Thí nghiệm lần 3

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng tạo màng BC từ chủng gluconacetobacter bằng phương pháp gây đột biến tia UV (Trang 36 - 38)

5. Điểm mới của đề tài

3.2.3. Thí nghiệm lần 3

Tiến hành thí nghiệm tương tự như lần 1, 2.Bố trí thí nghiệm như hình 3.8.

Hình 3.8. Xử lý đột biến 3 phút vi khuẩn Gluconacetobacter BHN2

Sau thí nghiệm, ở các hộp petri khi xử lý ở 3, 5, 7 phút khuẩn lạc vẫn mọc với mật độ giảm dần; ở 9 phút, không một khuẩn lạc nào sống sót.Kết quả này tương tự với 2 lần thí nghiệm trên.Ở đây thấy rõ sự thay đổi về mật độ khuẩn lạc. Khuẩn lạc mọc rất tốt ở khoảng 3 phút, mọc khá tốt ở 5 phút, mọc yếu ở 7 phút và hoàn toàn không có khuẩn lạc ở 9 phút. Hình ảnh khuẩn lạc vi khuẩn

Hình 3.9. Khuẩn lạc vi khuẩn Gluconacetobacter BHN2 xử lý đột biến 3 phút sau 3 ngày

Khuẩn lạc mọc tốt và khỏe.Bề mặt khuẩn lạc trơn, bóng, mép có thể phẳng hay xù xì.

Tiến hành lặp lại thí nghiệm 3 lần.Kết quả thí nghiệm được thể hiện qua bảng 3.1.

Bảng 3.1. Ảnh hưởng của thời gian tác động tia UV đến khả năng sinh trưởng của vi khuẩn Gluconacetobacter BHN2

Thời gian đột biến (phút) Khả năng mọc của vi khuẩn

3 +++ 5 ++ 7 + 9 - Chú thích: +++: Mọc rất tốt (mật độ khuẩn lạc >30CFU/đĩa) ++: Mọc khá (mật độ khuẩn lạc từ 4-10 CFU/đĩa) +: Mọc yếu (mật độ khuẩn lạc từ 1 - 3 CFU/đĩa) -: Không mọc trên 50% số đĩa petri

Như vậy, tại thời điểm 3 phút số lượng khuẩn lạc mọc tốt, tại thời điểm 5 phút, khả năng sống sót của vi khuẩn khá, tại thời điểm 7 phút số lượng khuẩn lạc mọc yếu nhất. Ở thời gian 9 phút, không một tế bào nào của vi khuẩn sống sót, tuy nhiên tác động tia UV dưới 7 phút thì chúng vẫn mọc.

Như vậy, vấn đề đặt ra là cần lựa chọn khoảng thời gian xử lý đột biến tia UV phù hợp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng tạo màng BC từ chủng gluconacetobacter bằng phương pháp gây đột biến tia UV (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)