Một số nguyên nhân dẫn đến tâm lý lo sợ 4.1 Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ CÁC LÍ THUYẾT CỦA TÂM LÍ HỌC HIỆN ĐẠI (Trang 35 - 38)

4.1. Nguyên nhân chủ quan

- Thiếu tự tin, không tin vào năng lực của mình

- Có những thất bại trong học tập

- Có mâu thuẫn với giáo viên hay với bạn bè - Cảm giác xấu hổ, tự ti

- Cảm thấy lo sợ về trường, lớp mới hay cấp học mới - Cảm thấy lo sợ về việc học tập ở trường

- Mắc một vài bệnh cũng có thể là nguyên nhân gây ra tâm lý lo sợ cho học sinh.

4.2. Nguyên nhân khách quan4.2.1. Gia đình 4.2.1. Gia đình

- Cha mẹ quá kì vọng vào việc học tập cũng như thành tích học tập của con mình - Phương pháp chăm sóc, giáo dục con chưa phù hợp: yêu cầu con học quá nhiều, học thêm, học hè...; thiếu sự thông cảm hay quá nghiêm khắc với con cái

- Sự khó khăn về điều kiện sống của gia đình

- Sự thay đổi trong gia đình (ly hôn, đau ốm, cái chết của một thành viên gia đình, chuyển nhà...).

4.2.2. Nhà trường và giáo viên

- GV yêu cầu quá cao đối với HS, cường độ học tập cao, khối lượng kiến thức cần phải học lớn

- GV thiếu bình tĩnh trong xử lý tình huống, thiếu công bằng và khách quan trong việc đánh giá HS

- Bị bạo lực học đường, bị bắt nạt hay quấy rối

- Việc chuyển trường, chuyển lớp hoặc thay đổi GV nhiều lần, làm cho HS chưa có khả năng thích nghi

- Nội quy của nhà trường quá chi tiết và cứng nhắc - Việc học ở trường quá dễ hoặc quá chán hoặc quá khó

- Phương pháp giảng dạy không phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của HS: yêu cầu các em ngồi yên quá lâu, không tạo ra các hoạt động trong giờ học...

4.2.3. Xã hội

Sử dụng một số chất kích thích như: rượu, cà phê... cũng có thể là nguyên nhân gây

ra lo âu. Việc đánh giá trẻ có sử dụng chất kích thích hay không là điều rất quan trọng, đặc biệt là ở thanh thiếu niên.

Những thông tin một chiều từ các phương tiện truyền thông đại chúng cũng có thể tác động đến sự lo sợ học đường ở HS.

5V. Một số biện pháp khắc phục 5.1. Đối với nhà trường và giáo viên

- Giáo viên hãy tạo ra một không khí tin tưởng, tôn trọng và hợp tác với nhau trong mỗi buổi học ngay buổi gặp nhau lần đầu.

- Tạo môi trường học tập tích cực. Xây dựng “trường học thân thiện, học sinh tích cực”

- Giúp những học sinh nhút nhát kết bạn với những học sinh khác, khuyến khích chúng tham gia câu lạc bộ hay các hoạt động ở trường

- Luôn công bằng trong khen thưởng và kỷ luật, tin tưởng vào học sinh, khen chê đúng lúc đúng chỗ

- Luôn gần gũi giúp đỡ các em đúng lúc. Hãy trở thành người bạn, người anh, người chị hoặc thậm chí có thể là cha, mẹ của chúng.

5.2. Đối với gia đình

- Người lớn hãy tạo ra một không khí gia đình ấm cúng, hòa thuận, thương yêu, đùm bọc lẫn nhau

- Người lớn hãy tạo môi trường học tập, lao động phù hợp cho trẻ - Hãy luôn quan tâm nhắc nhở, động viên kịp thời và đúng lúc trẻ em - Không nên tạo áp lực về học tập và thi cử quá sức đối với con cái

- Hãy khuyến khích chúng biết lo lắng cho việc học tập của bản thân và trợ giúp chúng khi chúng cần

- Khen thưởng kịp thời để khích lệ tinh thần các em

Một lần nữa, hãy thay thế sự lo sợ ở học sinh bằng sự tin tưởng, cởi mở và tôn trọng trong lớp học, trường học vì theo D.K.Nachtigall: “Sự lo sợ sẽ làm tê liệt năng lực thể hiện, năng lực sáng tạo, năng lực học tập của học sinh, những học sinh hay lo sợ thường do dự và luôn bị ức chế. Họ thường muốn làm cái gì cũng chắc chắn mới làm, vì vậy có rất ít sáng kiến và sự độc đáo.

VẤN ĐỀ 4. ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ CÁC LÍ THUYẾT CỦA TÂM LÍ HỌC HIỆN ĐẠI (Trang 35 - 38)