IV. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả
2.2.2.1. Quy mô hoạt động CVTD
Chi nhánh ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển tỉnh Bình Định là một Chi nhánh ngân hàng lớn trên địa bàn Tỉnh có quan hệ tín dụng với mọi đối tượng khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế. Nhưng khách hàng chủ yếu, truyền thống của Ngân hàng là các Doanh nghiệp (bao gồm cả các Doanh nghiệp Quốc doanh và các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh); còn khách hàng cá nhân hay doanh nghiệp có nhu cầu vay với mục đích tiêu dùng chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ. Điều đó được thể hiện như sau:
Bảng 2.1: Tỷ trọng cho vay tiêu dùng trong hoạt động cho vay tại Chi nhánh BIDV Bình Định từ năm 2011-203
Đơnvị: Tỷ đồng
Chỉtiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
ST TT% ST TT% ST TT% Doanhsố CV 10.250 100 10.450 100 11.190 100 Trongđó CVTD 413 4,02 544 5,21 691 6,18 Doanhsốthunợ 9.516 100 9.704 100 10.268 100 Trongđó CVTD 396 4,16 496 5,11 598 5,8 Dưnợ 5.030 100 5.780 100 6.702 100 Trongđó CVTD 217,6 4,33 265,6 4,6 359 5,4 Nợxấu 35,21 100 52,02 100 134,04 100 Trongđó CVTD 0,15 0,43 0,16 0,31 0,19 0,14
Doanh số cho vay
Biểu đồ 3.1: Cơ cấu tỷ trọng CVTD trong hoạt động cho vay đối với DSCV tại Chi nhánh BIDV
Đơnvị: Tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng BIDV Bình Định)
Nhìn vào biểu đồ ta cũng dễ dàng nhận thấy DSCV trong hoạt động cho vay tiêu dùng chỉ chiếm tỷ trọng đạt được mức tối đa năm 2013 là 6,18% tong tổng DSCV của Chi nhánh.
Năm 2011 CVTD đạt 413 tỷ đồng, tương ứng đạt tỷ trọng 4,02% so với DSCV cùng kì.
Năm 2012 CVTD đạt 544 tỷ đồng, tăng 131 tỷ đồng so với năm 2011, tương ứng đạt tỷ trọng 5,21% so với DSCV cùng kì.
Năm 2013 CVTD đạt 691 tỷ đồng, tăng 147 tỷ đồng so với năm 2012, tương ứng đạt tỷ trọng 6,18% so với DSCV cùng kì.
DSCV tại Chi nhánh liên tục tăng qua các năm điều đó đã kéo theo DSCV tiêu dùng cũng tăng theo qua các năm. Qua từng năm ta cũng thấy được CVTD ngày càng chiểm tỷ trọng cao trong hoạt động cho vay, điều này
cho ta thấy được hiện tại Chi nhánh đang rất chú trọng đến CVTD từ phía khách hàng.
Doanh số thu nợ
Biểu đồ 3.2: Cơ cấu tỷ trọng CVTD trong hoạt động cho vay đối với DSTN tại Chi nhánh BIDV
Đơnvị: Tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng BIDV Bình Định)
Qua biểu đồ ta thấy:
Năm 2011 DSTN trong CVTD đạt 396 tỷ đồng, tương ứng đạt tỷ trọng 4,16% so với DSTN cùng kì.
Năm 2012 DSTN trong CVTD đạt 496 tỷ đồng, tăng 100 tỷ đồng so với năm 2011, tương ứng đạt tỷ trọng 5,11% so với DSTN cùng kì.
Năm 2013 DSTN trong CVTD đạt 598 tỷ đồng, tăng 102 tỷ đồng so với năm 2012, tương ứng đạt tỷ trọng 5,8% so với DSTN cùng kì.
Doanh số thu nợ trong hoạt động cho vay tăng liên tục qua các năm. Đồng nghĩa trong những năm gần đây CN đang thực hiện tốt khoản mục thu nợ hoạt động cho vay của mình.
Dư nợ
Biểu đồ 3.3: Cơ cấu tỷ trọng CVTD trong hoạt động cho vay đối với dư nợ tại Chi nhánh BIDV
Đơnvị: Tỷ đồng
Qua biểu đồ ta thấy:
Năm 2011 Dư nợ CVTD đạt 217,6 tỷ đồng, tương ứng đạt tỷ trọng 4,33% so với Dư nợ cùng kì.
Năm 2012 Dư nợ CVTD đạt 496 tỷ đồng, tăng 48 tỷ đồng so với năm 2011, tương ứng đạt tỷ trọng 4,6% so với Dư nợ cùng kì.
Năm 2013 Dư nợ CVTD đạt 359 tỷ đồng, tăng 93,4 tỷ đồng so với năm 2012, tương ứng đạt tỷ trọng 5,4% so với Dư nợ cùng kì.
Dư nợ tại Chi nhánh tăng liên tục qua các năm như vậy thể hiện việc kinh doanh tại Chi nhánh rất có hiệu quả.
Nhận xét:
Thực tế, việc tỷ trọng CVTD chiếm tỷ trọng nhỏ trong Tổng cho vay là điều rất dễ hiểu bởi khách hàng tín dụng chủ yếu, thường xuyên, truyền thống của CN là các Doanh nghiệp, khách hàng cá nhân vay với mục đích tiêu dùng là không lớn .Tuy nhiên, nếu quan sát vào tốc độ tăng trưởng của Doanh số CVTD; Doanh số thu nợ CVTD và dư nợ CVTD ta thấy CN cũng đã bắt đầu chú trọng vào mảng tín dụng mới này. Điều đó cho thấy, mảng hoạt động CVTD của CN còn rất nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai.
Nợ xấu
Biểu đồ 3.4: Cơ cấu tỷ trọng CVTD trong hoạt động cho vay đối với nợ xấu tại Chi nhánh BIDV
Đơnvị: Tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng BIDV Bình Định)
Nợ xấu là một trong những vấn đề rất được quan tâm vì có chiều hướng tăng nhanh của nhiều Ngân hàng. Kinh tế suy thoái, các khoản vay không có khả năng thu hồi đã khiến nợ xấu chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong tổng dư nợ. Chi nhánh BIDV tỉnh Bình Định cũng không ngoại lệ. Qua biểu đồ trên ta thấy nợ xấu tại Chi nhánh liên tục tăng qua các năm, đặc biệt năm 2013 tình
hình làm phát tăng cao chiếm 2% tổng dư nợ, đạt 134,04 tỷ đồng tại Chi nhánh.
Nhưng nhìn vào biểu đồ ta cũng thấy được nợ xấu trong hoạt động CVTD được Chi nhánh được chú trọng và chỉ chiếm tỷ trọng từ 0,19%-0,43% trong tổng nợ xấu tại Chi nhánh
Nhận xét:
Trong giai đoạn 2011-2013 để hạn chế nợ xấu tăng nhanh, quản lý khả năng chi trả của khách hàng. Ban lãnh đạo đã đưa ra những biện pháp để khắc phục để hạn chế nợ xấu tăng cao. Ban lãnh đạo đã chủ động triển khai các biện pháp như: Đánh giá lại chất lượng và khả năng thu hồi của các khoản nợ để có biện pháp xử lý thích hợp; