Kiểm định giả thiết thống kê

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập dạy học phần quang hình học vật lí 11 Trung Học Phổ Thông theo phương pháp luận sáng tạo TRIZ (Trang 76 - 81)

10. Cấu trúc luận văn

3.4.3.Kiểm định giả thiết thống kê

Để kết quả của đề tài có độ tin cậy cao, nghĩa là chứng minh được kết quả học tập của HS ở các lớp TN cao hơn kết quả học tập của HS ở các lớp ĐC là có ý nghĩa thống kê, chúng tôi cần phải tiến hành kiểm định thống kê như sau:

Giả thiết H0: Sự khác nhau giữa giá trị trung bình ở nhóm TN và nhóm ĐC là không có ý nghĩa.

Giả thiết H1: Điểm trung bình của nhóm TN lớn hơn điểm trung bình của nhóm ĐC là có ý nghĩa.

Xác định đại lượng kiểm định t theo công thức sau: 2 1 2 1 p 1 2 n n n n s x x t + − = (3.4) Với ( ) ( ) 2 n n s 1 n s 1 n s 2 1 2 2 2 2 1 1 p + − − + − = (3.5) 1

x , x2 lần lượt là điểm trung bình bài kiểm tra ở nhóm TN và ĐC. s1, s2 là độ lệch chuẩn; n1, n2 số HS ở nhóm TN và ĐC.

Với x1 = 5.79; x2= 5.01; n1 = 127; n2 = 123; s1 = 1.36; s2 = 1.39 Ta có sp = 1.89 => t = 3.26

Tra bảng Student với f = n1 + n2 – 2 = 248 và α = 0.05 thì tα = 1.96 (kiểm định hai phía).

Giá trị t = 3.26 > tα = 1.96, có nghĩa là giả thiết H0 bị bác bỏ, chấp nhận giả thiết H1. Sự khác nhau giữa điểm trung bình của nhóm TN và ĐC là có ý nghĩa, với mức ý nghĩa là 0.05.

+ HS ở các lớp chọn làm thực nghiệm nắm vững kiến thức, hoạt động tích cực hơn so với HS ở nhóm đối chứng.

+ Việc tổ chức giờ học vật lí có sử dụng bài tập sáng tạo trong dạy học đã góp phần tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS ở THPT.

KẾT LUẬN CHƯƠNG III

Qua thời gian tiến hành thực nghiệm sư phạm và xử lí số liệu khi tiến hành thực nghiệm ở hai trường phổ thông thuộc địa bàn tỉnh Bình Định, tôi rút ra một số kết luận sau:

- Việc sử dụng bài tập sáng tạo trong các giờ dạy vật lí đã góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở trường THPT.

- HS ở các trường THPT có khả năng học được bài tập vật lí được soạn thảo theo phương pháp luận sáng tạo TRIZ. Đa số HS tích cực tham gia xây dựng bài, hứng thú trong các giờ học vật lí.

- Bài tập sáng tạo chỉ được phát huy khi HS đã nắm vững kiến thức cơ bản và đối tượng HS có trình độ từ trung bình khá trở lên nên loại bài tập sáng tạo này không thể thay thế hoàn toàn bài tập luyện tập.

- Hệ thống bài tập vật lí được xây dựng theo phương pháp luận sáng tạo TRIZ về cơ bản là hợp lí, phù hợp với trình độ của HS.

KẾT LUẬN

Căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu và kết quả thực nghiệm sư phạm, đề tài “Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập dạy học phần quang hình học vật lí 11 Trung Học Phổ Thông theo phương pháp luận sáng tạo TRIZ” đã đạt được những kết quả sau:

1. Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lí luận và thực tiễn về vai trò của bài tập vật lí theo phương pháp luận sáng tạo TRIZ; nêu được sự khác nhau giữa bài tập vật lí theo phương pháp luận sáng tạo TRIZ và các dạng bài tập khác; đưa ra được một số biện pháp nhằm thực hiện việc dạy học sáng tạo ở trường THPT.

2. Dựa trên cơ sở lí luận và thực tiễn về việc dạy học sáng tạo ở trường THPT, chúng tôi đã xây dựng được hệ thống bài tập vật lí theo phương pháp luận sáng tạo TRIZ gồm 20 bài với 6 bước cơ bản nhằm đưa hệ thống bài tập này vào quá trình dạy học sáng tạo ở trường THPT với mục đích phát huy năng lực tư duy sáng tạo của HS, đồng thời nâng cao chất lượng dạy học đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

3. Kết quả TNSP ở hai trường phổ thông cho thấy bước đầu đưa hệ thống bài tập sáng tạo vào dạy học đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên để dạy được bài tập sáng tạo đòi hỏi người giáo viên phải có kiến thức sâu rộng, có tinh thần học hỏi, chịu khó tìm tòi nghiên cứu khoa học, có năng lực sư phạm và trình độ chuyên môn cao.

4. Một số khó khăn khi sử dụng bài tập sáng tạo vào dạy học ở trường phổ thông:

- Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập vật lí theo phương pháp luận sáng tạo TRIZ vào dạy học vật lí ở trường phổ thông là một vấn đề còn mới mẻ đối với giáo viên, chưa thực sự phổ biến nên ít được các giáo viên phổ thông hưởng ứng.

