Đặc tính của một số loại thuốc trừ cỏ dùng trong thí nghiệm

Một phần của tài liệu khảo sát ảnh hưởng của một số loại nông dược và thức ăn nhân tạo đối với bọ rùa sáu vệt đen (menochilus sexmaculatus fab.) trong điều kiện phòng thí nghiệm (Trang 34)

1.7.4.1. Lyphoxim 41SL

Thuốc là sản phẩm của Công ty Cổ phần BVTV Sài Gòn, có hoạt chất là Glyphosate isopropylamine salt 41%. Thuộc nhóm độc IV, LD50 qua miệng 5600 mg/kg. Rất ít độc với người, gia súc và cá, không hại rễ cây, không lưu tồn lâu trong đất. Là thuốc trừ cỏ nội hấp, không chọn lọc. Thuốc xâm nhập vào cây qua lá và các bộ phận xanh của cây, vận chuyển trong toàn bộ cây cỏ, làm thối cả củ và thân ngầm dưới đất, cỏ không mọc lại được.

Diệt trừ được nhiều loại cỏ 1 và 2 lá mầm, cỏ hàng niên và đa niên, đặc biệt có hiệu quả diệt các loại cỏ có rễ ăn sâu dưới đất như cỏ tranh, cỏ ống, cỏ chỉ, cỏ cú (cỏ gấu), trên vườn chè, cây cao su, đất chưa canh tác.

Lyphoxim dùng trừ các loại cỏ cho ruộng trước khi trồng cây hàng năm, cho các vườn cây ăn trái và cây công nghiệp lâu năm, cho bờ ruộng và nơi đất không canh tác.

Pha thuốc đúng nồng độ khuyến cáo. Không phun thuốc trên đất ngập nước hoặc quá khô hạn. Phun thuốc khi cây cỏ đang xanh tươi, trước khi ra hoa. Trừ cỏ cho ruộng trồng cây hàng năm (lúa, đậu, rau…) cần phun thuốc trước khi làm đất gieo trồng khoảng 7 ngày.

1.7.4.2. Gramoxone 20SL

Thuốc là sản phẩm của tập đoàn Syngenta Thụy Sĩ, có hoạt chất là Paraquat 200 g/l, thuộc nhóm độc II, LD50 qua miệng 150 mg/kg, LD50 qua da 236 mg/kg. Ít độc với cá và ong. Thuốc trừ cỏ tiếp xúc, làm cháy các bộ phận cỏ ở trên mặt đất, cỏ chết nhanh, không diệt được thân ngầm và củ dưới đất, cỏ dễ dàng tái sinh. Tác

18

động hậu nảy mầm, không chọn lọc, diệt được nhiều loại cỏ hòa bản, năn lác và lá rộng.

Sử dụng: dùng trừ cỏ cho các vườn cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê, chè…), cho đất không trồng trọt.

Gramoxone 20SL dùng với liều lượng 2-4 l/ha, pha với nồng độ 0,5-1,0%, phun 400-600 l/ha. Tránh để thuốc bay vào lá cây trồng.

Paraquat là chất hạn chế sử dụng ở Việt Nam. Chỉ được sử dụng ở dạng lỏng, hàm lượng hoạt chất không quá 75%. Không được sử dụng cho cây lương thực, rau, màu và cây dược liệu.

Thời gian cách ly 14 ngày.

1.7.4.3. Whip’S 7.5EW

Thuốc là sản phẩm của Cty TNHH Bayer Việt Nam. Có hoạt chất là Phenoxy Fenoxaprop-P-Ethyl 75 g/l, thuộc nhóm độc III. Tương đối độc với cá, không độc với ong mật. Thuốc trừ cỏ nội hấp, chọn lọc, tác động hậu nảy mầm, có hiệu quả cao với các loại cỏ hòa bản, không tác dụng với cỏ năn lác và cỏ lá rộng.

Sử dụng: dùng trừ cỏ hòa bản (lồng vực, đuôi phụng, cỏ túc, cỏ mồm…) cho ruộng lúa sạ và cấy. Thuốc dùng trừ cỏ cho lúa với liều lượng 0,4-0,6 l/ha, pha nước với nồng độ 0,12-0,15%, phun 300-400 l/ha.

