Đánh giá một số loại thức ăn nhân tạo dạng sệt đến sự sinh trưởng và

Một phần của tài liệu khảo sát ảnh hưởng của một số loại nông dược và thức ăn nhân tạo đối với bọ rùa sáu vệt đen (menochilus sexmaculatus fab.) trong điều kiện phòng thí nghiệm (Trang 53)

phát triển của ấu trùng bọ rùa sáu vệt đen trong điều kiện phòng thí nghiệm

Trong thí nghiệm này bột thức ăn gia súc và bột trứng gà được cho ăn ở NT12 và NT13 kết quả ghi nhận ấu trùng sống tới bốn ngày cho cả hai loại thức ăn. Nghiệm thức 14, 15 và 16 được cho ăn với bột sữa, bột nhộng tằm và hỗn hợp bột sữa và bột nhộng tằm. Kết quả ghi nhận có khác biệt thống kê so với KC khi ấu trùng được nuôi kiểm chứng bằng rầy mềm A. craccivora.

37

Bảng 3.6. Chu kỳ sinh trưởng (ngày) của bọ rùa sáu vệt đen đối với 5 công thức thức ăn dạng sệt trong điều kiện phòng thí nghiệm

(T°C: 28-30, RH%: 75-85) Nghiệm thức Ấu trùng bọ rùa Nhộng Tuổi 1 đến thành trùng

Tuổi 1 Tuổi 2 Tuổi 3 Tuổi 4

NT12 3,89 - - - - -

NT13 3.85 - - - - -

NT14 4,73a 4,16b 4,76a 4,79a - -

NT15 4,46b 4,46a 4,46b 4,46b - -

NT16 4,2c 4,13b 4,15c 4,45b 5,0a 21,84a

KC 1,47d 1,52c 1,53d 1,81c 3,14b 9,58b

CV (%) 1,7 0,9 1,7 1,4 2,7 2,2

Các số trong cùng một cột có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt nhau qua phân

tích thống kê ở mức ý nghĩa 5%, kiểm định Duncan và T-Test.

Giai đoạn ấu trùng bọ rùa

Giai đoạn T1, ở NT14 tuổi 1 kéo dài trung bình 4,73 ngày khi được cho ăn với bột sữa thì thời gian phát triển dài hơn các NT còn lại (Bảng 3.6). Tuy nhiên, ở giai đoạn T1 và với loại thức ăn này nhận thấy ấu trùng có kích thước lớn hơn nhưng di chuyển chậm chạm và cơ thể có màu xám trắng nhạt màu hơn so với ấu trùng ở NT15 và NT16. Ở NT15 tuổi 1 kéo dài trung bình 4,46 ngày khi được cho ăn với bột nhộng tằm thì cơ thể ấu trùng có màu xám đen, di chuyển nhanh nhẹn, tuy vậy kích thước nhỏ hơn so với ấu trùng ở NT14. Ở NT16 tuổi 1 kéo dài trung bình 4,2 ngày khi được cho ăn phối hợp bột nhộng tằm và bột sữa cho thấy cơ thể ấu trùng khỏe mạnh, có màu đen, thời gian phát triển nhanh hơn, tuy nhiên vẫn khác biệt nhiều so với KC ấu trùng được cho ăn với rầy mềm A. craccivora thì thời gian phát triển trung bình chỉ là 1,47 ngày.

Giai đoạn T2, qua bảng 3.6 cho thấy NT14 và NT16 thời gian phát triển không khác biệt thống kê, tuy nhiên ấu trùng ở NT14 di chuyển chậm chạp và màu sắc cơ thể vẫn nhạt hơn so với ấu trùng ở NT16 và NT15. Ấu trùng ở NT15 có thời

38

gian phát triển trung bình là 4,46 ngày. Ấu trùng ở KC có thời gian phát triển trung bình là 1,52 ngày.

Giai đoạn T3, ở NT14 tuổi 3 kéo dài trung bình 4,76 ngày ấu trùng được cho ăn bột sữa ở giai đoạn này cơ thể vẫn nhạt màu và ấu trùng rất ít di chuyển chỉ nằm một chổvà ăn thức ăn. Ở NT15, NT16 và KC thời gian phát triển trung bình là 4,46; 4,15 và 1,53 ngày tương ứng. Giai đoạn này ở cả ba NT ấu trùng di chuyển nhanh nhẹn và khỏe mạnh.

