Một số quan điểm tạo “không khí dạy học” sôi nổi 5.1 Đối với giáo viên

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ CÁC LÍ THUYẾT CỦA TÂM LÍ HỌC HIỆN ĐẠI (Trang 28 - 33)

5.1. Đối với giáo viên

Giáo viên giữ một vai trò rất quan trọng trong sự thành công của mỗi buổi học. Học

sinh có hào hứng tham gia đóng góp cho tiết học, có sôi nổi hăng hái xây dựng hay không, học sinh có thu nhận những vấn đề mà giáo viên truyền đạt hay không.

Đừng bao giờ áp đặt cho các học sinh của mình. Việc đưa ra các đánh giá dồn dập không những không có lợi mà còn phản tác dụng nữa. Khi chúng lo lắng, sợ hãi, xấu hổ thì không bao giờ còn có thể tiếp thu những gì bạn muốn truyền đạt nữa. Và thậm chí giờ học có thể trở thành cơn ác mộng đối với học sinh. Các nhận xét của giáo viên mỗi lần chỉ nên tập trung một hoặc hai vấn đề quan trọng mà thôi. Giáo viên không nên quá áp đặt mà chỉ là người hướng dẫn cho học sinh. Những phương pháp hiệu quả để cải thiện vấn đề có trọng lượng hơn là những lời chỉ trích. Mục đích quan trọng nhất của giáo viên là không chỉ bắt học sinh học hết kiến thức đã học mà còn tạo ra niềm đam mê. Bởi vậy, hãy biết kiên nhẫn. Hãy đưa ra những nhận xét mang tính tích cực và xây dựng. Học sinh có thể tiếp tục đưa ra những ý kiến phủ định với nhận xét của giáo viên ư? Rất hay! Đó thực sự là lúc học sinh bị lôi kéo. Đôi khi giáo viên có thể đưa ra những câu trả lời không hoàn toàn chính xác một cách cố ý. Như thế giáo viên có thể kiểm tra được khả năng tập trung của học sinh. Học sinh hoàn toàn có thể đưa ra những phản biện hợp lý để lật lại toàn bộ vấn đề.

Đừng biến giờ học trở thành cuộc đối thoại giữa giáo viên với một học sinh. Hãy khuấy động không khí lớp học bằng những nhận xét hợp lý và có giá trị. Các học sinh khác trong lớp cùng tham gia phản biện thì giờ học thú vị hơn rất nhiều. Tâm lý của học sinh luôn không muốn thua kém nhau và muốn giành được sự đánh giá cao hơn của giáo viên. Nếu tinh tế, chắc chắn giáo viên sẽ biết cách để thúc đẩy điều này.Điều cuối cùng là những nhận xét cần phải đúng thời điểm và với mức độ phù hợp. Và tất nhiên là trên cơ sở giáo viên đã phân tích và đánh giá được chính xác. Có như thế thì giáo viên mới có thể hoàn toàn thuyết phục được các học sinh của mình.

Một giờ học thành công phải có sự tương tác giữa giáo viên và học sinh. Ngoài ra còn cần sự tương tác giữa các học sinh trong lớp với nhau. Những quan điểm trên cũng có thể giúp giáo viên một phần không nhỏ để tạo được một không khí học tập tràn đầy năng lượng và phấn khởi trong giờ học.

5.2. Tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh

Tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh có liên quan đến nhiều vấn đề, trong đó các yếu tố như: động cơ, hứng thú học tập, năng lực, ý chí của cá nhân, không khí dạy học... đóng vai trò rất quan trọng. Các yếu tố liên quan chặt chẽ với nhau và có ảnh hưởng tới việc tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh trong học tập. Trong đó có nhiều yếu tố là kết quả của một quá trình hình thành lâu dài và thường xuyên, không phải là kết quả của một giờ học mà là kết quả của cả một giai đoạn, là kết quả của sự phối hợp nhiều người, nhiều lĩnh vực và cả xã hội.

Để có thể tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh trong quá trình học tập

cần chú ý đến một số biện phápnhư: Tạo ra và duy trì không khí dạy học trong lớp; xây dựng động cơ hứng thú học tập cho học sinh; giải phóng sự lo sợ học sinh. Bởi chúng ta không thể tích cực hoá trong khi học sinh vẫn mang tâm lý lo sợ, khi các em không có động cơ và hứng thú học tập và đặc biệt là thiếu không khí dạy học. Do đó với vai trò của mình, người giáo viên phải là người góp phần quan trọng trong việc taọ ra những điều kiện tốt nhất để cho học sinh học tập, rèn luyện và phát triển.

