Biến động oxy hịa tan (DO)

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của iprobenfos lên hoạt tính enzyme cholinesterase ở cá chép (cyprinus carpio) trong ruộng lúa (Trang 40 - 42)

DO ở nghiệm thức đối chứng vào buổi sáng (7-8 giờ) dao động từ 0,83±0,08- 1,40±0,09 mg/L và vào buổi chiều là 1,39±0,08-2,2±0,15mg/L, DO thấp nhất là 0,83 mg/L và cao nhất là 2,2 mg/L, chênh lêch khoảng 1,37 mg/L. Ở ruộng thí nghiệm, DO trên ruộng vào buổi sáng dao động từ 0,82±0,05-1,30±0,09 mg/L và buổi chiều dao động từ 1,20±0,29-2,20±0,14 mg/L. DO thấp nhất là 0,82 mg/L và cao nhất là 2,2 mg/L, chênh lệch khoảng 1,38 mg/L. Ở mương bao, DO thấp nhất là 1,10 mg/L và cao nhất là 2,66 mg/L, chênh lệch là 1,56 mg/L. Vào buổi sáng DO dao động từ 1,10±0,10-1,30±0,08 mg/L và buổi chiều là 1,68±0,08-2,66±0,14 mg/L (Bảng 4.2). Nhìn chung DO biến động giữa buổi sáng và buổi chiều cũng như giữa các ngày trong cùng nghiệm thức. DO khá đồng nhất giữa ruộng với đối chứng, DO ở mương bao cao hơn DO ở ruộng và đối chứng.

Bảng 4.2 Hàm lượng oxy hịa tan trong thời gian thí nghiệm

(Số liệu được trình bày Trung bình ±SE, n=3)

Sự biến động DO trong ngày trên ruộng cĩ liên quan đến cường độ chiếu sáng và phụ thuộc trực tiếp vào cường độ quang hợp và hơ hấp của thủy sinh vật. Đối với thủy vực nước động, DO chủ yếu được cung cấp bởi sự khuếch tán là chính; đối với thủy vực nước tĩnh, DO được lấy từ quá trình quang hợp của thực vật

Thời gian Đối chứng Ruộng Mương bao

Sáng Chiều Sáng Chiều Sáng Chiều

Ngày đầu 0,94±0,10 1,47±0,13 1,10±0,06 2,20±0,14 1,20±0,03 2,66±0,14 Ngày 1 1,40±0,09 1,54±0,11 1,20±0,22 1,53±0,12 1,20±0,10 1,68±0,08 Ngày 3 1,20±0,12 1,54±0,12 1,10±0,15 1,84±0,17 1,20±0,14 2,20±0,07 Ngày 5 0,94±0,10 2,20±0,15 1,30±0,09 2,30±0,28 1,20±0,16 2,70±0,14 Ngày 7 0,83±0,08 1,39±0,08 0,82±0,05 1,46±0,19 1,10±0,10 2,09±0,34 Ngày 14 0,96±0,06 1,70±0,10 0,91±0,05 1,20±0,29 1,30±0,08 2,46±0,20