Giai đoạn T4, ở NT14 tuổi 4 kéo dài trung bình 4,79 ngày dài hơn so với các NT còn lại, ấu trùng ở giai đoạn này cơ thể có màu xám nhạt, lười di chuyển. Ở NT15, NT16 và KC thời gian phát triển trung bình là 4,46; 4,45 và 1,81 ngày tương ứng. Thời gian ở giai đoạn T4 dài hơn giai đoạn T1, T2 và T3 ấu trùng có hiện tượng giảm ăn và ngừng ăn để chuẩn bị chuyển sang giai đoạn nhộng.

Giai đoạn nhộng bọ rùa

Ở NT16 giai đoạn nhộng kéo dài trung bình là 5 ngày, ấu trùng được cho ăn hỗn hợp bột nhộng tằm và bột sữa, tuy nhiên nhộng có kích thước chỉ bằng 1/2 kích thước nhộng ở KC được nuôi bằng rầy mềm, giai đoạn nhộng trung bình là 3,14 ngày. Còn hai NT14 và 15 thì bọ rùa chết ở giai đoạn nhộng nên không ghi nhận được.

Thời gian từ ấu trùng tuổi 1 đến thành trùng bọ rùa

Ở NT16 thời gian trung bình từ ấu trùng T1 đến TT là 21,84 ngày, còn KC là 9,58 ngày.

Nhìn chung, trong thí nghiệm này (Bảng 3.6) cho thấy ở NT14 thức ăn nhân tạo là bột sữa chỉ thích hợp cho ấu trùng T1 và T2, ở T3 và T4 ấu trùng cần nhiều dinh dưỡng hơn để phát triển thì loại thức ăn này không còn đáp ứng được yêu cầu ở giai đoạn này nữa. Ở NT15 thức ăn nhân tạo là bột nhộng tằm thì ở T1 và T2 ấu trùng cần có thời gian làm quen với thức ăn mới do đó kích thước và trọng lượng tương đối nhỏ hơn ấu trùng ở NT14. Tuy nhiên, ở T3 và T4 ấu trùng phát triển nhanh hơn và mạnh khỏe hơn ấu trùng ở NT14 được cho ăn với bột sữa. NT16 với

39

thức ăn là bột nhộng tằm phối trộn với bột sữa là công thức thức ăn có ý nghĩa nhất, ấu trùng có thể sống mạnh khỏe và vũ hóa thành trùng.

Bảng 3.7. Trọng lượng (mg) và chiều dài (mm) của ấu trùng bọ rùa ăn trên 3 công thức thức ăn dạng sệttrong điều kiện phòng thí nghiệm

(T°C: 28-30, RH%: 75-85) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nghiệm

thức

Tuổi 2 Tuổi 3 Tuổi 4

TL CD TL CD TL CD

NT14 - - 3,4d 4,3c 5,5d 6,4d

NT15 - - 3,6c 4,4c 7,1c 7,0c

NT16 - - 4,2b 5,1b 7,5b 7,6b

KC 4,2 4,5 7,9a 7,5a 17,9a 10,2a

CV (%) 3,6 3,1 2,1 3,4

Các số trong cùng một cột có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt nhau qua phân

tích thống kê ở mức ý nghĩa 5% và kiểm định Duncan

Qua kết quả bảng 3.7 cho thấy có sự biến động giữa trọng lượng và chiều dài của cơ thể ấu trùng bọ rùa khi cho ăn các loại thức ăn khác nhau và hoàn toàn có khác biệt thống kê giữa các NT ở mức ý nghĩa 5%.

- Ở giai đoạn T2, cơ thể ấu trùng bọ rùa ở các NT14, 15 và 16 có kích thước rất nhỏ nên rất khó xác định được. Còn ở KC, ấu trùng bọ rùa được choăn bằng rầy mềm là ký chủ ưa thích của chúng nên phát triển cơ thể tối đa đạt trọng lượng 4,2mg, với chiều dài đo được là 4,5mm, ấu trùng khỏe mạnh, cứng cáp, linh hoạt hơn so với các NT khác.

