2.2.3 Thí nghiệm 3: Khảo sát khả năng phân giải chitin của các chủng xạ khuẩn có triển vọng khuẩn có triển vọng
Mục tiêu: Đánh giá khả năng tiết và phân giải chitin của các dòng xạ
khuẩn triển vọng trong phòng trừ bệnh thán thư hại gấc.
Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, với 5 lần
lặp lại. Mỗi chủng xạ khuẩn là một nghiệm thức.
Tiến hành:
Bước 1 Chuẩn bị nguồn xạ khuẩn: Xạ khẩn được cấy trên môi trường MS trong đĩa Petri trong 5 ngày. Sau đó cho 5 ml nước cất thanh trùng vào đĩa và cạo các bào tử xạ khuẩn tạo thành dung dịch huyền phù xạ khuẩn.
Bước 2: Xạ khuẩn được cấy thành 4 điểm, mỗi điểm là khoanh giấy thấm vô trùng có bán kính 5 mm được tẩm huyền phù xạ khuẩn trên đĩa Petri chứa môi trường chitin agar (4% colloidal chitin). Các đĩa Petri được đặt trong tủ định ôn để xạ khuẩn phát triển.
Theo dõi và ghi nhận chỉ tiêu: đo bán kính phân giải chitin vào 3, 5, 7
ngày sau khi cấy.
2.2.4 Thí nghiệm 4: Khảo sát khả năng phân giải β-glucan của các chủng xạ khuẩn có triển vọng xạ khuẩn có triển vọng
Mục tiêu: Đánh giá khả năng tiết và phân giải β-glucan của các dòng xạ
khuẩn triển vọng trong phòng trừ bệnh thán thư hại gấc.
Bố trí thí nghiệm: thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 lần
lặp lại
Tiến hành:
Bước 1 Chuẩn bị nguồn xạ khuẩn: xạ khuẩn được cấy trên môi trường MS trong đĩa Petri trong 5 ngày. Sau đó cho 5 ml nước cất thanh trùng vào đĩa và cạo các bào tử xạ khuẩn tạo thành dung dịch huyền phù xạ khuẩn.
Bước 2 Tiến hành thí nghiệm: xạ khuẩn được cấy thành 3 điểm, mỗi điểm là khoanh giấy thấm có bán kính là 5 mm được tẩm huyền phù xạ khuẩn trên đĩa Petri chứa môi trường β-glucan. Các đĩa Petri được đặt trong tủ định ôn để xạ khuẩn phát triển, sau đó nhuộm với dung dich congo red 0,6 g/l
Theo dõi và ghi nhận chỉ tiêu: Đo bán kính phân giải β-glucan vào các
ngày sau khi cấy.