Các chế độ báo động trong máy thu

Một phần của tài liệu KHAI THÁC sử DỤNG máy GPS (Trang 38 - 42)

Máy thu GPS KGP-912 có các chế độ báo động sau: - Báo động mất vị trí GPS (FIX)

- Báo động trực neo (ANCW)

- Báo động tiếp cận điểm tới (PROX-Proximity)

- Báo động dạt ngang khỏi đường đi đã định (XTE-Cross Track Error) - Báo động lệch hướng khỏi hướng chạy tàu đã định (CDI-Course Deviation Indicator).

Trong Menu con 6:ALARM, mục số 6:MESSAGE dùng để hiển thị trạng thái của các chế độ báo động.

A 5RESET RESET WPT RTE 07  001 ANCW 6: ALARM . 1 : FIX = OFF 2 : ANCW = OFF 1.00 nm 3 : PROX = OFF 1.00 nm 4 : XTE = ON 1.00 nm 5 : CDI = ON 45o 6 : MESSAGE

a. Đặt báo động mất vị trí GPS (FIX)

Nếu đặt chế độ báo động mất vị trí, trường hợp máy thu đang ở chế độ thu GPS thì các chữ cái chỉ tên tọa độ (N, S, E, W) sẽ nhấp nháy và máy phát âm thanh báo động. Nếu máy thu đang ở chế độ thu DGPS thì chữ D sẽ nhấp nháy và máy phát âm thanh báo động.

Để đặt báo động mất vị trí tàu, nhấn MENU để vào Menu chính của máy, nhấn phím số 6 để chọn trang 6:ALARM, nhấn phím 1 để chọn Menu con 1: FIX và dùng các phím dịch chuyển ,  để chọn ON, kết thúc nhấn ENT. Để xóa báo động làm tương tự nhưng chọn OFF và nhấn ENT.

Việc đặt các chế độ báo động khác cũng thực hiện tương tự như trên. Sau khi đã vào trang 6:ALARM thì nhấn các phím số thích hợp nếu muốn đặt chế độ báo động nào. Trên màn hình sẽ hiện ra tùy chọn ON và OFF cho chế độ báo động đó. Muốn đặt hoặc xóa chế độ báo động đó thì dùng các phím dịch chuyển ,  để chọn ON hoặc OFF, nhấn ENT xác nhận. Với các chế độ báo động ANCW, PROX, XTE, CDI còn phải nhập khoảng báo động. Tiếp tục nhấn phím  đưa con trỏ sang bên phải chữ ON hoặc OFF, dùng các phím số nhập khoảng báo động cần đặt và nhấn ENT xác nhận

b. Đặt báo động trực neo (ANCW)

Báo động trực neo là chế độ báo động khi tàu đang neo, nếu tàu bị trôi neo, vị trí tàu di chuyển cách xa vị trí neo đặt ban đầu một khoảng nhất định đã đặt trước thì máy sẽ phát ra âm thanh báo động. Các thao tác để đặt báo động trực neo bao gồm:

- Đặt vị trí neo: Nhấn MODE để chọn một màn hình bất kỳ ở chế độ A, B, C, hoặc D. Tiếp tục nhấn SEL tới khi chọn được trang màn hình số 5. dùng phím dịch chuyển ,  đưa con trỏ xuống dòng ANCW và nhấn ENT để lưu tọa độ hiện tại là vị trí neo vào máy thu. Sau khi đã đặt vị trí neo như vậy, khi tàu dịch chuyển, trên màn hình sẽ liên tục báo cho ta khoảng cách và phương vị từ vị trí tàu hiện tại tới vị trí neo đã đặt trước đó.

- Đặt khoảng báo động trôi neo và kích hoạt chế độ báo động: xem phần a ở trên. A 5 RESET WPT RTE ANCW ON

Nếu khoảng báo động đặt là 0.00 NM thì chế độ báo động không hoạt động. Chế độ này cũng không hoạt động khi ta xóa bỏ chế độ đặt vị trí neo và chuyển sang các chế độ chạy biển khác như chế độ hàng hải theo điểm hoặc theo tuyến.

c. Đặt báo động tiếp cận điểm tới (PROX-Proximity)

Chế độ báo động tiếp cận điểm tới này sử dụng khi tàu ta còn cách điểm chuyển hướng hoặc điểm đích đến một khoảng cách nhất định, máy thu sẽ phát tín hiệu báo động để sĩ quan hàng hải chuẩn bị thực hiện các hành động hoặc thao tác thích hợp, ví dụ như tăng cường cảnh giới để chuyển hướng, xác định vị trí tàu trước khi chuyển hướng, chuyển máy lái sang chế độ lái tay...