- Khởi động tư duy gây hứng thú học tập cho học sinh.Trước mỗi tiết học tư duy của học sinh ở trạng thái nghỉ ngơi. Vì vậy, Trước hết thầy giáo phải tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh ngay từ khâu đề xuất vấn đề học tập nhằm vạch ra trước mắt học sinh lý do của việc học và giúp các em xác định được nhiệm vụ học tập. Đây là bước khởi động tư duy nhằm đưa học sinh vào trạng thái sẵn sàng học tập, lôi kéo học sinh vào không khí dạy học. Khởi động tư duy chỉ là bước mở đầu, điều quan trọng hơn là phải tạo ra và duy trì không khí dạy học trong suốt giờ học. Học sinh càng hứng thú học tập bao nhiêu, thì việc thu nhận kiến thức của các em càng chủ động tích cực bấy nhiêu. Muốn vậy cần phải chú ý đến việc tạo các tình huống có vấn đề nhằm gây sự xung đột tâm lý của học sinh. Điều này rất cần thiết và cũng rất khó khăn, nó đòi hỏi sự cố gắng, nổ lực và năng lực sư phạm của người giáo viên. Ngoài ra cũng cần chú ý tới lôgic của bài giảng. Một bài giảng gồm các mắt xích nối với nhau chặt chẽ, phần trước là tiền đề cho việc nghiên cứu phần sau, phần sau bổ xung làm rõ phần trước. Có như vậy thì nhịp độ hoạt động, hứng thú học tập và quá trình nhận thức của học sinh mới tiến triển theo một mạch liên tục không bị ngắt quãng.

- Tạo ra và duy trì không khí dạy học trong lớp nhằm tạo ra môi trường thuận lợi cho việc học tập và phát triển của học sinh. Trong môi trường đó học sinh dễ dàng bộc lộ những hiểu biết của mình và sẵn sàng tham gia tích cực vào quá trình dạy học, vì khi đó tâm lý các em rất thoải mái.

5.3. Khai thác và sử dụng các phương tiện, phương pháp dạy học

Khai thác và phối hợp các phương pháp dạy học một cách có hiệu quả, đặc biệt chú trọng tới các phương pháp dạy học tích cực. Việc tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh phụ thuộc rất nhiều vào việc tổ chức và điều khiển quá trình dạy học của người giáo viên. Bởi vậy, trong tiến trình dạy học, thầy giáo cần phải lựa chọn và sử dụng các phương pháp dạy học hiệu quả, đặc biệt là các phương pháp dạy học tích cực như: phương pháp nêu vấn đề,phương pháp phát triển hệ thống câu hỏi,phương pháp thực nghiệm... có như vậy mới khuyến khích tính tích cực sáng tạo của học sinh trong học tập.

Tổ chức cho học sinh hoạt động. Giáo viên và học sinh là những chủ thể của quá trình dạy học, vì thế tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh phải do chính những chủ đề này quyết định. Trong việc xác định rõ vai trò, nhiệm vụ của từng chủ thể có ý nghĩa rất quan trọng, nó giúp cho chủ thể định hướng hoạt động của mình. Trong giờ học thầy giáo không được làm thay học sinh, mà phải đóng vai trò là người tổ chức quá trình GVGD: PGS.TS. Lê Văn Giáo 30

học tập của học sinh, hướng dẫn học sinh đi tìm kiếm kiến thức mới. Còn học sinh phải chuyển từ vai trò thụ động sang chủ động tham gia tích cực và sáng tạo vào quá trình học tập tránh tình trạng ngồi chờ và ghi chép một cách máy móc. Muốn vậy, cần phải tăng cường hơn nữa việc tổ chức cho học sinh thảo luận và làm việc theo nhóm.