- Ở giai đoạn T3, ấu trùng bọ rùa gia tăng kích thước cơ thể lớn hơn so với tuổi 2 nên có thể xác định được trọng lượng và chiều dài cơ thể, hầu như các NT đều có sự khác biệt nhau rõ ràng về kích thước cơ thể ở mức ý nghĩa 5%. Trong đó, NT14 cho ấu trùng ăn sữa bột chậm phát triển nhất, có kích thước nhỏ nhất, có lẻ do thức ăn này kém phù hợp với ấu trùng nên có ảnh hưởng nhiều với bọ rùa. NT15 khi cho ấu trùng ăn bột nhộng tằm thì cơ thể phát triển khá hơn, do loại thức ăn này phù hợp hơn với ấu trùng, có thể do có nguồn protein của côn trùng nên phù hợp

40

với bọ rùa hơn. Còn NT16 do hỗn hợp cả hai loại thức ăn trên (sữa bột + bột nhộng tằm) nên thành phần dinh dưỡng phong phú và đa dạng, làm cho ấu trùng bọ rùa thích ăn hơn nên gia tăng kích thước lớn hơn so với ăn riêng từng loại thức ăn. Mặc dù ở NT16 có thích hợp hơn các loại thức ăn nhân tạo khác giúp cho ấu trùng bọ rùa phát triển tốt hơn, nhanh lớn hơn, khỏe mạnh hơn, linh hoạt hơn. Tuy nhiên, cơ thể ấu trùng bọ rùa vẫn còn nhỏ hơn nhiều so với KC cho ăn bằng thức ăn ký chủ tự nhiên là rầy mềm còn sống, chúng phát triển đạt kích thước tối đa, khỏe mạnh cứng cáp, linh hoạt hơn rất nhiều, do rầy mềm có đầy đủ thành phần dinh dưỡng cung cấp cho bọ rùa.

- Ở giai đoạn T4, ấu trùng bọ rùa tiếp tục sống và phát triển lớn hơn nữa. Giữa các NT cho ăn khác nhau đạt kích thước cơ thể cũng khác nhau và khác biệt nhau ở mức ý nghĩa 5%. Trong đó, thấp nhất vẫn là NT14 chỉ đạt trọng lượng là 5,5mg và chiều dài là 6,4mm, kế đến là NT15 cơ thể ấu trùng đạt kích thước lớn hơn, với trọng lượng là 7,1mg và chiều dài là 7mm. Ở NT16 khicho ăn thức ăn hỗn hợp cả hai loại thì ấu trùng bọ rùa phát triển tốt hơn nên kích thước trội hơn so với 2 nghiệm thức 15 và 16, với trọng lượng là 7,5mg và chiều dài là 7,6mm. Có lẻ do sự phù hợp thức ăn giữa các NT khác nhau nên sự phát triển cơ thể cũng khác nhau khi thay đổi thành phần thức ăn nhân tạo. Trong khi đó, khi cho ấu trùng bọ rùa ăn rầy mềm thì chúng phát triển tối đa rất mạnh khỏe với trọng lượng là 17,9mg và chiều dài là 10,2mm, cơ thể lớn gần gấp đôi so với ấu trùng nuôi bằng thức ăn nhân tạo.

Tóm lại, các nghiệm thức cho ấu trùng bọ rùa ăn thức ăn nhân tạo khác nhau thì đều phát triển lớn lên thay đổi tùy theo từng nghiệm thức cũng như sự phù hợp của các loại thức ăn đó. Trong đó, NT16 (sữa bột + bột nhộng tằm) là có ưu thế vượt trội hơn các NT khác, mặc dù vậy nhưng vẫn còn thấp hơn nhiều so với thức ăn tự nhiên. Cần điều chỉnh cải tiến thành phần thức ăn cho phù hợp hơn thích nghi với sự phát triển của bọ rùa.