Chế độ báo động này chỉ sử dụng được khi tàu ta đặt hàng hải theo điểm hoặc theo tuyến, máy thu cũng phải đặt chế độ báo động theo khoảng cách tiếp cận và cho phép tự động chuyển tới waypoint tiếp theo nếu đang hàng hải theo tuyến. Các thao tác đặt báo động tiếp cận điểm tới gồm đặt khoảng báo động tiếp cận và kích hoạt chế độ báo động (xem phần a ở trên). Cần lựa chọn giá trị đặt khoảng báo dộng cho phù hợp với thực tiễn hàng hải. Nếu đặt khoảng báo động là 0.00 NM thì chế độ này không hoạt động. Khi tàu còn cách điểm tới một khoảng cách nhỏ hơn khoảng cách đã đặt trên thì máy sẽ phát âm thanh báo động. Để tạm thời tắt âm thanh này nhấn phím CLR. Sau vài giây, nếu máy thu đang ở chế độ hàng hải theo tuyến thì máy sẽ hiển thị tiếp khoảng cách và hướng lái cần thiết (DIST và STG - Distance, Steering) tới waypoint kế tiếp.

Nếu vì lý do nào đó, tàu không thể đến gần điểm chuyển hướng một khoảng cách nhỏ hơn khoảng báo động đã đặt (ví dụ như tàu bị dạt quá nhiều, tàu phải tránh va nên lệch quá nhiều ra khỏi đường đi ban đầu…) thì máy sẽ không thể phát ra âm thanh báo động, đồng thời không thể chuyển chỉ báo khoảng cách và hướng lái tới waypoint tiếp theo mặc dù sau đó tàu đã chuyển hướng đi theo hướng đi mới, đã chạy tiếp tới waypoint tiếp theo. Muốn máy thu tiếp tục chỉ báo các thông số tới điểm waypoint tiếp theo, ta phải đặt lại chế độ hàng hải theo tuyến xuất phát từ waypoint tiếp theo này. Hoặc có thể chuyển chỉ báo tới waypoint tiếp theo theo phương thức khi tàu chạm đường phân giác chứ không báo theo vòng tròn khoảng cách (phân giác của góc tạo bởi hướng đi cũ và hướng đi mới sau khi chuyển hướng). Cụ thể như sau:

Nhấn MENU để vào Menu chính của máy, nhấn phím số 2 để vào

2.ROUTE. Nhấn phím dịch con trỏ  hoặc  xuống dòng 2.CHANGE và dùng phím ,  đặt con trỏ từ vị trí CIRCLE (chỉ báo theo vòng tròn khoảng cách tiếp cận) xuống vị trí BISECTOR để chọn chuyển chỉ báo theo phân giác. Với cách chỉ báo theo phân giác này, dù tàu có bị dạt hay lệch hướng ra khỏi đường đi như thế nào thì vết đi cũng sẽ luôn cắt đường phân giác, do đó sẽ đảm bảo máy thu luôn tự chuyển được chỉ thị tới waypoint kế tiếp.

d. Đặt báo động dạt ngang khỏi đường đi đã định (XTE-Cross Track Error)

Chế độ báo động dạt ngang khỏi đường đi sử dụng khi tàu ta đặt chế độ hàng hải theo điểm hoặc theo tuyến, máy thu đã vạch ra một tuyến chạy, trong quá trình tàu hành trình, nếu vị trí tàu lệch ra khỏi tuyến chạy tàu đã vạch ra đó quá một khoảng nhất định thì máy sẽ phát tín hiệu báo động để sĩ quan hàng hải có biện pháp điều chỉnh đưa tàu trở lại đúng tuyến đi đã định. Các thao tác đặt chế độ báo động này bao gồm đặt khoảng báo động dạt ngang và kích hoạt chế độ báo động (xem phần a ở trên). Cần lựa chọn giá trị đặt khoảng báo động cho phù hợp với thực tiễn hàng hải. Nếu đặt khoảng báo động là 0.00 NM thì chế độ này không hoạt động. Khi tàu dạt ngang ra khỏi đường đi một khoảng cách lớn hơn khoảng cách đã đặt trên thì máy sẽ phát âm thanh báo động. Để tạm thời tắt âm thanh này nhấn phím CLR.

e. Đặt báo động lệch hướng khỏi hướng chạy tàu đã định (CDI-Course Deviation Indicator).