Phun thuốc sau khi sạ hoặc cấy lúa 15-25 ngày, khi cỏ lồng vực đã có 3-5 lá. Sau khi phun thuốc 2-3 ngày lúa có thể hơi vàng lá, sau đó hồi phục bình thường.

Thuốc còn dùng trừ cỏ hòa bản cho 1 số cây trồng lá rộng như thuốc lá, bông, đậu, rau. Dùng với liều lượng 0,6-0,8 l/ha, pha nước với nồng độ 0,15-0,20%, phun 300-400 l/ha. Phun thuốc 10-20 ngày sau khi gieo trồng (cỏ có 3-4 lá), đất đủ ẩm.

Khả năng hỗn hợp: Có dạng hỗn hợp với Fluazifop-P-butyl, với 2,4D và MCPA (Tiller-S).

19

1.7.4.4. Onecide 15EC

Thuốc là sản phẩm của Công ty Ishihara-Nhật Bản, dạng nhũ dầu có hoạt chất là Fluazifop butyl 150g/l. Thuộc nhóm độc II, LD50 qua miệng 1490-3328 mg/kg, LD50 qua da 6050 mg/kg. Độc với cá, không độc với ong. Thuốc phân giải nhanh trong đất và tồn lưu trong nông sản thấp.

Thuốc trừ cỏ chọn lọc, nội hấp, hậu nảy mầm, diệt trừ nhiều loại cỏ hòa bản hàng niên và đa niên mọc từ hạt. Thuốc diệt cỏ chết từ các bộ phận phía trên mặt đất như thân, lá, chồi non và các bộ phận phía dưới mặt đất như rễ, thân ngầm, củ, chồi. Thuốc không diệt được cỏ năn lác và lá rộng, rất an toàn với các cây trồng lá rộng. Hiệu lực diệt cỏ thể hiện tương đối chậm, sau khi phun thuốc 5-7 ngày mới thấy rõ. Tuy nhiên, sau khi phun thuốc 2 ngày là cỏ đã ngừng sinh trưởng và không còn cạnh tranh với cây trồng nữa. Triệu chứng đầu tiên của cỏ bị ngộ độc là các lá non bị úa vàng, biến màu, đọt non bị thối. sau đó, các đốt thân bị thối và cây cỏ sẽ chết hoàn toàn.

Sử dụng: dùng trừ các cỏ hòa bản (lồng vực cạn, mần trầu, đuôi phụng, bông tua, cỏ gà, cỏ lá tre, cỏ túc, cỏ chỉ…) cho các cây trồng lá rộng (đậu, rau, dưa, bông, khoai tây, hành, thuốc lá, đay, cà rốt, cà chua, trà, cà phê…). Không dùng trừ cỏ cho cây trồng họ hòa bản (lúa, ngô, mía).

Dùng trừ cỏ cho cây hàng năm liều lượng 0,5-1,0 l/ha, pha nước với nồng độ 0,15-0,2%, phun 300-400 l/ha. Phun thuốc khi cỏ mọc còn nhỏ (2-5 lá). Đất ẩm hiệu quả trừ cỏ càng cao.

Khả năng hỗn hợp: Chưa có dạng hỗn hợp với các thuốc trừ cỏ khác.

1.7.4.5. Clincher 10EC

Sản phẩm của Công ty Dow AgroSciences (Hoa Kỳ), có hoạt chất là Cyhalofop-butyl 10% dạng nhũ dầu, màu nâu vàng trong. Thuộc nhóm độc IV. Ít độc với cá và động vật thủy sinh.

20

Thuốc trừ cỏ chọn lọc, hậu nảy mầm, tác động với cỏ từ khi nảy mầm đến khi có 5-6 lá. Trừ cỏ hòa bản cho ruộng lúa (cỏ lồng vực, đuôi phụng, cỏ mồm…). Không có hiệu quả với cỏ năn lác và cỏ lá rộng.