Phương pháp dạy học tích cực có thể được hiểu là phương pháp lấy người học làm trung tâm; khơi dậy lòng tích cực, chủ động sáng tạo của người học. Sử dụng phương pháp dạy học tích cực sẽ tạo được mối quan hệ thầy trò gần gũi, gợi mở; tạo được không khí lớp học vui vẻ hơn; người dạy rất dễ nắm bắt đánh giá, phân loại được học viên một cách nhanh chóng và đầy đủ.Chúng ta có những phương pháp dạy học tích cực như: Nêu ý kiến ghi lên bảng; sàng lọc, thuyết trình, làm việc nhóm, phỏng vấn nhanh, hỏi đáp, trực quan, tình huống, hỏi ý kiến chuyên gia… Mỗi phương pháp có những giá trị riêng, vấn đề quan trọng là người giáo viên phải biết lựa chọn phương pháp nào phù hợp với nội dung và đối tượng học để phát huy hiệu quả bài giảng một cách cao nhất.

Phương tịên dạy học được hiểu là những dụng cụ, máy móc, thiết bị, vật dụng cần thiết cho hoạt động dạy và học, giúp cho quá trình nhận biết, lĩnh hội kiến thức của học viên được tốt hơn. Ví dụ: Bảng viết (Bảng phấn, bảng phoóc mi ca trắng), bảng giấy lật, bảng ghim, máy chiếu hắt (overheat), Projecter (phương tiện với sự trợ giúp của máy tính chương trình Powerpoint). Trong đó những phương tiện như máy chiếu hắt, projecter... được coi là những phương tiện dạy học hiện đại.

Từ góc độ tâm lý học, chúng ta thấy con người tiếp nhận các thông tin nhờ vào năm giác quan: Cảm giác, tri giác, thính giác, vị giác, khứu giác. Theo cách giảng dạy trước đây chỉ có một giác quan duy nhất được huy động đó là thính giác. Truyền thụ kiến thức chỉ thông qua lời nói, còn các giác quan khác chưa được sử dụng cho việc tiếp thu các bài giảng,phần lớn tiềm năng học tập chưa được phát huy.

Người ta thống kê rằng: nếu chỉ có đọc thì người học chỉ nhớ được 10%, chỉ có nghe thôi thì khả năng tiếp thu được 20%, cả nghe và nhìn tiếp thu được 50%, nếu được trình bày thì khả năng nhớ có thể lên đến 70%. Đặc biệt, nếu được kết hợp cả nghe, đọc, nghiên cứu, tự trình bày thì mức độ nhớ lên đến 90%. Chỉ riêng điều đó thôi cũng nói lên sự đòi hỏi phải áp dụng các phương tiện nghe nhìn vào việc giảng bài.

Dù phương tiện hiện đại hay truyền thống thì phương tịên cũng chỉ là công cụ hỗ trợ trong tiết học trên lớp, nhằm làm sáng tỏ những điều cần trình bày của giảng viên và trực quan hoá nội dung giảng dạy giúp học viên tiếp thu dễ dàng và tham gia học tập một cách chủ động tích cực.

Mỗi loại phương tiện dạy học có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Vấn đề còn lại là giáo viên phải biết lựa chọn phương tiện nào cho phù hợp. Bản thân mỗi phương pháp dạy học tích cực nếu biết áp dụng đúng hoàn cảnh, nội dung bài giảng thì nhiều khi chỉ cần một cái bảng cũng có thể khơi dậy được sự say mê của người học. Tuy nhiên nếu GVGD: PGS.TS. Lê Văn Giáo 31

giảng viên biết kết hợp, sử dụng nhuần nhuyễn các phương tiện hiện đại như projecter, máy chiếu hắt thì lớp học sẽ sôi nổi, sinh động và gây được sự chú ý của người học hơn.

Ví dụ: Khi muốn giới thiệu cơ cấu nội dung bài giảng, một hình ảnh hay một sơ đồ thì dùng phương tiện Projecter sẽ rất hiệu quả.