Chế độ báo động lệch hướng tàu khỏi hướng đi đã định sử dụng khi tàu ta đặt chế độ hàng hải theo điểm hoặc theo tuyến, máy thu đã vạch ra một tuyến chạy. Trong quá trình tàu hành trình, tàu ta sẽ có sự đảo mũi do đặc tính của máy lái tự động, do sóng gió... nhưng giá trị góc lệch hướng do sự đảo mũi này thường không lớn quá. Nếu vì lý do gì đó, ví dụ như sóng gió quá lớn hoặc máy lái có sự cố làm tàu mất lái thì hướng mũi tàu có thể bị lệch quá lớn ra khỏi hướng chạy tàu đã vạch ra. Khi đó máy thu GPS sẽ phát tín hiệu báo động để sĩ quan hàng hải có biện pháp điều chỉnh thích hợp. Các thao tác đặt chế độ báo động này bao gồm đặt góc báo động lệch hướng và kích hoạt báo động (xem phần a ở trên). Giá trị mặc định cho góc đặt báo động với máy mới lắp đặt là 45o. Ta có thể lựa chọn giá trị khác cho phù hợp, ví dụ như 25o, 30o, 35o. Nếu đặt góc báo động là 00o thì chế độ này không hoạt động. Khi tàu lệch hướng khỏi đường đi đã định một góc lớn hơn trị số đã đặt trên thì máy sẽ phát âm thanh báo động. Để tạm thời tắt âm thanh này nhấn phím CLR.

6. Sử dụng các phím MOB và EVT

Trong tình huống khẩn cấp khi có người rơi xuống nước, cùng với các hành động cần thiết khác, sĩ quan hàng hải có thể nhấn ngay phím MOB

(Man Overboard) trên máy thu GPS để đánh dấu lại vị trí có người rơi xuống nước này. Vị trí này sẽ được lưu lại vào waypoint số 000 và màn hình MOB sẽ xuất hiện và liên tục chỉ thị cho sĩ quan trực ca biết khoảng cách và hướng lái cần thiết để quay lại vị trí MOB để cứu nguời, thời gian trôi qua kể từ lúc nhấn MOB, tọa độ vị trí MOB…

Ở chế độ MOB này chỉ có thể sử dụng 5 phím: EVT, CLR, CTRS, PWR/DIM, OFF. Khi có âm thanh báo động, nhấn CLR để tắt âm thanh. Nếu nhấn CLR tiếp sẽ hủy bỏ chế độ MOB và màn hình quay trở lại chế độ hiển thị trước khi nhấn phím MOB.

Khi tàu chạy qua bất cứ một vị trí nào, nếu sĩ quan trực ca nhận thấy cần phải lưu trữ lại vị trí này để sử dụng hoặc lưu ý sau này (ví dụ: vị trí có chướng ngại, vị trí có dòng chảy mạnh…) thì có thể nhấn phím EVT (EVENT). Phím EVT này có thể nhấn và có tác dụng khi màn hình đang ở bất kỳ chế độ chỉ thị nào. Các vị trí tại thời điểm nhấn phím EVT sẽ được tự động lưu lại vào các Waypoint từ số 001 đến 199. Nếu quá số lượng trên thì sẽ lưu trữ đè lên các vị trí cũ nhất.

Có thể lưu vị trí EVT và gán cho vị trí này một tên waypoint bất kỳ nào đó trong khoảng từ 001 đến 199 bằng cách nhấn EVT, sau đó dùng các phím số nhập tên tùy ta chọn cho vị trí EVT đó, kết thúc nhấn ENT. Chỉ thị EVT và số của waypoint nói trên sẽ nhấp nháy trong 10 giây cùng với ngày và giờ lưu vị trí, tọa độ vị trí EVT.

Để gọi lại vị trí MOB hoặc EVT, nhấn phím MENU để vào Menu chính của máy, nhấn phím 1 để chọn vào trang màn hình 1.WAYPOINT, dùng các phím số nhập số tên waypoint của vị trí MOB hoặc EVT, nhấn ENT. Trên màn hình sẽ hiện tên waypoint và tọa độ đã lưu giữ của vị trí này.

Một phần của tài liệu KHAI THÁC sử DỤNG máy GPS (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w