Sử dụng: dùng trừ cỏ cho ruộng lúa sạ. Liều lượng 0,4-0,6 l/ha, pha nước với nồng độ 0,15-0,2%, phun 300-400 l/ha. Thời gian sử dụng sau sạ 7-18 ngày (lúa 2-6 lá). Khi phun thuốc ruộng xăm xắp nước (1-3 cm) hoặc đủ ẩm trong thời gian 3- 5 ngày sau khi phun. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khả năng hỗn hợp: Có thể phối hợp Clincher 10EC với Sunrice 15WDG phun 10-12 ngày sau sạ, liều lượng 15-20ml Clincher 10EC + 2g Sunrice 15WDG/bình 8 lít.

1.7.4.6. Anco 600SL

Thuốc được gia công và phân phối bởi Công ty Cổ phần BVTV An Giang, có hoạt chất là 2,4-Dichlorophenoxyacetic acid 600g/l. Thuộc nhóm độc II, LD50 qua miệng 800 mg/kg. Độc trung bình với người, gia súc và cá, thuốc rất độc với mắt. Ít hại thiên địch trong ruộng lúa.

Thuốc có tác dụng nội hấp, ức chế quá trình quang hợp cây cỏ. Thuốc tiêu diệt chủ yếu các loại cỏ lá rộng và nhóm chác, lác (cỏ đồng tiền, nghể, xà bông, cỏ cháo, cỏ chác, năng, rau dừa, rau mương) trên ruộng lúa và nhiều loại cỏ lá rộng trên vườn cây ăn trái, đồn điền, đất hoang. Thuốc không diệt được cỏ hòa bản như cỏ lồng vực, đuôi phụng, mần trầu, bông tua…

Sử dụng: liều lượng 1,2-1,5 l/ha, Pha 30-35 ml/bình 8 lít, phun 4 bình/1000 m2. Thời gian sử dụng 20 ngày sau sạ, 10 ngày sau cấy. Duy trì mực nước trong ruộng 3-4 cm trong 3-4 ngày.

Không dùng Anco trên ruộng hoa màu và những cây trồng mẫn cảm với thuốc như dưa, cà chua, rau, bông, đậu... Không để thuốc bay vào lá non của cây trồng. Không xử lý thuốc ở giai đoạn mạ hoặc khi lúa trổ. Khi phun thuốc cần điều chỉnh mực nước cho thuốc tiếp xúc đều với cỏ. Không phun thuốc khi thời tiết quá

21

lạnh (ảnh hưởng đến mạ lúa). Anco không ảnh hưởng đến cây trồng vì các vi sinh vật sẽ phân giải lượng thuốc tồn dư trong đất.

Khả năng hỗn hợp: Có thể pha chung với Whip’S để phun cho lúa hoặc Lyphoxim phun cho trà, cao su, cây ăn quả... để trừ các loại cỏ hòa bản.

22

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP

2.1. Phương tiện

2.1.1. Thời gian và địa điểm

Thí nghiệm được thực hiện từ tháng 01 năm 2012 đến tháng 05 năm 2012 tại phòng thí nghiệm phòng trừ sinh học, Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại Học Cần Thơ.

2.1.2. Nguyên liệu, thiết bị và hóa chất sử dụng

Vợt côn trùng, máy ảnh, kính lúp.

Vật tư thí nghiệm nuôi côn trùng: hộp nhựa (nhiều kích thước khác nhau), lưới đậy hộp, thước đo, giấy thấm giữ ẩm, bông gòn, kim ghim, cọ, kéo, bút lông, nhiệt ẩm kế…

Một số nguyên liệu dùng để phối trộn làm thức ăn nhân tạo là mật ong, gan heo, gan gà, nấm men, trứng gà, sucrose, casein, thức ăn chó, trùn quế, chất chống mốc, nhộng tằm, agar, bột thức ăn gia súc, bột sữa, nước.

Các loại thuốc BVTV sử dụng làm thí nghiệm:

- Nhóm thuốc trừ nhện: Nissorun 5EC, Comite 73EC, Alfamite 15EC, Takare 2EC.

- Nhóm thuốc trừ bệnh: Anvil 5SC, Tilt Super 300EC, Bonanza 100SL, Fuan 40EC, Map Famy 700WP.