thủy sinh (Nguyễn Văn Bé, 1995). Trong thí nghiệm này, DO buổi sáng thấp hơn DO vào buổi chiều. Theo Phạm Hữu Nghị và Nguyễn Văn Cơng (2013) nghiên cứu ảnh hưởng của phối trộn thuốc trừ sâu hoạt chất Chlorpyrifos và Fenobucard cho lúa đến cholinesterase cá Rơ nhận thấy DO ở ruộng rất thấp, trung bình 0,7 mg/L vào buổi sáng và 1,9 mg/L vào buổi chiều. Đào Trọng Ngữ và Nguyễn Văn Cơng (2013) cũng cĩ kết quả tương tự DO rất thấp khi nghiên cứu ảnh hưởng của Chlorpyrifos đến ChE cá Lĩc trong ruộng lúa, trung bình 0,8 mg/L vào buổi sáng và 2,9 mg/L vào buổi chiều. Nguyên nhân DO thấp vào buổi sáng là do ban đêm thì quá trình hơ hấp của tất cả sinh vật xảy ra, đồng thời DO được đo vào lúc (7-8 giờ), cường độ quang hợp của lúa chưa mạnh nên hàm lượng oxy hịa tan rất thấp vào buổi sáng. Vào ban ngày, lượng DO trên ruộng được cung cấp chủ yếu là do quang hợp lúa và của phiêu sinh thực vật, nên DO vào buổi chiều luơn cao hơn DO buổi sáng. DO trên mương bao cao hơn DO trên ruộng. Nguyên nhân là do thí nghiệm được triển khai khi lúa đã hơn 40 ngày tuổi, mật độ sạ 30kg/1000m2, hệ số che phủ cao nên khả năng DO khuếch tán vào nước thấp. Ngược lại trên mương bao mặt thống cao, khơng bị che phủ bởi lúa và thực vật nổi nên khuếch tán oxy vào nước cao hơn. Đồng thời nhận được lượng ánh sáng lớn hơn trên ruộng, nên tăng cường khả năng quang hợp của phiêu sinh thực vật.

DO rất thấp ở tất cả các ngày thí nghiệm, thấp hơn rất nhiều so với ngưỡng cho phép thấp nhất là 5mg/L (TCVN 6774:2000) cho các lồi thủy sinh vật. Theo Nguyễn Thúy Liễu và ctv. (2012) khi mơi trường cĩ oxy hịa tan thấp sẽ ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng của cá Chép. Sự biến động DO sẽ làm gia tăng độc tính của thuốc trừ sâu đến cá (Bear et al., 2002). Thêm vào đĩ, trong điều kiện bình thường, DO khơng làm ảnh hưởng đến hoạt tính ChE (Cong et al., 2006 trích dẫn Vương Thị Quý, 2009) nhưng khi giảm DO từ 6 - 9 mg/L xuống cịn 1,7 – 2,6 mg/L kết hợp với nhiệt độ tăng từ 20 – 300C thì giá trị LC50-96 giờ của thuốc profenofos lên cá Pimephales promelas giảm từ 333 mg/L xuống 21,5 mg/L (Bear et al., 2002). Theo Hoy et al., (1991) đã nghiên cứu ở lồi cá hồi Bắc Mỹ Oncorhynchus mykiss

được kết quả như sau: Trong điều kiện thiếu oxy hịa tan (DO) một cách trầm trọng sẽ làm gia tăng độc tính của lân hữu cơ dichlorvos và tăng sự ức chế AChE. Khi DO giảm thấp thì hầu hết sinh vật sẽ gia tăng lấy oxy cho nhu cầu cơ thể. Sự gia tăng được thực hiện thơng qua trao đổi nước qua mang, tăng hoạt động hơ hấp khí trời, tăng lượng hồng cầu, tăng ái lực hay khả năng gắn kết oxy với hồng cầu (Jensen et al., 1993). Quá trình này làm cho độc chất xâm nhập vào cơ thể nhiều hơn và nhanh hơn (Hoy et al.,1991). Cá Chép là lồi cá khơng cĩ cơ quan hơ hấp khí trời giống như cá Rơ và cá Lĩc nên cĩ thể Iprobenfos sẽ xâm nhập vào cá Chép nhanh hơn các lồi cá cĩ cơ quan hơ hấp khí trời. Tuy nhiên, cá Chép cĩ thể sống trong mơi trường cĩ hàm lượng oxy hào tan thấp (0,3 – 0,5 mg/L) (FAO,2014). Do vậy cá Chép cĩ

thể tồn tại được ở DO thấp nhưng cĩ thể DO thấp sẽ làm tăng tính độc của Iprobenfos đối với cá Chép.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của iprobenfos lên hoạt tính enzyme cholinesterase ở cá chép (cyprinus carpio) trong ruộng lúa (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)