Phân tích biến động giữa thực tế và kế hoạch từng khoản mục chi phí sản

Một phần của tài liệu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty trách nhiệm hữu hạn trà ôn (Trang 58 - 63)

chi phí sản xuất trong tháng 03/2014

Mục đích phân tích biến động chi phí theo từng khoản mục giữa thực tế và kế hoạch là nhằm đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch đề ra của công ty.

Nhằm đƣa ra kết luận việc lập kế hoạch của bộ phận kế toán có phù hợp với thực tế hay không. Việc phân tích còn giúp cho ban Giám đốc có những căn cứ đề ra những quyết định hữu ích, kịp thời nhằm tiết kiệm chi phí, ngăn chặn dƣợc những hiện tƣợng lãng phí, sử dụng đƣợc chi phí đúng mục đích, có hiệu quả nhằm hạ thấp giá thành sản phẩm.

Đối với công ty việc xác lập hệ thống các định mức về chi phí nguyên vật liệu, nhân công cũng nhƣ dự toán về chi phí phục vụ và quản lý sản xuất cho sản phẩm chủ yếu dựa vào kinh nghiệm sản xuất của các năm trƣớc.

48

Bảng 4.6: Chênh lệch chi phí thực tế so với kế hoạch của tháng 03/2014

ĐVT: đồng Khoản mục chi phí Kế hoạch Thực tế Chênh lệch tháng 3 thực tế và kế hoạch Số tiền Tỷ lệ % CPNVLTT 419.707.133 405.011.576 (14.695.557) (3,6) CPNCTT 70.056.500 71.755.000 1.698.500 2,4 CPSXC 95.312.563 97.323.483 2.010.920 2,1 Tổng 585.076.196 574.290.059 (10.986.137) 0,9

Nguồn: phòng kế toán công ty TNHH Trà Ôn

Qua bảng phân tích chênh lệch các khoản mục chi phí cho thấy chi phí thực tế thấp hơn so với dự toán là 10.986.137 đồng nhƣng tỷ lệ tƣơng đƣơng lại cao hơn 0,9%. Đó là do chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng khá lớn trong chi phí sản xuất sản phẩm mà chi phí nguyên vật liệu trực tiếp lại tiết kiệm đƣợc 14.695.557 đồng so với dự toán nhƣng chỉ tƣơng ứng với 3,6%, có thể công ty đã sử dụng nguyên vật liệu một cách hợp lý không gây lãng phí nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất. Bên cạnh đó chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung đều tăng so với mức đề ra, cụ thể là chi phí nhân công trực tiếp tăng thêm 1.698.500 đồng và chi phí sản xuất chung tăng thêm 2.010.920 đồng do đã bƣớc vào đầu mùa khô nên sản lƣợng tăng lên nhƣng không đáng kể. Qua bảng phân tích ta đã thấy đƣợc có sự thay đổi giữa tỷ trọng thực tế và kế hoạch. Vậy để biết đƣợc nguyên nhân của sự thay đổi chúng ta sẽ tiến hành phân tích chi tiết từng khoản mục chi phí để có thể thấy rõ nguyên nhân của sự biến động.

Mục tiêu của việc phân tích tình hình biến động các khoản mục chi phí nhằm đánh giá mức chênh lệch của các khoản mục chi phí. Từ đó làm rõ mức tiết kiệm hay vƣợt chỉ tiêu của từng khoản mục đến giá thành.

Trong đó chi phí nguyên vật liệu trong tổng giá thành sản phẩm luôn chiếm một tỷ trọng lớn hơn các chi phí khác, vì vậy tiết kiệm đƣợc chi phí nguyên vật liệu là rất cần thiết. Mặt khác chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung dù có biến động nhƣng không đáng kể. Chính vì thế ta tiến hành phân tích chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

49

* Phân tích chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ảnh hƣởng bởi nhiều yếu tố trong đó chủ yếu là do biến động giá thị trƣờng và yếu tố chủ quan của đơn vị sản xuất về việc quản lý, sử dụng nguyên vật liệu sản xuất và tuân thủ định mức sản xuất nên việc phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu là rất cần thiết.

Do tính đặc thù của sản phẩm nên chỉ có hai nguyên vật liệu chính để tiến hành phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Thông qua bảng phân tích ở trên ta đã thấy khái quát đƣợc tình hình biến động của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là biến động tốt do tiết kiệm đƣợc 12.137.466 đồng. Để hiểu rõ hơn về tình hình biến động về lƣợng và giá của nguyên vật liệu chúng ta sẽ tiến hành phân tích cụ thể các loại nguyên vật liệu chính trong quá trình sản xuất để xem ảnh hƣởng của sự biến động và nguyên nhân chủ yếu là do đâu dẫn đến sự biến động đó.