- Nhóm thuốc trừ sâu: Prevathon 5SC, Virtako 40WG, Vertimec 1.8EC, Altach 5EC, Ammate 150SC.

- Nhóm thuốc trừ cỏ: Lyphoxim 41SL, Gramoxone 20SL, Whip'S 7.5EW, Onecide 15EC, Clincher 10EC, Anco 600SL.

23

2.2. Phương pháp

Thu thập bọ rùa sáu vệt đen ngoài tự nhiên trên đồng ruộng ở các ruộng trồng rau màu, cây bụi, cỏ dại…tại thành phố Cần Thơ, Vĩnh Long và một số vùng phụ cận.

2.2.1. Khảo sát ảnh hưởng của một số loại thuốc BVTV đối với bọ rùa sáu vệt đen qua phun thuốc trực tiếp lên bọ rùa trong điều kiện phòng thí nghiệm đen qua phun thuốc trực tiếp lên bọ rùa trong điều kiện phòng thí nghiệm

Bọ rùa được thu ngẫu nhiên ngoài đồng mang về phòng thí nghiệm nuôi trước 1 ngày cho ổn định. Thí nghiệm được thực hiện theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên.

Khi làm thí nghiệm thả thành trùng bọ rùa sáu vệt đen vào hộp nhựa với 10 con/hộp tương ứng với 1 lần lặp lại, dùng vải voan bịt kín hộp lại để bọ rùa không bay ra ngoài. Sau đó đem các hộp có bọ rùa đi phun thuốc bằng máy phun thuốc của Nhật với áp lực là 2kgf/cm2 trong thời gian 10 giây. Mỗi lần phun thuốc là một loại thuốc tương ứng với 1 nghiệm thức gồm 4 lần lặp lại tương ứng với 4 hộp nhựa có bọ rùa. Trong đó nghiệm thức kiểm chứng là phun nước được thực hiện trước sau đó lần lượt tới các nghiệm thức phun thuốc, khi chuyển sang loại thuốc khác đều có rửa vòi phun cẩn thận. Sau khi phun thuốc xong đợi cho thuốc bay hơi, cho vào mỗi hộp 1 cục bông gòn có thấm mật ong 10% để cung cấp thức ăn cho bọ rùa và tạo ẩm độ bên trong hộp, hằng ngày thêm mật ong vào các hộp thí nghiệm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các thí nghiệm đều lấy chỉ tiêu ghi nhận số bọ rùa còn sống ở mỗi hộp vào 1, 2, 3, 4 và 5 ngày sau khi phun thuốc.

Độ hữu hiệu của thuốc được tính bằng công thức Abbott

Độ hữu hiệu E(%) =

Với C: Tỷ lệ (%) sâu sống ở nghiệm thức đối chứng.

24

Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của một số loại thuốc trừ nhện đối với bọ rùa sáu vệt đen trong điều kiện phòng thí nghiệm.

Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của một số loại thuốc trừ bệnh đối với bọ rùa sáu vệt đen trong điều kiện phòng thí nghiệm.

Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của một số loại thuốc trừ sâu đối với bọ rùa sáu vệt đen trong điều kiện phòng thí nghiệm.

Thí nghiệm 4: Ảnh hưởng của một số loại thuốc trừ cỏ đối với bọ rùa sáu vệt đen trong điều kiện phòng thí nghiệm.