- Trình độ học sinh giữa các trường phổ thông là không đồng đều, đặc biệt là trình độ học sinh ở vùng sâu, miền núi còn rất thấp gây rất nhiều khó khăn trong việc dạy học sáng tạo.

- Việc xây dựng hệ thống bài tập vật lí theo phương pháp luận sáng tạo đòi hỏi rất nhiều thời gian và nổ lực của người giáo viên.

- Phương tiện và thiết bị dạy học ở trường phổ thông còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng đủ nhu cầu dạy học, nhất là các thiết bị thí nghiệm về phần quang hình.

5. Qua quá trình nghiên cứu đề tài, tôi tin chắc rằng luận văn phần nào đã giúp ích cho giáo viên trong quá trình dạy học vật lí ở trường phổ thông, những kết quả trong luận văn có thể làm tài liệu tham khảo bổ ích cho giáo viên khi dạy học vật lí ở trường phổ thông.

6. Thời gian có hạn nên số lượng bài tập vật lí được xây dựng theo phương pháp luận sáng tạo TRIZ là không nhiều. Do đó, cần bổ sung bài tập sáng tạo trong phần quang hình học là rất cần thiết và nên làm. Bởi bài tập sáng tạo không chỉ đạt hiệu quả cao trong việc bồi dưỡng năng lực tư duy sáng tạo cho HS mà còn gây hứng thú học tập, kích thích lòng ham hiểu biết, trí tìm tòi, phát huy tính tích cực, độc lập cho học sinh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị Xuân Bằng (2008), Xây dựng hệ thống bài tập sáng tạo dùng cho dạy học phần cơ học vật lí 10 chương trình nâng cao, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Vinh.

2. Phạm Thị Thùy Bích (2008), Xây dựng và sử dụng bài tập sáng tạo dạy học phần “dòng điện không đổi” vật lí 11 THPT chương trình nâng cao, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Vinh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Lương Duyên Bình (Tổng chủ biên) (2007), Vật lí 11, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

4. Lương Duyên Bình (Tổng chủ biên) (2007), Vật lí 11, sách giáo viên, Nhà xuất bản Giáo dục , Hà Nội.

5. Lương Duyên Bình (Tổng chủ biên) (2007), Bài tập Vật lí 11, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục Trung học phổ thông môn Vật lí, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

7. Nguyễn Dũng, Nguyễn Đức Minh, Ngô Quốc Quýnh (1994), Bài tập định tính và câu hỏi thực tế vật lí 12, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

8. Phan Dũng, Phương pháp luận sáng tạo khoa học – kỹ thuật.

9. Vũ Cao Đàm, Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản Khoa học và Kĩ thuật, Hà Nội.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành trung ương Đảng khoá VIII, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

11. Lê Văn Giáo (2001), Nghiên cứu quan niệm của học sinh về một số khái niệm vật lí trong phần quang học, điện học và việc giảng dạy các khái niệm đó ở trường trrung học cơ sở, Luận án Tiến sĩ Giáo dục, Đại học Vinh.

12. Nguyễn Thanh Hải (1997), Bài tập vật lí chọn lọc, Nhà Xuất Bản Giáo dục, Hà Nội.

13. Nguyễn Thanh Hải (2007), Bài tập định tính và câu hỏi thực tế Vật lí 11, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

14. David Halliday, Rbert Resnick, Jearl Walker (1999), Cơ sở vật lí - tập sáu Quang học và Vật lí lượng tử, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

15. Nguyễn Đức Hiệp (1998), Giải bài tập vật lí 12, Nhà xuất bản Đồng Nai. 16. Trần Trọng Hưng (2007), Phương pháp giải toán vật lí 11, Nhà xuất bản Đại

học Quốc gia, Hà Nội.

17. Nguyễn Thế Khôi, Nguyễn Phúc Thuần (đồng chủ biên), Nguyễn Ngọc Hưng, Vũ Thanh Khiết, Phạm Xuân Quế, Phạm Đình Thiết, Nguyễn Trần Trắc (2007), Bài tập vật lí 11 nâng cao, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 18.Vũ Quang (chủ biên), Lương duyên bình, Bùi Quang Hân, Vũ Đình Túy

(2007), Tài liệu chủ đề tự chọn nâng cao, vật lí 11 , Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

19. Vũ Quang, Nguyễn Phúc Thuần (đồng chủ biên) (2007), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên môn vật lí 11, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

20. M.N. Sacđacôv (1970), Tư duy của học sinh, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, tr.9-10.

21. Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng (2008), Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trong dạy học vật lí ở trường phổ thông, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội, tr.27-28.

22. Phạm Hữu Tòng (1994), Bài tập về phương pháp dạy bài tập vật lí, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

23. Lê Công Triêm, Nguyễn Đức Vũ (2004), Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, Nhà xuất bản Đại học Sư Phạm, Huế.

24. Thái Duy Tuyên (2006), Phương pháp dạy học hiện đại và truyền thống,

Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

25. Nguyễn Thị Hồng Việt (2003), Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trong dạy học Vật lí ở trường Trung học phổ thông, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

Tài liệu trên internet

26. www.hcmuns.edu.vn/CSTC/home-v.htm (tiếng Việt) 27. www.hcmuns.edu.vn/CSTC/home-e.htm (tiếng Anh)

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập dạy học phần quang hình học vật lí 11 Trung Học Phổ Thông theo phương pháp luận sáng tạo TRIZ (Trang 76 - 81)