Những yếu tố khác ảnh hưởng đến tính nhạy cảm của ChE

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của iprobenfos lên hoạt tính enzyme cholinesterase ở cá chép (cyprinus carpio) trong ruộng lúa (Trang 26 - 27)

Những kim loại nặng như thủy ngân, cadmium và chì cũng ức chế AChE. Thủy ngân ở nồng độ 181 g/L gây ức chế AChE 50% ở gan và mang; 85% ở não của lồi cá Puntius conchonius trong vịng 48 giờ (Gill et al., 1990). Theo Devi and Fingerman (1995), thủy ngân ở nồng độ 200 g/L gây ức chế 28% AChE của tồn cơ thể sinh vật ở lồi tơm đồng Procambarus. Cadmium và chì cũng gây ức chế AChE ở lồi tơm đồng Procambarus clarkii nhưng sự ức chế khơng quá 50% tại nồng độ Cd 5 g/L và nồng độ chì 100 g/L (Devi and Fingerman, 1995).

Cách giết cá ảnh hưởng đến nhạy cảm ChE. Theo Vương Thị Quý (2009) thì cách giết cá bằng nước đá rồi xử lý mẫu và đo ngay cho hoạt tính cao nhất. Trong khi đĩ khi gây sốc cho cá bằng cách mổ não ngay khi bắt cá lên khỏi mặt nước hoạt tính ChE trong não theo cách xử lý này chỉ bằng 69% trường hợp giết bằng nước đá. Trường hợp để cho cá chết trong điều kiện khơng cĩ nước rồi trữ nguyên con trong thùng mốp chứa đầy nước đá thì hoạt tính ChE chỉ bẳng 34,3% trường hợp giết bằng nước đá. Bên cạnh đĩ theo nghiên cứu của Finlayson and Rudbicki (1985) cho thấy nguyên con cá được trữ ở nhiệt độ 7 0C trong thời gian 1 – 5 ngày, sau đĩ xác định hoạt tính AChE trong não cá cho kết quả hoạt tính AChE giảm 15 – 31%. Từ đĩ cho thấy, việc trữ nguyên con cá trong thùng đá từ lúc chết đến lúc đo hoạt tính ChE suốt gần 7 giờ sẽ khơng ảnh hưởng đến kết quả hoạt tính AChE.

Theo Vương Thị Quý (2009) trữ mẫu ở 40C trong thời gian 1 và 7 ngày cho kết quả hoạt tính ChE giảm khoảng 12% nhưng khơng cĩ ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với đo ngay. Tuy nhiên, mẫu này trữ ở -200C trong 1 – 7 ngày, hoạt tính ChE giảm gần như hồn tồn. Như vậy việc trữ mẫu ảnh hưởng đáng kể đến hoạt tính AChE.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của iprobenfos lên hoạt tính enzyme cholinesterase ở cá chép (cyprinus carpio) trong ruộng lúa (Trang 26 - 27)