Thực trạng về tài chính

Một phần của tài liệu CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HCM 2011 - 2020 (Trang 57 - 60)

Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị trực thuộc Bộ

Giáo dục và Đào tạo. Trực thuộc ĐHNL gồm có các đơn vị thanh toán và các đơn vị

tự hạch toán nội bộ. ĐHNL được Bộ GD&ĐT giao quyền tự chủ tài chính đơn vị sự

nghiệp có thu (tự trang trải một phần kinh phí hoạt động thường xuyên). Ngoài các khoản kinh phí ngân sách nhà nước cấp hỗ trợ bảo đảm hoạt động thường xuyên (theo mức Bộ GD&ĐT giao mỗi năm được tăng theo tỷ lệ quy định của Thủ tướng Chính phủ), Đại học Nông Lâm còn có các khoản thu theo quy định hiện hành, gồm: thu học phí GD&ĐT, thu lệ phí tuyển sinh và các khoản thu hợp pháp khác

(như thu lệ phí cấp văn bằng, chứng chỉ, thu lệ phí nội trú, thu từ các hợp đồng nghiên cứu khoa học, liên kết đào tạo, thu nhập từ các hoạt động chuyển giao khoa học công nghệ, cung ứng dịch vụ, thu thanh lý tài sản, thu các khoản ủng hộ, tài trợ, qùa tặng của các tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước…)

Bảng 3.21: Tổng hợp nguồn thu tài chính theo hoạt động giai đoạn 2006-2010

ĐVT: Triệu đồng Giai đoạn 2006-2010 STT Nội dung Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Tổng số Tổng số thu của đơn vị 118,074 121,628 133,318 136,885 145,792 655,697 I Tổng số thu từ phí,lệ phí, thu

khác 61,292 69,533 72,543 73,475 78,000 354,843

1 Học phí 36,538 44,288 48,677 59,470 64,325 253,298

2 Lệ phí 2,793 2,547 3,387 2,427 2,876 14,030

3 Liên kết đào tạo khai thác cơ sở vật

chất 2,512 1,997 2,961 747 775 8,992

4 Hoạt động SX, cung ứng dịch vụ

các trung tâm 16,134 17,626 13,782 6,950 6,273 60,765 5 Thu sự nghiệp khác 3,315 3,075 3,736 3,881 3,751 17,758 II Kinh phí ngân sách nhà nước cấp 56,782 52,095 60,775 63,410 67,792 300,854

A Dự toán chi thường xuyên 30,011 35,217 34,369 43,463 47,820 190,880

1 Dự toán chi TX Sự nghiệp giáo

dục-đào tạo 24,787 24,952 28,281 35,669 42,953 156,642 2 Đào tạo, bồi dưỡng CB,CC 90 54 85 68 67 364

3 Dự toán thực hiện các đề tài NCKH

cấp NN, cấp Bộ, ngành, cấp CS 3,224 8,265 2,088 4,119 2,300 19,996 4 Chương trình mục tiêu quốc gia 2,000 2,000 4,000 3,675 2,500 14,175

B Chi đầu tư phát triển 26,771 16,878 26,406 19,947 19,972 109,974

Nguồn tin: Báo cáo Tài chính và dự toán của nhà trường.

Nguồn thu từ phí, lệ phí, thu khác được để lại đơn vị sử dụng theo chế độ quy định trong đó:

- Mức thu học phí của sinh viên từ năm học 2006 - 2009 là: 1.800.000

đồng/năm theo Quyết định số 70/1998/QĐ-TTg ngày 31/03/1998 của Thủ tướng

Chính phủ.

- Mức thu học phí của sinh viên năm học 2009 – 2010 là: 2.400.000

đồng/năm theo Quyết định số 1310/QĐ-TTg ngày 21/08/2009 của Thủ tướng Chính

phủ về việc điều chỉnh khung học phí đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

Bảng 3.22. Tổng hợp nguồn chi Tài chính theo hoạt động giai đoạn 2006-2010

ĐVT: Triệu đồng Giai đoạn 2006-2010 STT Nội dung Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Tổng số

Tổng số chi của đơn vị 118,074 121,628 133,309 136,885 145,792 655,688 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

