L/L UNIT =

Một phần của tài liệu KHAI THÁC sử DỤNG máy GPS (Trang 29 - 32)

+) Lựa chọn thông số định vị trung bình:

Có thể lựa chọn hằng số trung bình cho máy thu GPS để máy thu sẽ tính toán giá trị trung bình của các thông số như vị trí, tốc độ, hướng đi trong một khoảng thời gian dài hay ngắn và hiển thị kết quả trên màn ảnh. Các giá trị này cho từ 1 đến 9. Nếu chọn các giá trị lớn thì máy sẽ tính toán các thông số nói trên trong từng khoảng thời gian ngắn và các trị số sẽ cập nhật liên tục với từng mức thay đổi nhỏ. Tuy nhiên trị số hiển thị như vậy có thể bị trễ so với thời gian. Nếu chọn các hằng số nhỏ thì các thông số sẽ được lấy giá trị trung bình kém thường xuyên hơn, trong những khoảng thời gian dài hơn nhưng chỉ số của chúng được cập nhật nhanh, không bị trễ về thời gian.

Để chọn giá trị hằng số trung bình này làm như sau: Nhấn MENU để vào Menu máy, nhấn phím số 8 để vào 8.INIT. SET, nhấn phím số 1 để chọn

1.AVERAGE. Dùng các phím dịch chuyển con trỏ ,  để chọn các giá trị thích hợp từ 1, 3, 5, 7, 9. Thông thường chọn giá trị trung bình, ví dụ 5 hoặc 3, 7.

+) Lựa chọn các giá trị giới hạn độ cao vệ tinh và giới hạn giá trị DOP: Giá trị DOP (Dilution of Precision) biểu thị tương quan về mặt bố trí hình học của các vệ tinh trong không gian so với vị trí máy thu có tốt hay không. Nếu trị số DOP càng nhỏ nghĩa là tương quan hình học của các vệ tinh càng tốt và độ chính xác định vị càng cao. Lý tưởng là giá trị DOP này bằng 1. Trị số này càng lớn thì sai số định vị càng lớn.

Ta có thể đặt giới hạn của trị số DOP này ở một mức nào đó. Nếu trị số DOP vượt quá mức này thì máy thu sẽ tự cắt bỏ vị trí xác định, tự động loại bỏ các vệ tinh không cần thiết, tìm và thu nhận các vệ tinh khác để có được thông số DOP nhỏ hơn và cho vị trí có độ chính xác tốt hơn.

Để đặt giới hạn này, nhấn MENU để hiện Menu của máy, nhấn phím số 3 để chọn 3.GPS. Dùng các phím dịch chuyển  hoặc  đưa dấu nhắc xuống dòng 5.DOP MASK. Nhập giá trị giới hạn DOP bằng các phím số và nhấn ENT để xác nhận. Giá trị giới hạn này thường lựa chọn trong khoảng 5 đến 10 là thích hợp.

Do chuyển động hàng ngày của Trái Đất và chuyển động quay quanh Trái đất của vệ tinh, trên Trái Đất cũng sẽ quan sát được hiện tượng vệ tinh mọc lặn giống như một thiên thể. Tại thời điểm vệ tinh gần đường chân trời có độ cao nhỏ, do sự khúc xạ khí quyển có tác động mạnh hơn đến đường truyền sóng so với thời điểm vệ tinh có độ cao lớn nên sai số truyền sóng lớn hơn, sai số đo khoảng cách lớn hơn dẫn đến độ chính xác định vị sẽ kém hơn so với lúc vệ tinh có độ cao lớn. Ngoài ra, số lượng vệ tinh trong tầm nhìn của anten máy thu cũng khá nhiều, khoảng 10-14 vệ tinh. Do đó ta có

thể loại bỏ bớt một số vệ tinh có độ cao quá nhỏ có sai số đo khoảng cách lớn để tăng độ chính xác định vị mà vẫn đảm bảo đủ số lượng vệ tinh cần thiết để thu tín hiệu phục vụ xác định vị trí. Để loại bỏ các vệ tinh có độ cao thấp, trong máy thu có chế độ đặt giới hạn độ cao vệ tinh, chỉ các vệ tinh có độ cao lớn hơn giá trị đã đặt trước này mới được lựa chọn để xác định vị trí.

Để đặt giới hạn độ cao vệ tinh, cũng trong Menu con 3.GPS, Dùng các phím dịch chuyển  hoặc  đưa dấu nhắc xuống dòng 6.ELV MASK. Sẽ xuất hiện cho ta một số lựa chọn sẵn gồm 0o/3o/5o/10o/15o. Dùng các phím dịch chuyển con trỏ ,  chọn giá trị giới hạn cần thiết, nhấn ENT xác nhận. Thông thường chọn khoảng 5o hoặc 10o là thích hợp hơn cả.

+) Cài đặt các thông số cho phương thức định vị bằng vi phân GPS (DGPS):

Để sử dụng được chế độ vi phân GPS, máy thu KGP-913 đòi hỏi phải có an ten DGPS riêng và thiết bị thu xử lý tín hiệu DGPS, hoặc sử dụng Model KGP-913D đã tích hợp sẵn thiết bị thu xử lý tín hiệu DGPS.

