KẾ NHÂN NGHĨA (Nhân ái kế)

Một phần của tài liệu Các mưu kế trong kinh doanh (Trang 25 - 26)

(Nhân ái kế)

Đó là kế sử dụng các giải pháp nhân hậu, đem lại sự may mắn, phúc hậu cho con người, cảm hoá họ để họ thực sự gắn bó, bảo vệ hệ thống và người lãnh đạo hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ của bản thân và hệ thống. Đây là mưu kế thường đem lại hiệu quả cao và bền vững; người người lãnh đạo phải thực sự gương mẫu, thực tâm đối xử với con người và phải chấp nhận sự hy sinh, thiệt thòi nhất định.

Lưu Bị một nhân vật nổi tiếng thời Tam Quốc, luôn lấy mưu kế nhân nghĩa trong xử sự mà đã tay không dựng nên sự nghiệp: kết nghĩa với Quan Vân Trường và Trương Phi. Ba lần cất công đến lều tranh của Khổng Minh để chọn được mưu sĩ kỳ tài trong thiên hạ, xử sự nhân nghĩa với người anh họ là Lưu Biểu để có được Kinh Châu. Các danh tướng khác cũng do được Lưu Bị đối xử nhân nghĩa, tôn trọng, kính nể thực sự mà suốt đời họ giúp cho Lưu Bị. Trong Tam Quốc tập 3, khi Lưu Bị bị Tào Tháo đánh đuổi, quân tướng chia lìa, Triệu Tử Long (một danh tướng của Lưu Bị) đã một mình một ngựa bảo vệ đứa con nhỏ của Lưu Bị là A Đẩu, đánh phá hàng loạt vòng vây của quân Tào về với Lưu Bị. Chuyện kể:

" Triệu Vân (Triệu Tử Long) thoát được (vòng vây) chạy về cầu Trường Bản; lại nghe thấy đằng sau có tiếng kêu, thì là Văn Sinh dẫn quân đuổi tới. Vân đến đầu cầu thì người ngựa đã mỏi mệt, vẫn thấy Trương Phi cưỡi ngựa đứng trên cầu, liền kêu to:

- Dực Đức (Trương Phi) cứu ta với! Phi nói:

- Tử Long cứ chạy cho mau, còn quân đuổi để mặc ta chống cự. Vân tế ngựa qua cầu, đi được hơn hai mươi dặm thì gặp Huyền Đức (Lưu Bị) cùng mọi người đương nghỉ dưới gốc cây. Vân xuống ngựa thụp xuống đất khóc. Huyền Đức cũng khóc. Vân thở hổn hển, nói:

- Tội Vân chết vạn lần cũng còn nhẹ. My phu nhân vì bị thương nặng, không chịu lên ngựa, nên gieo mình xuống giếng tự vẫn. Vân phải đạp đổ tường đất để lấp giếng đi. Bụng mang công tử, mình phá vòng vây, nhờ hồng đức của chúa công, may mắn thoát nạn. Vừa

nãy công tử còn oe oe ở trong bọc, bây giờ không thấy động đậy nữa, hay là thế nào rồi đây...

Vân vội cởi bọc ra xem, thì A Đẩu (Lưu Thiện) vẫn ngủ say Vân mừng rỡ, nói:

- May quá công tử không việc gì! Rồi hai tay nâng đưa cho Huyền Đức

Huyền Đức đỡ lấy A Đẩu, rồi ném phịch xuống đất, nói: - Vì mày, suýt nữa ta mất một viên đại tướng!

Triệu Vân vội vàng cúi xuống đất ôm lấy A Đẩu, khóc lạy, nói: - Vân dù gan óc lầy đất, cũng không đủ báo đáp được!.

· Cũng tương tự như chuyện trên. Trong Đông Chu Liệt Quốc, tập 8, Mạnh Thường Quân một chính khách nổi tiếng nước Tề, chiêu hiền đãi sĩ; nhiều tân khách theo về. Các tân khách được chia làm 3 bậc, cao nhất gọi là "đại xá" trong đó có Phùng Hoan chưa lập được công lao gì. Một hôm Mạnh Thường Quân giao cho Phùng Hoan đi đòi nợ dân ở ấp Tiết với hàng vạn nóc nhà và phần lớn có vay nợ của Mạnh Thường Quân; tới ấp Tiết, Phùng Hoan xem xét dân tình xem rõ ai giàu ai nghèo, xét thấy ai nghèo khổ quá không thể trả được Phùng Hoan đem văn tự cho đốt hết, rồi bảo mọi người rằng:

- Mạnh Thường Quân sở dĩ cho các ngươi vay tiền là sợ các ngươi không có tiền để làm sinh kế, chứ không phải vì mưu lợi đâu! Nhưng Mạnh thường Quân có mấy nghìn thực kháh, bổng lộc không đủ, cho nên bất đắc dĩ phải đòi số nợ để cung tân khách. Nay người có thể trả được thì cho gia hạn, người không thể trả được đã đốt bỏ văn tự đi coi như không có nợ. Mạnh Thường Quân làm ơn với ấp Tiết các người có thể gọi là hậu lắm đó.

Vua Tề lúc đầu trọng dụng Mạnh Thường Quân, sau nghe lời xúc xiểm của kẻ xấu đã bãi bỏ không dùng, thu tướng ấn của Mạnh Thường Quân, cho về ở ấp Tiết. Các tân khách nghe Mạnh Thường Quân bị bãi chức dần dần bỏ đi, chỉ còn Phùng Hoàn vẫn theo bên cạnh cầm cương xe cho Mạnh Thường Quân đến ấp Tiết, trăm họ già trẻ đã dắt díu nhau đi đón, tranh nhau dâng rượu cơm và hỏi thăm sức khoẻ. Mạnh Thường Quân nói:

- Bây giờ mới thấy câu tiên sinh nói vì Văn (Mạnh Thường Quân) này mà thu phục lòng người vậy.

Một phần của tài liệu Các mưu kế trong kinh doanh (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w