sáu vệt đen trong điều kiện phòng thí nghiệm
Bảng 3.1. Độ hữu hiệu của một số loại thuốc trừ nhện đối với bọ rùa sáu vệt đen trong điều kiện phòng thí nghiệm, ĐHCT, tháng 02/2012.
(T°C: 28-30, RH%: 75-85)
Nghiệm thức Nồng độ
(g,ml/lít)
Độ hữu hiệu (%) của thuốc vào các ngày sau khi phun
1 2 3 4 5
Nissorun 5EC 1,5 2,5b 15b 15b 20b 25b
Comite 73EC 1,5 10b 15b 20b 20b 25b
Alfamite 15EC 2,5 40a 47,5a 50a 50a 65a
Takare 2EC 2 42,5a 47,5a 50a 57,5a 67,5a
Kiểm chứng Nước 0b 0b 0b 0b 0c
CV (%) 45,73 41,46 41,09 30,49 27,63
Các số trong cùng một cột có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt nhau qua phân
28
Hình 3.1. Biến động hiệu lực của một số loại thuốc trừ nhện đối với bọ rùa sáu vệt đen trong điều kiện phòng thí nghiệm, ĐHCT, tháng 02/2012.
Qua kết quả ở bảng 3.1 và hình 3.1 cho thấy chỉ có hai loại thuốc Alfamite và Takare có ảnh hưởng gây chết bọ rùa tăng dần, khác biệt so với hai loại thuốc còn lại.
- Tại thời điểm 1 ngày sau khi phun (NSKP), 2 loại thuốc Alfamite và Takare có hiệu lực gây chết nhanh chóng là 40 và 42,5% đối với bọ rùa. Hai loại thuốc Nissorun và Comite có ảnhhưởng gây chết rất thấp.
- Tại thời điểm 2 NSKP, các loại thuốc có gia tăng hiệu lực gây chết bọ rùa, trong đó cả hai loại thuốc Alfamite và Takare có hiệu lực gây chết cao nhất là 47,5%. Hai nghiệm thức còn lại tuy có hiệu lực gây chết 15% nhưng không khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5% so với kiểm chứng.
- Tại thời điểm 3 NSKP, hai loại thuốc Alfamite và Takare có hiệu lực gây chết với bọ rùa lên đến mức trung bình 50%, cho thấy hai loại thuốc này có độc tính gây chết bọ rùa khá cao. Trong khi đó hai nghiệm thức còn lại biến động không đáng kể so với kiểm chứng.
Ngày sau khi phun
Đ ộ hữ u h iệ u (%)
29
- Tại thời điểm 4 NSKP, nghiệm thức Alfamite không thay đổi, hiệu lực tác dụng của nghiệm thức Takare có tăng nhưng cả hai nghiệm thức vẫn không khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Hai nghiệm thức còn lại vẫn không thay đổi.
- Tại thời điểm 5 NSKP cho thấy Alfamite và Takare có hiệu lực gây chết cao nhất là 65 và 67,5% khác biệt so với hai loại thuốc còn lại. Kế đến là Nissorun và Comite có hiệu lực 25%, có khác biệt so với đối chứng qua thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Cho thấy sau khi phun thuốc năm ngày thì cả hai loại thuốc Nissorun và Comite bắt đầu có ảnh hưởng nhẹ lên bọ rùa, hai loại thuốc này tương đối an toàn với thiên địch hơn, ít tác động lên bọ rùa.
Tóm lại, thuốc Alfamite và Takare có tác động gây chết bọ rùa khá cao, hai loại thuốc còn lại là Nissorun và Comite ít ảnh hưởng tác động lên bọ rùa.