GPS 1:GPS MONITOR

Một phần của tài liệu KHAI THÁC sử DỤNG máy GPS (Trang 26 - 28)

1:GPS MONITOR 2 FIX MODE = 2D 3 DATUM = WGS-84 4 ANT.H = 0125 ft 5 DOP MASK = 07 6 ELV MASK = 10

ANT.H trong Menu 3.GPS. Với cùng một trạng thái vệ tinh, nếu chọn 3D thì trị số PDOP thường lớn hơn trị số HDOP nếu chọn chế độ 2D.

+) Lựa chọn chế độ trắc đạc phù hợp với hải đồ đang dùng:

Hệ thống trắc đạc chuẩn cho hệ GPS là WGS-84. Hầu hết các hải đồ xuất bản hiện nay đều được xây dựng trên cơ sở hệ trắc đạc này. Khi đó vị trí tàu thu được trên màn chỉ thị máy thu GPS (theo kinh vĩ độ) có thể thao tác trực tiếp trên hải đồ. Một số hải đồ, do nhiều nguyên nhân khác nhau, chưa kịp chuyển đổi sang hệ trắc đạc WGS-84 này. Nếu thao tác vị trí GPS lên hải đồ này sẽ gây ra một sai số nhất định.

Để khắc phục sai số này, có thể hiệu chỉnh hệ trắc đạc của máy thu để máy thu có thể tính toán vị trí theo hệ trắc đạc phù hợp với hệ trắc đạc của hải đồ đang dùng. Cụ thể trong máy thu đã tích hợp các thông số hiệu chỉnh của hầu hết các hệ trắc đạc địa phương khác trên thế giới. Khi sử dụng hải đồ, cần kiểm tra xem hệ trắc đạc của hải đồ là hệ nào. Nếu không phải là hệ WGS-84 thì cần thay đổi lại hệ trắc đạc của máy thu như sau: nhấn MENU để vào Menu của máy, nhấn phím số 3 để chọn 3.GPS (hoặc sử dụng phím mũi tên  đưa dấu nhắc xuống dòng 3.GPS và nhấn ENT). Nhấn tiếp phím số 3 để chọn 3.DATUM (hoặc sử dụng phím mũi tên  đưa dấu nhắc xuống dòng 3.DATUM và nhấn ENT). Trên màn hình sẽ xuất hiện tên của hệ thống trắc đạc đang sử dụng. Muốn chuyển hệ trắc đạc khác nhấn  để hiện ra một bảng các hệ thống trắc đạc địa phương đã tích hợp sẵn trong máy (bảng này cũng được cho trong phần cuối của sách hướng dẫn sử dụng máy thu), dùng các phím dịch chuyển , ,  để chọn hệ trắc đạc cần thiết theo như hải đồ đang dùng, nhấn ENT để xác nhận.

Khi chuyển hải đồ khác cần kiểm tra lại hệ trắc đạc của hải đồ mới này và thay đổi lại hệ trắc đạc của máy thu nếu cần thiết.

+) Đặt các giá trị bù sai số: có hai cách hiệu chỉnh như sau

Một số hải đồ không có thông tin rõ ràng về hệ trắc đạc, trong trường hợp này cần đặt hệ trắc đạc của máy thu theo hệ WGS-84. Nếu trên hải đồ có các thông báo hiệu chỉnh vị trí thu được trên máy thu định vị vệ tinh trong khu vực của hải đồ này thể hiện (theo ∆ϕ và ∆λ) thì cần hiệu chỉnh lại trước khi thao tác vị trí GPS lên hải đồ (xem thêm phần Hệ trắc đạc WGS- 84, phần bài giảng lý thuyết).

Để giảm bớt thao tác hiệu chỉnh kinh vĩ độ như trên bằng cách cộng trừ bằng tay trước khi thao tác vị trí GPS lên hải đồ, có thể sử dụng chức năng hiệu chỉnh sai số vị trí của máy thu GPS. Nhấn MENU để vào Menu, nhấn phím số 5 để vào dòng 5.COMP. Chọn 1.LAT/LON, dùng phím  đưa con trỏ xuống vùng nhập giá trị hiệu chỉnh (CORRECTION AMOUNT) và nhập giá trị hiệu chỉnh trên hải đồ vào máy thu, kết thúc nhấn ENT. Trong vùng

CORRECT POSITION sẽ hiện ra giá trị tọa độ đã hiệu chỉnh theo lượng hiệu chỉ trên. Khi chuyển hải đồ cần điều chỉnh lại số hiệu chỉnh cho thích hợp với hải đồ mới.

Ngoài ra, khi tàu đang nằm cầu

hoặc chạy qua rất gần cầu tàu và coi như có tọa độ tức thời chính xác nhưng máy thu GPS lại cho giá trị khác với vị trí này thì có thể tiến hành hiệu chỉnh bằng cách nhập trực tiếp tọa độ chính xác này vào máy thu. Khi tàu chạy xa khỏi vùng cầu cảng nói trên thì lượng hiệu chỉnh này không còn ý nghĩa nữa và nên đặt lại giá trị hiệu chỉnh sai số vị trí về 0. Để thao tác, làm tương tự như trên nhưng nhập ngay tọa độ chính xác ở vùng CORRECT POSITION. Máy sẽ tự tính cho ta lượng hiệu chỉnh ở vùng CORRECTION AMOUNT ở dưới.

+) Nhập múi giờ đang sử dụng

Cũng với chức năng ở Menu con 5.COMPENSATION như trên, chọn

4.TIME và nhập số liệu của số múi giờ đang dùng trên tàu, nhấn ENT để xác nhận. Khi đó thời gian chỉ thị trên máy thu GPS sẽ là giờ tàu. Khi tàu đổi giờ cần phải thay đổi lại số liệu của múi giờ cho phù hợp.

+) Nhập độ cao của anten:

Đây là thông số rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến độ chính xác định vị. Yêu cầu nhập độ cao của an ten so với mặt biển. Nhấn MENU để hiện Menu của máy, nhấn phím số 3 để chọn 3.GPS. Dùng các phím dịch chuyển  hoặc  đưa dấu nhắc xuống dòng 4.ANT.H. Nhập độ cao an ten bằng các phím số và nhấn ENT để xác nhận.

Để tính độ cao an ten so với mặt biển thường làm như sau: Khi lắp ráp máy thu GPS lên tàu cần xác định trước độ cao của an ten so với ki tàu (H) và ghi nhớ thông số này. Sau đó tùy theo mớn nước tàu theo từng chuyến đi để tính độ cao an ten gần đúng theo công thức: độ cao anten = H – mớn nước.

+) Chọn đợn vị đo tốc độ và khoảng cách: máy thu GPS cho phép lựa chọn các đơn vị đo khoảng cách và tốc độ khác nhau gồm km, hải lý, dặm (dặm Anh) tương ứng với km/giờ, hải lý/giờ, dặm/giờ. Với tàu biển thì ta lựa chọn đơn vị hải lý và hải lý/giờ (NM và KTS).

Một phần của tài liệu KHAI THÁC sử DỤNG máy GPS (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w