HS sử dụng kiến thức liên môn: Môn Toán về dạng hình cầu của Trái Đất và chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời để giải thích hiện tượng này.

Một phần của tài liệu giáo án dự thi tích hợp liên môn bài khí quyển (Trang 51 - 53)

chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời để giải thích hiện tượng này.

- HS vẽ hình để giải thích:

- Hiện tượng: Ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa….

+ Do Trái Đất hình cầu.

+ Trái Đất chuyển động quanh MT, trục nghiêng và không đổi phương so với mặt phẳng quỹ đạo 1 góc 66033’.

=> Có thời gian nửa cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, NCN chếch xa Mặt Trời nhất và ngược lại. Dẫn đến sự thay đổi vị trí của đường phân chia sáng tối nên tạo ra hiện tượng Ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa.

+ VN thuộc nội chí tuyến nửa cầu Bắc nên vào tháng 5 Âm lịch (khoảng tháng 6,7 Dương lịch) là mùa hạ, lúc này NCB ngả về phía MT nên có ngày dài hơn đêm và ngược lại vào tháng 10 AL (tháng 11,12 Dương lịch).

2. “ Chuồn chuồn bay thấp thì mưa,Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm” Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm”

Các loài côn trùng có cánh dễ dàng cảm nhận khi độ ẩm không khí thay đổi, nhất là loài chuồn chuồn. Chuồn chuồn là loài côn trùng có cánh mỏng manh, nếu có độ ẩm cao thì không thể bay cao được, nếu độ ẩm không khí thấp thì bay lên rất cao. - Căn cứ vào đó, người ta dự đoán được khi nào trời sắp mưa khi có độ ẩm không khí cao, độ ẩm không khí cao nên chuồn chuồn không bay cao được. Khi trời nắng, độ ẩm không khí thấp mới có thể bay cao được.

3. “ Mưa tháng 7, gãy cành Trám.

Nắng tháng 8, rám trái bưởi”

Tháng 7 tức là tháng 8 dương lịch là thời kì hoạt động của áp thấp hội tụ nhiệt đới, khi các nhiễu động này hoạt động thì thành mưa to gió lớn nên “Mưa tháng 7 gãy cành Trám”. Sang tháng 8 (tức tháng 9 dương lịch) thời kì này cường độ bức xạ Mặt Trời tuy đã yếu và đã bắt đầu các đợt gió mùa đông bắc sớm, nhưng cũng có những ngày nắng nóng khác thường phía tây chi phối nên “tháng 8 nắng rám trái bưởi”

Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”.

Sử dụng kiến thức liên môn với môn Hóa: Sự tạo thành nito trong tự nhiên

Giải thích: . Câu ca dao có nghĩa là: Khi vụ lúa chiêm đang trổ đòng mà có trận mưa rào kèm theo sấm chớp thì rất tốt và cho năng suất cao. Vì sao vậy? Do trong không khí có khoảng 80% Nitơ và 20 % oxi. Khi có sấm chớp (tia lửa điện) thì nito và oxy trong không khí sẽ phản ứng với nhau:

N2+ O2 = 2NO NO+O2=NO2

4NO2+2H2O+O2= 4HNO3

Ion NO3 theo mưa rơi xuống đất. Đây là nguồn đạm rất cần cho lúa trong thời kì làm đòng vì vậy khi gặp trời mưa giông lúa trổ rất nhanh.

Mỗi năm trung bình mỗi mẫu đất được cung cấp khoảng 6-7 kg nitơ.

5. “ Trời nồm tốt mạ, trời giá tốt rau”

Mùa hè ở Việt Nam thì chịu tác động của gió mùa mùa hè: Đông Nam có mưa, Tây nam khô nóng (trừ Tây Nguyên, Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long có mưa). Khi gieo mạ có gió Đông Nam nhiệt, ẩm phong phú, cây mạ phát triển xanh tốt. Thời tiết lạnh (giá) lại phù hợp với các loại cây thực phẩm ôn đới, cận nhiệt được trồng nhiều ở vùng Bắc bộ: bắp cải, su hào, cà chua, súp lơ, cà rốt và cả các loại cây ăn quả: đào, lê, mận...đặc sản vùng miền Bắc.

+ Tổng kết trò chơi

Thư kí tổng kết điểm của các nhóm và tuyên bố giải thưởng: 1 giải nhất, 1 giải nhì và 2 giải ba.

IV. CỦNG CỐ

GV yêu cầu HS về nhà sưu tầm thêm các câu ca dao, tục ngữ liên quan đến các hiện tượng khác trong địa lí và dùng kiến thức liên môn để giải thích.

Một phần của tài liệu giáo án dự thi tích hợp liên môn bài khí quyển (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w