2.2.2. Khảo sát thức ăn nhân tạo đối với bọ rùa sáu vệt đen

Bọ rùa trưởng thành được thu ngẫu nhiên bằng vợt côn trùng và bắt bằng tay ngoài đồng mang về phòng thí nghiệm và được lựa chọn theo từng cặp riêng biệt cho chúng giao phối rồi tiến hành theo dõi chúng đẻ trứng. Mỗi cặp giao phối sẽ được nuôi bằng rầy mềm Aphis craccivora trong bọc nilon trong suốt với mục đích dễ quan sát và thu thập những ổ trứng cùng ngày nhằm giảm thiểu sự biến động trong thí nghiệm. Thí nghiệm được thực hiện theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 17 nghiệm thức tương ứng với 16 loại thức ăn nhân tạo và nghiệm thức kiểm chứng, mỗi nghiệm thức được nuôi với 40 cá thể ấu trùng tương ứng với 4 lần lặp lại. Bọ rùa cái thường đẻ trứng thành từng cụm khoảng từ 5 đến 20 trứng/cụm và được xếp thẳng đứng trên bề mặt bọc nilon nhờ một chất keo dính giúp cho một đầu của trứng dính được vào bề mặt bọc nilon. Trứng loài này nở tương đối đồng loạt, có tỷ lệ nở rất cao khoảng 95-98%. Giai đoạn trứng kéo dài hai ngày, mỗi cá thể ấu trùng sau khi nở được nuôi riêng trong một hộp nhựa và được bao phủ bởi một nắp thông gió. Hộp nuôi ấu trùng được cung cấp giấy thấm, bông gòn giữ ẩm và thức ăn được thay thế mỗi ngày để duy trì điều kiện vệ sinh trong hộp. Nghiệm thức kiểm chứngcho ăn bằng rầy mềm sống từ ấu trùng cho tới thành trùng, thức ăn nhân tạo chuẩn bị có hai dạng là thức ăn dạng đặc (Bảng 2.1) và thức ăn dạng sệt.

Hàng ngày theo dõi sự phát triển của ấu trùng và ghi nhận thời gian ấu trùng lột xác, từ đó xác định thời gian phát triển qua các tuổi của giai đoạn ấu trùng.

25

Khi ấu trùng vào nhộng, theo dõi cho đến khi hóa trưởng thành, từ đó xác định được thời gian của giai đoạn nhộng. Ghi nhận tỷ lệ nhộng vũ hóa, thời gian hóa nhộng và từ ấu trùng tới thành trùng, khả năng tồn tại của ấu trùng, hóa nhộng và từ ấu trùng tới thành trùng song song với trọng lượng và chiều dài của loài bọ rùa thiên địch này.

Bảng 2.1. Thành phần của một số công thức thức ăn nhân tạo dạngđặc

Thành phần (g) CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 CT6 CT7 CT8 CT9 CT 10 CT 11 Mật ong Gan heo Gan gà Nấm men Trứng gà Sucrose Casein Thức ăn chó Trùn quế Chất chống mốc Nhộng tằm Agar Nước 20 100 - 10 - - - - - - - - 60 10 - - - * - - - - - - 2 100 10 - 100 5 * 15 - - - - - - 60 10 - - 5 * 10 - - - - - - 100 10 - - - - - - - - - 30 2 100 20 50 50 5 - 7 - - - - 15 1 100 10 - 100 5 - 15 2 - - - - - 60 10 - - - - 15 - 100 - - - - 100 - - - 0.4 - 1 - - 50 0.2 - - - - - - 0.7 * 3 - - 25 0.5 - - 50 10 - - 5 - - - - - 0.5 100 - 50 (*) 1 quả trứng

Mười một công thức thức ăn nhân tạo dạng đặc sẽ được phối trộn theo tỷ lệ ở Bảng 2.1 và được nghiền mịn trước khi đem thanh trùng ở 1210C trong 20 phút. Sau đó được bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh để sử dụng cho việc nuôi bọ rùa.

Thành phần của một số công thức thức ăn nhân tạo dạng sệt

CT12: Bột thức ăn gia súc + mật ong + nước

CT13: Bột trứng + mật ong + nước

CT14: Bột sữa + dầu ăn + mật ong + nước

CT15: Bột nhộng tằm + mật ong + nước

26

Thức ăn dạng sệt sẽ được phối trộn với nhau để tạo thành kết cấu nhão là thích hợp nhất. Tỷ lệ 1:3 (1 phần thức ăn và 3 phần nước) là thích hợp cho hai giai đoạn ấu trùng T1 và T2, với tỷ lệ 1:1 cho các giai đoạn còn lại.

Một phần của tài liệu khảo sát ảnh hưởng của một số loại nông dược và thức ăn nhân tạo đối với bọ rùa sáu vệt đen (menochilus sexmaculatus fab.) trong điều kiện phòng thí nghiệm (Trang 34)