Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của một số loại thuốc trừ bệnh đối với bọ rùa

Một phần của tài liệu khảo sát ảnh hưởng của một số loại nông dược và thức ăn nhân tạo đối với bọ rùa sáu vệt đen (menochilus sexmaculatus fab.) trong điều kiện phòng thí nghiệm (Trang 46 - 50)

sáu vệt đen trong điều kiện phòng thí nghiệm

Bảng 3.2. Độ hữu hiệu của một số loại thuốc trừ bệnh đối với bọ rùa sáu vệt đen trong điều kiện phòng thí nghiệm, ĐHCT, tháng 02/2012.

(T°C: 28-30, RH%: 75-85)

Nghiệm thức Nồng độ

(g,ml/lít)

Độ hữu hiệu (%) của thuốc vào các ngày sau khi phun

1 2 3 4 5

Anvil 5SC 1,5 0a 2,5a 10ab 10ab 10ab

Tilt Super 300EC 0,625 0a 0a 5ab 5ab 7,5ab

Bonanza 100SL 1 5a 5a 15a 15a 15a

Fuan 40EC 2 0a 0a 10ab 10ab 10ab

Map Famy 700WP 1 0a 0a 2,5ab 7,5ab 7,5ab

Kiểm chứng Nước 0a 0a 0b 0b 0b

CV (%) 36,29 39,58 42,86 44,61 46,54

Các số trong cùng một cột có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt nhau qua phân

30

Hình 3.2. Biến động hiệu lực của một số loại thuốc trừ bệnh đối với bọ rùa sáu vệt đen trong điều kiện phòng thí nghiệm, ĐHCT, tháng 02/2012.

Qua kết quả bảng 3.2 và hình 3.2 cho thấy các loại thuốc trừ bệnh cây hầu như không cóảnh hưởng đến sức sống bọ rùa.

- Tại thời điểm 1 và 2 NSKP, các loại thuốc đều không có ảnh hưởng gây chết đối với bọ rùa và không khác biệt so với kiểm chứng.

- Tại thời điểm 3 NSKP, các loại thuốc chưa thể hiện ảnh hưởng gây chết rõ rệt với bọ rùa, hầu như không khác biệt so với kiểm chứng, ngoại trừ thuốc Bonanza đạt 15% khác biệt với kiểm chứng ở mức ý nghĩa 5%.

- Tại thời điểm 4 và 5 NSKP, các loại thuốc thử nghiệm đều tương đối ổn định và cũng chưa thể hiện rõ rệt tác động ảnh hưởng tới bọ rùa ngoại trừ thuốc Bonanza vẫn duy trì sự khác biệt so với kiểm chứng.

Tóm lại, cả năm loại thuốc trừ bệnh này đều không có ảnh hưởng tác động tới bọ rùa, trong đó thuốc Bonanza hơi có tác động nhẹ với bọ rùa nhưng rất thấp, không đáng kể. Cho thấy các loại thuốc này thường sử dụng phổ biến để phòng trừ bệnh hại lúa tương đối an toàn với thiên địch trên đồng ruộng.

Ngày sau khi phun

Đ ộ hữ u h iệ u (%)

31

3.1.3. Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của một số loại thuốc trừ sâu đối với bọ rùa sáu vệt đen trong điều kiện phòng thí nghiệm

Bảng 3.3. Độ hữu hiệu của một số loại thuốc trừ sâu đối với bọ rùa sáu vệt đen trong điều kiện phòng thí nghiệm, ĐHCT, tháng 03/2012.

(T°C: 28-30, RH%: 75-85)

Nghiệm thức Nồng độ

(g,ml/lít)

Độ hữu hiệu (%) của thuốc vào các ngày sau khi phun (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1 2 3 4 5

Prevathon 5SC 0,5 20d 22,5c 32,5c 35b 37,5b

Virtako 40WG 0,1 90a 95a 97,5a 97,5a 100a

Vertimec 1.8EC 0,5 65b 65b 72,5b 77,5a 82,5a

Altach 5EC 0,625 85a 87,5a 90ab 92,5a 97,5a

Ammate 150SC 0,15 47,5c 52,5b 67,5b 82,5a 85a

Kiểm chứng Nước 0e 0d 0d 0c 0c

CV (%) 18,38 21,15 21,04 18,52 17,33

Các số trong cùng một cột có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt nhau qua phân

tích thống kê ở mức ý nghĩa 5% và kiểm định Duncan

Hình 3.3. Biến động hiệu lực của một số loại thuốc trừ sâu đối với bọ rùa sáu vệt đen trong điều kiện phòng thí nghiệm, ĐHCT, tháng 03/2012.

Qua kết quả ở bảng 3.3 và hình 3.3 cho thấy các loại thuốc xử lý đều có tác động gây chết lên bọ rùa rất cao, tăng dần theo thời gian, mức độ ảnh hưởng nhanh chậm tùy từng loại thuốc.