41

Bảng 3.8. Tỷ lệ tồn tại (%) của bọ rùa sáu vệt đen qua cácgiai đoạnđối với thức ăn dạng sệttrong điều kiện phòng thí nghiệm

(T°C: 28-30, RH%: 75-85)

Nghiệm

thức Số ấu trùng

Tỷ lệ (%) tồn tại của bọ rùa qua các giai đoạn

Ấu trùng Nhộng Thành trùng

NT14 40 30c - -

NT15 40 32,5c 12,5c -

NT16 40 45b 35b 25b

NT17 40 100a 100a 95a

CV (%) 10,8 10,4 13,6 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các số trong cùng một cột có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt nhau qua phân

tích thống kê ở mức ý nghĩa 5%, kiểm định Duncan và T-Test.

Giai đoạn ấu trùng bọ rùa

Bốn giai đoạn ấu trùng ở NT14 được cho ăn với sữa bột chỉ có 30% số ấu trùng sống hết tuổi 4 tương đương với thức ăn là bột nhộng tằm ở NT15 đạt được 32,5% khác biệt so với NT16 với thức ăn là hỗn hợp sữa bột và bột nhộng tằm đạt được 45% cá thể sống sót. Mặc dù, NT16 có tỷ lệ tồn tại cao hơn, số ấu trùng sống sót nhiều hơn nhưng vẫn khác biệt so với kiểm chứng được nuôi bằng rầy mềm ở KC là 100% ấu trùng sống sót.

Giai đoạn nhộng bọ rùa

Ở NT14, thức ăn là bột sữa dường như không thích hợp cho ấu trùng hóa nhộng, số ấu trùng đã chết hoàn toàn sau khi ngừng ăn và nằm bất động. Ở NT15, thức ăn là bột nhộng tằm chỉ có 12,5% số ấu trùng có khả năng hóa nhộng, các cá thể ấu trùng còn lại cũng chết sau khi ngừng ăn và nằm bất động. Ở NT16, có 35% số ấu trùng hóa nhộng chứng tỏ loại thức ăn này phù hợp hơn so với chỉ ăn riêng biệt bột sữa hoặc bột nhộng tằm. Ở KC, ấu trùng được nuôi bằng rầy mềm là ký chủ chính, do đó có 100% cá thể ấu trùng hóa nhộng.Như vậy, khi cho ấu trùng bọ rùa

42

ăn thức ăn hỗn hợp sữa bột + bột nhộng tằm thì có thể phát triển tới hóa nhộng chiếm khoảng 1/3 số cá thể nuôi.

Giai đoạn thành trùng bọ rùa

Ở NT15, tuy có 12,5% số ấu trùng hóa nhộng tuy nhiên toàn bộ số nhộng bị hóa đen và chết hoàn toàn sau bốn ngày. Ở NT16, có 25% số nhộng vũ hóa thành trùng, số nhộng còn lại bị hóa đen và chết sau năm ngày. Ở KC, được nuôi bằng rầy mềm tuy nhiên vẫn có một cá thể nhộng bị hóa đen và chết hẳn do đó đạt được 95% nhộng vũ hóa thành trùng. Kết quả này phù hợp với ghi nhận của Khan và Khan (2002) khi nuôi bọ rùa sáu vệt đen bằng rầy mềm có tỷ lệ sống sót cao hơn và phát triển nhanh hơn, sự gia tăng trọng lượng trung bình cao hơn, tuổi thọ trung bình cũng kéo dài hơn. Tuy nhiên, khi so sánh với kết quả nghiên cứu của Boonsa-nga et

al. (2009) ghi nhận cho bọ rùa ăn nhộng ong là thích hợp nhất để nuôi ấu trùng bọ rùa và chúng có thể phát triển đến giai đoạn trưởng thành với tỷ lệ 75%. Bột gan gà có thể sử dụng nuôi ấu trùng nhưng chỉ có 25% thành trùng, tương đương với NT16 có 25% hóa thành trùng bọ rùa.