Bảng phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đƣợc thu thập số liệu từ phòng kế toán nhƣ sau:

Giải thích:

* Biến động lượng: ở tháng 03/2014 mặc dù lƣợng nguyên vật liệu trực

tiếp có sự biến động tăng giảm không đồng đều nhau giữa thực tế và kế hoạch nhƣng tổng nguyên vật liệu thực tế đã sử dụng thấp hơn so với kế hoạch là 12.512.000 đồng, nguyên nhân là do sản lƣợng sản xuất thực tế thấp hơn sản lƣợng kế hoạch đề ra. Do đã rút đƣợc kinh nghiệm các kỳ trƣớc nên công ty đã lập kế hoạch cho khoản mục điện có phần thấu đáo hơn và cũng đã tiết kiệm chi phí nên khoản mục này góp phần làm cho chi phí nguyên vật liệu giảm xuống 12.412.000 đồng, đồng thời sản lƣợng NaOH và NH3 thực tế cũng thấp hơn so với kế hoạch lần lƣợt là 65.000 đồng và 1.610.000 đồng, đây là biểu hiện đáng mừng cho công ty. Tuy nhiên đối với chi phí HCl và chi phí PAC, doanh nghiệp đã không kiểm soát tốt lƣợng nguyên vật liệu xuất dùng để sản xuất, cụ thể là lƣợng HCl cao hơn so với kế hoạch là 225.000 đồng và lƣợng PAC cao hơn so với lúc dự toán là 1.350.000 đồng, bên cạnh đó cũng do máy móc đã cũ nên có hao hụt trong sử dụng mà công ty đã không dự tính trƣớc đƣợc. Nhƣng đây cũng là biểu hiện không tốt ảnh hƣởng đến giá thành sản phẩm do chƣa tiết kiệm đƣợc chi phí hóa chất.

* Biến động giá: mặc dù biến động giữa thực tế và kế hoạch không cao tất cả các khoản mục đều có biến động giá. Do công ty đã dự báo giá điện tăng hơn cả thực tế làm cho biến động giá điện giảm 2.235.100 đồng, còn đối với khoản mục chi phí NaOH và NH3 giảm lần lƣợt là 102.262,5 đồng và 212.160 đồng riêng hai khoản mục HCl và PAC tăng cao hơn kế hoạch là 284.125

50

đồng và 81.840 đồng là do giá xăng dầu tăng cao làm chi phí vận chuyển tăng gây nên việc tăng giá vật tƣ, mặc dù chỉ với biến động nhỏ. Tuy nhiên dù việc tăng giá là do nguyên nhân khách quan, công ty cũng cần thực hiện tốt công tác thu mua nguyên vật liệu để chủ động hơn trong vấn đề về giá, tiết kiệm đƣợc chi phí nguyên vật liệu.

* Tổng biến động: qua bảng phân tích tổng biến động chi phí nguyên vật liệu ta nhận thấy sự biến động về lƣợng và giá của nguyên vật liệu có tăng có giảm so với kế hoạch nhƣng nhìn chung các khoản mục đều giảm nên góp phần làm tổng biến động giảm xuống 14.695.557,5 đồng, mặc dù tổng biến động thực tế so với kế hoạch giảm nhƣng đồng thời sản lƣợng giảm vì thế biến động này cũng không mang hƣớng tích cực.

Tóm lại, do chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các loại chi phí sản xuất sản phẩm nên biến động của nó cũng ảnh hƣởng không nhỏ đến giá thành sản phẩm. Còn đối với chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung có biến động không đáng kể và chỉ chiếm một tỷ trọng không quan trọng trong chi phí sản xuất. Vì thế để góp phần làm giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm chúng ta cần có những giải pháp phù hợp với tình hình sản xuất của công ty cũng nhƣ các nhân tố khách quan bên ngoài.

51

Bảng 4.7: Bảng phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu giữa thực tế và kế hoạch của tháng 03/2014.

ĐVT: đồng

Nguồn: phòng kế toán công ty TNHH Trà Ôn

Khoản mục Quy cách Kế hoạch Thực tế Biến động Lƣợng (1) Giá (2) Tổng Lƣợng (3) Giá (4) Tổng Lƣợng (3)-(1)*(2) Giá (4)-(2)*(3) Tổng Điện kWh 330.000 1.160 371.200.000 319.300 1.153 368.420.100 (12.412.000) (2.235.100) (14.647.100) HCl lít 1.200 4.500 5.400.000 1.250 4.727,3 5.909.091 225.000 284.125 509.125 NaOH kg 380 13.000 4.940.000 375 12.727,3 4.772.727 (65.000) (102.262,5) (167.262,5) NH3 kg 850 23.000 19.550.000 780 22.728 17.727.840 (1.610.000) (212.160) (1.822.160) PAC kg 500 13.500 6.750.000 600 13.636,4 8.181.818 1.350.000 81.840 1.431.840 Tổng - - - 407.840.000 - - 405.011.576 (12.512.000) (2.183.557,5) (14.695.557,5)

61

CHƢƠNG 5

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN

TRÀ ÔN

Một phần của tài liệu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty trách nhiệm hữu hạn trà ôn (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)