Ngày sau khi phun

Đ ộ hữ u h iệ u (%)

32

- Tại thời điểm 1 NSKP, các loại thuốc trừ sâu đều tỏ ra có ảnh hưởng tác động gây chết tới bọ rùa, hoàn toàn khác biệt so với nghiệm thức kiểm chứng ở mức ý nghĩa 5%. Trong đó, hai loại thuốc có tác động nhanh, mạnh lên bọ rùa là Virtako và Altach có hiệu lực gây chết tương đương nhau, lên tới 85-90%, làm cho bọ rùa chết gần hết chỉ sau khi phun một ngày. Kế đến là các loại thuốc thuộc thế hệ mới tương đối ít độc hơn, thuốc Vertimec cũng có tác động gây chết bọ rùa khá cao, chiếm 65%. Kế tiếp là thuốc Ammate có mức độ ảnh hưởng tới bọ rùa ở mức trung bình, chiếm 47,5%. Thấp nhất là thuốc Prevathon có ảnh hưởng tác động nhẹ lên bọ rùa nên chiếm tỷ lệ rất thấp (20%).

- Tại thời điểm 2 NSKP, các loại thuốc trừ sâu có khuynh hướng gia tăng hiệu lực gây chết với bọ rùa nhưng ở mức độ tương đối chậm, mức độ khác biệt nhau giữa các nghiệm thức phun thuốc cũng tương tự như ở thời điểm 1 NSKP. Khi đó, hai loại thuốc Virtako và Altach vẫn có hiệu lực gây chết bọ rùa cao, chiếm 87,5-95%. Kế đến là thuốc Vertimec chiếm 65% tương đương với thuốc Ammate chiếm 52,5%. Thấp nhất vẫn là thuốc Prevathon chiếm 22,5%.

- Tại thời điểm 3 NSKP, các loại thuốc xử lý gia tăng hiệu lực gây chết bọ rùa khá nhanh, hai loại thuốc Virtako và Altach có mức độ ảnh hưởng hơn 90% hiệu lực gây chết bọ rùa, cho thấy hai loại thuốc này có tác động mạnh, vượt trội hơn các loại thuốc khác. Kế đến là hai loại thuốc Vertimec và Ammate cũng gia tăng khá nhanh, tương đương nhau, chiếm 67,5-72,5%, cũng ảnh hưởng gây chết khá cao lên bọ rùa, còn nghiệm thức phun Prevathon luôn có mức độ ảnh hưởng thấp nhất đối với bọ rùa, chiếm 32,5%.

- Tại thời điểm 4 và 5 NSKP, các loại thuốc xử lý đều gia tăng hiệu lực gây chết đối với bọ rùa, nhưng tốc độ gia tăng hiệu lực tương đối chậm, do hiệu lực gây chết bọ rùa rất cao, giữa bốn loại thuốc có mức độ ảnh hưởng tương đương nhau, biến động từ 85-100%, không khác biệt nhau ở mức ý nghĩa 5%. Cho thấy hai loại thuốc Vertimec và Ammate là những loại thuốc thế hệ mới, ít độc hại, nhưng có tác động lên bọ rùa chậm và kéo dài, cũng làm ảnh hưởng tới bọ rùa khi phun thuốc

33

trực tiếp lên thiên địch này. Còn thuốc Prevathon có mức độ ảnh hưởng rất thấp, chỉ chiếm tới 37,5%, cho thấy thuốc này tương đối an toàn vớithiên địch.

Tóm lại, hai loại thuốc Virtako và Altach có tác động gây chết lên bọ rùa nhanh, mạnh, do đây là những loại thuốc có nguồn gốc hóa học, tương đối độc hại cao với thiên địch. Hai loại thuốc Vertimec và Ammate là những loại thuốc thế hệ mới, tương đối ít độc hại với thiên địch, có tác động lên bọ rùa chậm và kéo dài, cũng ảnh hưởng lên bọ rùa khá cao. Còn thuốc Prevathon là thuốc thế hệ mới ít độc hại nhất với thiên địch, cũng rất ít ảnh hưởng tới bọ rùa mặc dù phun thuốc trực tiếp lên bọ rùa, cho thấy thuốc này có ưu điểm vượt trội hơn các loại thuốc khác, có thể khuyến cáo sử dụng loại thuốc này phòng trừ sâu hại trên đồng ruộng, ít ảnh hưởng tới thiên địch, phù hợp với chương trình IPM.

Một phần của tài liệu khảo sát ảnh hưởng của một số loại nông dược và thức ăn nhân tạo đối với bọ rùa sáu vệt đen (menochilus sexmaculatus fab.) trong điều kiện phòng thí nghiệm (Trang 46 - 50)