầu người của hộ, bao gồm đất thổ cư, đất nông nghiệp và đất khác
(+) Có ý nghĩa TK
Kết quả của mô hình cũng cho biết R2 điều chỉnhlà 0,169, nghĩa là 16,9% sự thay đổi của tình trạng nghèo đói của tỉnh Bình Phước được giải thích bởi các biến trong mô hình, 83,1% còn lại được giải thích bởi các biến khác nhau chưa đưa vào mô hình. Thế nhưng, sau khi báo cáo được kết quả thống kê và kết quả hồi quy, tác giả đã đưa ra nhóm giải pháp xóa đói giảm nghèo mà bỏ qua việc đánh giá mức độ tác động của từng biến độc lập lên biến phụ thuộc.
Theo Nguyễn Thị Yến Mai (2011), Các nhân tố ảnh hưởng đến tình trạng nghèo ở các xã biên giới trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
Mục tiêu của cứu này nhằm tìm hiểu và phân tích thực trạng nghèo của các hộ gia đình ở các xã biên giới trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Xác định các nguyên nhân ảnh hưởng đến nghèo của các hộ gia đình, từ đó đề xuất giải pháp phù hợp để giảm nghèo ở vùng biên giới.
Qua nghiên cứu, tác giả đã rút ra 05 yếu tố tác động đến tình trạng nghèo đói của các hộ dân tại các xã biên giới trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, bao gồm: trình độ học vấn, cửa khẩu biên giới, việc làm của chủ hộ, giới tính của chủ hộ và quy mô diện tích đất nông nghiệp.
Theo Nguyễn Hồng Vân (2011), Xây dựng chỉ số nghèo đa chiều Việt Nam và đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô đến nghèo đa chiều
Mục tiêu của đề tài này nhằm phản ảnh một cách đầy đủ và chính xác hơn con số người nghèo, nguyên nhân của sự nghèo khổ của người nghèo ở Việt Nam hiện nay. Tác giả nghiên cứu, xây dựng chỉ số nghèo đa chiều MPI cho 64 tỉnh của Việt Nam dựa trên bộ số liệu khảo sát điều tra mức sống hộ gia đình VHLSS năm 2006 và 2008. Tác giả phân tích chỉ số nghèo đa chiều tập trung vào 4 chiều: Thu nhập, sức khỏe – y tế, giáo dục và điều kiện sống. Tác giả đã chỉ ra rằng năm tỉnh có chỉ số nghèo đa chiều thấp nhất thì chủ yếu do chiều trình độ học vấn, năm tỉnh có chỉ số nghèo đa chiều cao nhất thì các thành phần thu nhập, học vấn, điều kiện sống đóng góp mức độ như nhau trong chỉ số nghèo đa chiều. Mức độ nghèo đa chiều của các tỉnh có xu hướng giảm theo thời gian, điều này khẳng định nỗ lực lớn
của Nhà nước, của địa phương trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo, quan tâm đến phát triển các khía cạnh của đời sống nhân dân những năm qua.
2.5. Đề xuất khung phân tích:
Qua lý thuyết, các nghiên cứu trước và điều kiện, tình hình thực tế tại huyện Phù Mỹ, bản thân dùng khung phân tích sau trong luận văn để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến nghèo của người dân trên địa bàn:
Bảng 2.4: Mô hình đề xuất các yếu tố ảnh hưởng đến nghèo trên địa bàn huyện Phù Mỹ
Chiều nghèo Mô tả biến
Kỳ vọng
dấu
Biến phụ thuộc
HỘNGHÈO Là biến phụ thuộc, biến giả, có giá trị bằng 1 nếu hộ gia đình nghèo và bằng 0 nếu hộ
gia đình không nghèo
Biến độc lập
Việc làm của chủ hộ Nhận giá trị 1 nếu chủ hộ làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, ngược lại nhận giá trị 0
(+)
Giới tính của chủ hộ Nhận giá trị 1 nếu chủ hộ là nam, ngược lại
nhận giá trị 0 (+) Số thành viên của hộ Là biến thể hiện số người sống trong một hộ (+) Số người phụ thuộc trong
hộ
Là biến thể hiện số người trong hộ trên 15
tuổi mà không tạo được thu nhập trong hộ (+) Vay Nhận giá trị 1 nếu hộ gia đình vay được từ
Ngân hàng, ngược lại nhận giá trị 0 (-) Diện tích đất nông nghiệp Nhận giá trị 1 nếu hộ gia đình có diện tích đất nông nghiệp, ngược lại nhận giá trị 0 (-)
Bảo hiểm y tế
Là biến cho biết hộ gia đình có ít nhất một thành viên từ đủ 6 tuổi trở lên không có thẻ BHYT
(-)
Tình độ giáo dục của hộ Là biến cho biết hộ gia đình có ít nhất 01 thành viên từ 15 tuổi đến dưới 30 tuổi không tốt nghiệp THCS và hiện không đi học
1. Việc làm của chủ hộ: Người nghèo thường không có việc làm, làm thuê hoặc làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp.
2. Giới tính của hộ: Trong nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, ở vùng nông thôn, những hộ gia đình có chủ hộ là nữ thường nghèo hơn những hộ có chủ là nam. Nguyên nhân do nữ thường ít có cơ hội làm việc với thu nhập cao mà thường làm việc nhà và sống dựa vào nguồn thu người nam trong gia đình. Người nữ là đối tượng dễ bị tổn thương hơn khi có những biến động trong gia đình. Nên giả định rằng hộ có chủ hộ là nữ thường nghèo cao hơn.
3. Quy mô hộ: Quy mô một hộ gia đình càng lớn thì hộ có chi tiêu bình quân đầu người thấp hơn. Nghiên cứu giả định rằng số thành viên trong hộ tỷ lệ thuận với nghèo. Tức là quy mô một hộ gia đình càng lớn thì nhiều khả năng nghèo hơn.
4. Người sống phụ thuộc: Là những thành viên trên 15 tuổi nhưng không tạo ra thu nhập trong hộ. Hộ gia đình có người hộ gia đình đó phải gánh nhiều chi phí hơn cho học hành, khám chữa bệnh… Do đó, hộ gia đình có nhiều khả năng nghèo hơn những hộ gia đình không có người sống phụ thuộc.
5. Vốn vay: Thiếu vốn đầu tư dẫn đến năng suất và chất lượng sản phẩm thấp, kéo theo thu nhập hộ gia đình thấp. Do đó, vay vốn ưu đãi là công cụ quan trọng giúp hộ nông dân thoát nghèo.