A Chi từ nguồn NSNN cấp 56,782 52,095 60,775 63,410 67,792 300,854

1 Chi thường xuyên 25,095 26,247 28,974 35,601 42,953 158,870

2

Chi thực hiện các đề tài NCKH cấp NN, cấp Bộ, ngành, cấp CS

2,866 6,284 1,391 4,119 2,300 16,960

3 Đào tạo, bồi dưỡng CB,CC 90 54 85 68 67 364

4

Chương trình mục tiêu quốc gia Kinh phí ngân sách nhà nước

1,960 2,632 3,919 3,675 2,500 14,686

5 Chi đầu tư phát triển 26,771 16,878 26,406 19,947 19,972 109,974

B

Chi từ nguồn thu được để lại đơn vị sử dụng theo chế độ quy định

1 Chi thường xuyên 52,754 61,046 62,506 58,565 63,148 298,019

2 Chi Viện trợ, đầu tư phát triển 8,538 8,487 10,028 14,910 14,852 56,815

Nguồn tin: Báo cáo Tài chính và dự toán của nhà trường.

Việc sử dụng nguồn tài chính được thực hiện cụ thể như sau:

Nguồn tài chính và nội dung chi được thực hiện theo điều 14, 15, 16, 17 của Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính

đối với đơn vị sự nghiệp công lập, Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/08/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của chính phủ, thông tư số 81/2006/TT-BTC Ngày 06/09/2006 của Bộ Tài chính

hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế tài chính, và các văn bản pháp luật khác của Nhà nước. Thông tư số 113/2007/TT- BTC ngày 24/9/2007 sửa đổi bổ sung Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/08/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của chính phủ.

Trích lập và sử dụng các quỹ được thực hiện theo điều 19 của Nghị định 43

và các văn bản pháp luật khác của Nhà nước.

Thực hiện chế độ kế toán, báo cáo, quyết toán theo Quyết định 19/2006/QĐ- BTC ngày 30/03/2006 của Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ kế toán hành chính sự nghiệp và theo điều 30, 31 của Nghị định 43 và các văn bản pháp luật khác của

Nhà nước.

- Nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp bao gồm các khoản: Chi thường xuyên và chi chương trình mục tiêu, chi đầu tư phát triển giai đoạn 2006-2010 như

sau.

+ Nguồn kinh phí NSNN cấp kinh phí hoạt động cho sự nghiệp đào tạo của

nhà trường giai đoạn 2006-2010 khoảng 45% đến 50% so với tổng chi của nhà

trường, trong đó chi thường xuyên 24,23%. Đối với nguồn kinh phí này được cấp phát theo chỉ tiêu quy mô tuyển sinh hàng năm.

+ Chi đầu tư phát triển từ NSNN cấp hàng năm tùy theo qui mô đào tạo và nhu câu xây dung từng dự án, trong những năm qua kinh phí này được đầu tư khá

lớn cho việc xây dựng viện công nghệ sinh học và môi trường, nhà luyện tập thi đấu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Nguồn tài trợ: Nguồn kinh phí này phụ thuộc rất lớn vào chương trình dự

án tài trợ của của các nước. Tuy nhiên, tỷ trọng chi cho hoạt động nghiệp vụ chuyên môn rất lớn, phần hỗ trợ để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị không cao.

Trong khi đó, nhu cầu về đầu tư xây dựng cơ bản và trang thiết bị để đáp ứng yêu cầu phát triển rất lớn.

+ Nguồn thu học phí: Đối với kinh phí từ nguồn này thường chiếm khoảng

50% đến 55% tổng kinh phí chi tiêu của nhà trường, đối với việc chi cho công tác chuyên môn giảng dạy, thực hành thực tập chiếm phần lớn, bên cạnh đó nhà trường cũng đã cân đối nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cũng rất lớn chủ yếu

để sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn và mua sắm những trang thiết bị có giá trị

vừa và nhỏ. Nguồn kinh phí này có xu hướng gia tăng hàng năm tương ứng với việc

tăng quy mô đào tạo và nhu cầu của xã hội.

+ Nguồn kinh phí thu từ các hoạt động liên kết đào tạo khai thác cơ sở vật chất, hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ thường thì dựa trên nguyên tắc lấy thu bù chi và hỗ trợ một phần cho hoạt động thường xuyên, quản lý và cơ sở vật chất.

Để đáp ứng nhu cầu đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật cho các địa phương,

kinh phí này theo báo cáo thì từ năm 2008 đến 2010 giảm hàng năm do đối tượng theo học giảm, dẫn đến qui mô đào tạo giảm, mức thu học phí không thể cao hơn qui định của nhà nước vì vậy nguồn kinh phí này chỉ hỗ trợ được một phần kinh phí hoạt động của trường.

3.2.8. Thực trạng công tác đảm bảo chất lượng a. Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000

Một phần của tài liệu CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HCM 2011 - 2020 (Trang 57 - 60)