10. Cấu trúc luận văn
3.3.2. Quan sát giờ học
Trong quá trình thực nghiệm, chúng tôi đã tham dự cả giờ học vật lí của lớp ĐC lẫn lớp TN, quan sát và ghi chép các hoạt động của GV và HS để đánh giá kết quả TN theo các nội dung sau:
- Hoạt động của GV và hoạt động của HS trong lớp học. - Không khí lớp học, tính tích cực của HS trong lớp học. - Mức độ nắm kiến thức của HS trong tiết học.
- Khả năng phân tích, tổng hợp, giải thích các hiện tượng vật lí và kĩ năng vận dụng những kiến thức vật lí vào thực tế.
Sau mỗi tiết dạy TN, chúng tôi trao đổi với GV bộ môn để rút kinh nghiệm cho tiết dạy sau và tiếp xúc với HS để kiểm tra mức độ nắm kiến thức và hứng thú học tập khi tham gia tiết học.
- Kết quả tôi quan sát được trong giờ học lớp TN có sử dụng bài tập sáng tạo: + Về phía HS: HS tham gia sôi nổi, hào hứng, say mê phát biểu trong suốt quá trình giải bài tập. Tiết học có sử dụng bài tập sáng tạo đã phân loại được HS, từ đó GV cũng biết được trình độ nắm kiến thức của từng học sinh trong lớp, qua đó có phương án dạy thích hợp hơn. Một số HS đưa ra nhiều phương án sáng tạo để giải bài tập. Ví dụ: trong tiết thực hành xác định tiêu cự của thấu kính phân kì. Em Nguyễn Văn Minh lớp 11A1 trường Phổ Thông Dân Tộc Nội Trú Vân Canh đã đưa ra phương án xác định tiêu cự của thấu kính phân kì bằng cách đặt thấu kính hội tụ trước thấu kính phân kì. Phương án này xác định tiêu cự sẽ chính xác hơn các phương án khác. Khả năng nắm kiến thức của các em lớp TN cũng tốt hơn so với các em lớp ĐC.
+ Về phía GV: GV đã tạo được một không khí học tập thoải mái, sôi nổi, vui tươi và thân thiện trong giờ học; GV tổ chức lớp học có hệ thống khoa học cùng với các bước giải bài tập logic và hợp lí, điều này đã tạo cho học sinh phát huy được năng lực tư duy sáng tạo. Từ đó tiết học có sử dụng bài tập sáng tạo đạt được những kết quả đáng khích lệ.