KẾ BIẾN BÁO LINH HOẠT (Biến kế)

Một phần của tài liệu Các mưu kế trong kinh doanh (Trang 42 - 43)

(Biến kế)

Đó là mưu kế đòi hỏi nhà quản lý phải có chính tâm, phải có học vấn và có kinh nghiệm, luôn cảnh giác để thích ứng với mọi hoàn cảnh, lựa chọn mưu kế thích hợp đem lại hiệu quả cao trong quản lý và xử lý các tình huống bất thường rất khó lý giải.

- Có một người thợ xây dựng làm việc trên một tầng gác cao. Không may trượt chân ngã xuống đường và rơi vào đầu một người khách đi qua đường làm chết ông ta, còn người thợ thì sống.

Con trai người chết đi kiện, đòi "mạng trả mạng", luật của nước đó như vậy.

Biết rõ người thợ không phải cố sát, nhưng luật pháp thì lại không cho hiểu như vậy, không còn cách nào khác để cứu người vô tội, quan toà nghĩ ra một kê, bèn tuyên án:

- Hễ sát nhân là phải giả tử (giết người thì phải chết) anh thợ này làm chết người thì phải bồi thường nhân mạng. Nhưng muốn thực thi công lý ấy, thì anh ta giết người bằng cách nào, thì người ta phải giết anh ta bằng cách đó. Nay toà phán rằng: con của khổ chủ phải lên tầng nhà cao, chỗ trước đây anh thợ đã đứng, đợi khi anh thợ đi qua đấy, thì gieo mình xuống đầu anh ta để mà giết anh ta.

Con của người chết lật đật xin rút lại đơn kiện; (Nguyễn Duy Cần - cái cười của cổ nhân - NXB An Giang 1990, trang 240-241).

· Một lần Trần Thủ Độ sắp về quê Thiên Trường duyệt hộ khẩu. Một người vốn đi lại buôn bán, lại nhận là cùng quê cũ, muốn xin cho em mình một chân xã trưởng. Khi Thái Sư (Trần Thủ Độ) đi, quốc mẫu (vợ Thủ Độ), lưu ý ông về việc đó. Độ hỏi kỹ họ tên rồi ghi vào thẻ. Độ duyệt dần các xã, về đến chính xã có người cầu cạnh, liền cho quân đến hỏi:

- Có phải ngươi nhờ người xin với quốc mẫu làm xã trưởng ở đây không?

- Bẩm tướng công vâng ạ!

Độ nhìn thấy người ấy lùn thấp, mắt lươn, lông mày cụp, tại mỏng, lại cho dò xét, thấy nói y có tính tham bỉ, muốn tranh lấn

ruộng đất, quyền lực ở trong làng với các người khác nên mới rắp tâm chạy chọt như thế. Độ liền bảo:

- Người làm xã trưởng như thế là đặc biệt hơn các làng khác đấy, ở nơi khác, ta đều đến hỏi qua người làng, hỏi qua các chức sắc cao niên đứng đắng, họ đề đạt ai, ta mới chấm. Người lại khéo về tận kinh đô, xin với quốc mẫu, hẳn là có chủ tâm. Bởi thế, ta phải chặn ngón chân người đánh dấu để khác với người khác, xem sau này người làm ăn thế nào.

Người ấy van xin mãi mới tha cho. Từ đấy quốc mẫu không dám xin riêng thái sư việc gì nữa. (Trần Thủ Độ, SĐD trang 194-195)

Một phần của tài liệu Các mưu kế trong kinh doanh (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w