Các chế độ cài đặt DGPS gồm chế độ OFF, ON và AUTO

Chế độ OFF sử dụng khi không thu nhận tín hiệu DGPS, chỉ thu tín hiệu từ vệ tinh GPS và định vị thông thường.

Chế độ ON là chế độ thu nhận tín hiệu từ trạm DGPS, kết hợp với tín hiệu từ vệ tinh để xác định vị trí có hiệu chỉnh DGPS, trên màn ảnh sẽ có chỉ thị bằng chữ D thông báo máy đang xác định vị trí vi phân DGPS. Trong trường hợp này, nếu mất tín hiệu từ trạm DGPS thì chỉ thị D trên màn ảnh sẽ nhấp nháy, máy không tiếp tục xác định vị trí được và phát ra âm thanh báo động.

Chế độ AUTO: máy tự động tìm và thu nhận tín hiệu từ trạm vi phân DGPS nếu có để xác định vị trí vi phân, trên màn ảnh có chỉ thị chữ D. Nếu mất tín hiệu trạm vi phân thì sau một khoảng thời gian ngắn, máy tự động chuyển sang chế độ định vị GPS thông thường, máy vẫn có vị trí. Chữ D

trên màn ảnh sẽ mất đi.

Để cài đặt chế độ thu DGPS, nhấn MENU để hiện Menu của máy, nhấn phím số 4 để chọn 4.DGPS. Tại dòng 1.DGPS MODE dùng các phím chuyển con trỏ ,  để chọn chế độ OFF, AUTO hoặc ON, nhấn ENT xác nhận.

Dùng các phím chuyển con trỏ ,  đưa dấu nhắc xuống dòng 2.BAUD RATE và nhấn ENT. Tiếp tục dùng các phím chuyển ,  để chọn giá trị 4800 bps, nhấn ENT xác nhận. Đây là giá trị mặc định để kết nối và chuyển số liệu của máy thu GPS và các máy móc hàng hải khác.

Nhấn phím số 4 để chọn 4. STN SEL. Màn hình hiện ra hai chế độ AUTO/MANUAL. Nếu chọn AUTO thì máy sẽ tự động làm các phần việc còn lại, tự động thu nhận tín hiệu DGPS nếu có và chuyển trở lại sang chế độ GPS nếu mất tín hiệu DGPS. Nếu chọn MANUAL thì sĩ quan hàng hải phải thực hiện thao tác chọn trạm bằng tay. Để chọn AUTO hoặc MANUAL, dùng các phím chuyển ,  để chọn và nhấn ENT xác nhận.

Nếu chọn MANUAL thì tiếp tục làm như sau: dịch dấu nhắc xuống dòng

5.FREQUENCY bằng các phím ,  và nhập tần số của trạm DGPS, nhấn ENT xác nhận. Tiếp tục dùng các phím chuyển con trỏ ,  đưa dấu nhắc xuống dòng thứ 6.BIT RATE để lựa chọn tốc độ truyền dữ liệu, nhấn ENT, dùng các phím chuyển con trỏ ,  để chọn thống số BIT RATE thích hợp và nhấn ENT xác nhận.

Để chọn được trạm phát vi phân DGPS và các thông số của trạm vi phân GPS (vị trí, tên trạm, tầm xa hoạt động, trạng thái hoạt động, tần số và tốc độ truyền dữ liệu…), cần căn cứ vào vị trí hiện tại của tàu ta đang ở gần một trạm vi phân nào đó trong tầm hoạt động của trạm đó thì mới có thể thu được tín hiệu. Danh mục các trạm vi phân GPS trên thế giới và các thông số cần thiết của trạm có thể tra trong quyển Danh mục tín hiệu Radio do Anh xuất bản, quyển 2 (Admiralty List of Radio Signal – Vol.2). Khi tàu chuyển sang vùng bao phủ của một trạm DGPS khác thì phải thực hiện lại các thao tác chọn trạm từ đầu. Nếu tàu không nằm trong vùng bao phủ của một trạm DGPS nào thì cần đưa chế độ DGPS về OFF để máy thu có thể xác định vị trí bằng chế độ GPS thông thường.

Máy thu GPS KGP-913 không có chức năng thu tín hiệu của hệ thống tăng cường vi phân diện rộng (WAAS).

- Tắt máy thu GPS: Trong điều kiện khai thác bình thường nói chung không bao giờ tắt máy thu. Chỉ tắt máy thu tạm thời trong các trường hợp cần thiết như máy bị treo không có vị trí cần khởi động lại, tàu vào đà sửa chữa lâu dài và nguồn điện chính bị cắt… Muốn tắt máy thu, nhấn phím OFF và giữ khoảng 2 giây để tắt máy thu. Các dữ liệu hiện tại sẽ được lưu giữ lại để sử dụng cho lần khởi động máy tiếp theo.

Một phần của tài liệu KHAI THÁC sử DỤNG máy GPS (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w