Một số nhân tố ảnh hưởng đến “không khí dạy học”

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ CÁC LÍ THUYẾT CỦA TÂM LÍ HỌC HIỆN ĐẠI (Trang 27 - 28)

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra ba nhân tố đã ảnh hưởng đến không khí dạy học đó là: hình thức dạy học, vai trò của giáo viên và thái độ của học sinh về nội dung dạy học. Theo D.K.Nachtigall, thì mối quan hệ này được diễn tả bằng sơ đồ sau:

Trong đó:

- ON: Trục biểu diễn thái độ của học sinh đối với nội dung dạy học với:

+ OV: Không có ý nghĩa + YN: Có ý nghĩa

- Hình thức tổ chức dạy học

+ OL: Học theo kiểu lĩnh hội kiến thức

+ TH: Học tìm tòi phát hiện (mức độ tự lực tăng) - OG: Trục biểu diễn vai trò của giáo vi

+ OM: Mệnh lệnh, áp đặt + DG: Hợp tác, tôn trọng

Sơ đồ trên cho thấy quá trình dạy học được coi là tốt nhất khi cả ba điều kiện trên đều nằm trên của góc phần tư thứ nhất bên phải của hệ trục tọa độ NYGH, nghĩa là:

- Về hình thức tổ chức dạy học: Quá trình dạy học phải thể hiện được sự hợp tác chặt chẽ và cộng đồng trách nhiệm của mọi thành viên trong lớp học.

- Về vai trò của giáo viên: Giáo viên phải thể hiện được vai trò là người tổ chức, giúp đỡ hướng dẫn học sinh tự tìm tòi và phát hiện kiến thức, nhằm ngày càng tăng cường mức độ tự lực của học sinh trong học tập.

- Về tinh thần và thái độ học tập của học sinh: Làm cho học sinh phải thấy được ý nghĩa của việc học và luôn có ý thức tự giác chuyển những kiến thức thu nhận thành vốn hiểu biết của mình.

Không khí dạy học phụ thuộc vào quá nhiều yếu tố, chỉ một yếu tố không tốt thì không khí dạy học cũng không tốt. Vì vậy câu hỏi được đặt ra là làm thế nào đểcó không khí dạy học trong lớp học một cách có hiệu quả. Câu trả lời dành riêng cho bản thân mỗi người giáo viên!

Còn theo Ginott cho rằng: “Tôi phải đi đến một kết luận đáng sợ: Tôi là yếu tố quyết định trong lớp, thái độ của riêng tôi quyết định không khí lớp học, trạng thái hằng ngày của tôi tạo ra thời tiết lớp học, là thầy giáo tôi tự cho mình một quyền vôhạn, cụ thể làm cho trẻ em vui lên hay bất hạnh, tôi có thể nâng lên hay hạ xuống, làm tổn thương hay băng bóvết thương, tạo nên hay giảm bớt sự khủng hoảng. Trẻ em sẽ được hưởng lòng nhân từ hay là một điều khác...”.

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ CÁC LÍ THUYẾT CỦA TÂM LÍ HỌC HIỆN ĐẠI (Trang 27 - 28)