43

Hình 3.5. Ruộng đậu trắng và đậu bắp thu mẫu thành trùng bọ rùa sáu vệt đen

44

Hình 3.7. Trứng và ấu trùng bọ rùa mới nở

Hình 3.8. Hộp nuôi ấu trùng bọ rùa trong phòng thí nghiệm

45

CHƯƠNG 4

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1. Kết luận

1. Qua kết quả khảo sát ảnh hưởng của 20 loại thuốc BVTV đối với bọ rùa sáu vệt đen trong phòng thí nghiệm, trong thời gian sau khi xử lý 5 ngày có một số nhận xét sau đây:

Đối với thuốc trừ nhện, hai loại thuốc có ảnh hưởng gây chết khá cao lên bọ rùa là Takare 2EC (67,5%) và Alfamite 15EC (65%). Hai loại thuốc còn lại là Nissorun 5EC và Comite 73EC tương đương nhau (25%) tác động rất ít đến bọ rùa.

Đối với thuốc trừ bệnh cây, cả 5 loại thuốc Bonanza 100SL, Anvil 5SC, Fuan 40EC, Map Famy 700WP và Tilt Super 300EC được sử dụng trong thí nghiệm hầu như không cótác động và an toàn cho bọ rùa 6 vệt đen.

Đối với thuốc trừ sâu, cả bốn loại thuốc đều có ảnh hưởng gây chết rất cao lên bọ rùa. Thuốc Virtako 40WG và Altach 5EC có tác dụng gây chết nhanh nhất, kế đến là thuốc Ammate 150SC tương đương với thuốc Vertimec 1.8EC. Thuốc Prevathon 5SC có ảnh hưởng rất thấp với bọ rùa.

Đối với thuốc trừ cỏ, thuốc Anco 600SL và Whip’S 7.5EW có tác động rất thấp, các loại thuốc còn lại là Lyphoxim 41SL, Onecide 15EC, Gramoxone 20SL và Clincher 10EC hầu như không có ảnh hưởng tới bọ rùa.

2. Qua kết quả thí nghiệm 16 loại thức ăn nhân tạo nuôi ấu trùng bọ rùa sáu vệt đen, cho thấy 11 công thức thức ăn dạng đặc chưa phù hợp để nuôi bọ rùa. Với 5 công thức thức ăn dạng sệt cho thấy CT16 được kết hợp giữa bột sữa, bột nhộng tằm, mật ong và nước là ưu thế hơn. Đạt được tỷ lệ thành trùng là 25% và thời gian trung bình từ ấu trùng đến thành trùng là 21,81 ngày.

46

4.2. Đề nghị

Hạn chế sử dụng các loại thuốc có tác động gây chết bọ rùa cao, nhất là những thời điểm xuất hiện nhiều thiên địch trên đồng ruộng.

Cần nghiên cứu về thức ăn nhân tạo thích hợp hơn để nuôi nhân bọ rùa ở điều kiện phòng thí nghiệm.

Khảo sát khả năng sinh sản và khả năng ăn mồi của bọ rùa sáu vệt đen khi nhân nuôi ở điều kiện phòng thí nghiệm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

47

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu trong nước

Hoàng Đức Nhuận, 1982. Bọ rùa-Coccinellidae ở Việt Nam (Insecta, Coleoptera) – Tập 1. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội.

Hoàng Đức Nhuận, 1983. Bọ rùa (Coleoptera: Coccinellidae) ở Việt Nam – Tập 2. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội. Trang 62-65.

Huỳnh Thị Tố Quyên, 2009. Nghiên cứu thiên địch trên hoa lài (Jasminum sambac L.) tại Tp.Hồ Chí Minh năm 2009. Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.

Lê Thị Ngọc Hà, 2011. Khảo sát ảnh hưởng của một số loại thuốc trừ sâu đối với bọ rùa 6 vệt đen (Menochilus sexmaculatus Fab.) trong điều kiện phòng thí nghiệm. Luận văn Tốt nghiệp Đại học, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ.

Nguyễn Hồng Thanh, 2010. Thành phần thiên địch của rệp muội hại ngô; đặc điểm sinh học, sinh thái của bọ rùa Scrymnus hoffmanni Weise vụ đông 2009 và xuân 2010 tại Gia Lâm, Hà Nội. Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp, Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội.

Nguyễn Mạnh Chinh và Ký Văn Ngọt, 1998. Sổ tay sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, NXB Nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu khảo sát ảnh hưởng của một số loại nông dược và thức ăn nhân tạo đối với bọ rùa sáu vệt đen (menochilus sexmaculatus fab.) trong điều kiện phòng thí nghiệm (Trang 53)