Và nhiều khi cũng chính phương tiện dạy học hiện đại đó sẽ làm cho phương pháp dạy học tích cực không phát huy được hiệu quả bài giảng. Đó chính là khi giáo viên chưa nhận thức được đầy đủ về tác dụng của các phương tiện và chưa biết sử dụng nhuần nhuyễn các phương tiện hiện đai. Chẳng hạn khi sử dụng projecter giáo viên thường mắc các lỗi: trong một buổi học chiếu quá nhiều hình ảnh hay trong mỗi sline viết quá nhiều chữ dẫn đến tình trạng học viên chưa kịp nhìn, kịp ghi thì giáo viên lại chuyển sang một slide mới. Hoặc trong một buổi học giáo viên đã làm việc cùng máy chiếu hắt và giấy phôli với tốc độ thay thế nhanh đến nỗi người học chưa kịp chép. Trong khi đó nguyên tắc vàng của việc áp dụng chương trình Powerpoint là không được viết câu quá dài và quá nhiều chữ; khi trình diễn cần phải chèn cả sơ đồ, hình ảnh…Điều đó chứng tỏ việc áp dụng phương tiện dạy học hiện đại vào giảng dạy là một sự cần thiết nhưng không phải bằng mọi giá phải áp dụng bằng được khi các điều kiện chưa thật sự sẵn sàng. Ở đây chúng ta cần phải hiểu rằng phương tiện luôn chỉ là một công cụ trợ giúp, chuyển tải các nội dung. Tạo ra sự chú ý, cải thiện khả năng nhớ, mức độ tiếp thu của người tham dự.Nó không thể quyết định đến toàn bộ chất lượng giảng dạy, mà chỉ hỗ trợ để thể hiện nội dung mà thôi. Tự nó không thể là nội dung.

Như vậy, dù sự dụng phương tiện hiện đại hay truyền thống thì chúng ta không nên quá lạm dụng về các phương tiện đó. Trong giảng dạy phương tiện quan trọng nhất vẫn chính là người giáo viên; giáo viên phải biết kết nối các khả năng giao tiếp về mặt nội dung và phương tiện để mang lại hiệu quả tối ưu nhất. Thành công của buổi học suy cho cùng phụ thuộc vào người giáo viên, người giáo viên đừng tự đánh mất mình sau những phương tiện hiện đại đó. Vì bài giảng muốn thành công hay không phụ thuộc đồng thời 4 yếu tố sau:

- Lòng yêu nghề, say sưa sáng tạo, nghiên cứu, tìm hiểu trong nghề nghiệp. - Kiến thức của giáo viên.

- Phương pháp sư phạm. - Phương tiện dạy và học.

Tóm lại, giữa phương pháp dạy học tích cực và các phương tiện dạy học hiện đại có mối quan hệ tương trợ lẫn nhau. Điều quan trọng là người giáo viên phải biết được những nguyên tắc vàng khi áp dụng các phương pháp và phương tiện đó, để phát huy một cách tối ưu vào công tác giảng dạy.

VẤN ĐỀ 3. SỰ LO SỢ CỦA HỌC SINHI. Khái niệm I. Khái niệm

Sự lo sợ là một trạng thái tâm lý đặc biệt của con người.

Thể hiện: con người ở trong một chuỗi trạng thái không yên lòng, phải dành phần lớn tâm trí, sự chú ý … vào một vấn đề, sự việc nào đó. Vì vậy sự lo sợ luôn ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến quá trình nhận thức và kết quả hoạt động của con người.

Ví dụ: Một số phụ huynh đặt kỳ vọng cao vào thành tích học tập của con cái nên tìm mọi cách để con đạt danh hiệu học sinh giỏi mà không rõ khả năng thực lực của con vô tình tạo ra ở con sự lo lắng.

Sự lo sợ của học sinh là trạng thái tâm lý có thể ảnh hưởng đến quá trình nhận thức, tiếp thu tri thức và kết quả học tập.

Ví dụ: Trong một lớp học với trình độ các học sinh không đồng đều. Ai cũng biết rằng để lĩnh hội những kiến thức của tiết học, trò phải cởi mở tất cả những vấn đề của riêng mình với bạn và thầy về kiến thức đó để được bạn và thầy gỡ rối. Tuy nhiên, ta thường thấy hầu hết các trò đều giữ kín những vấn đề của mình và cam chịu thừa nhận kiến thức đó một cách gượng ghịu. Và tất nhiên sự tiến bộ của những học trò như thế sẽ phiến diện. Vấn đề nằm ở chỗ thầy và trò chưa hình thành được một không khí dạy học cần thiết để giải thoát lo sợ mình trả lời sai, người khác biết mình dốt,…

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ CÁC LÍ THUYẾT CỦA TÂM LÍ HỌC HIỆN ĐẠI (Trang 28 - 33)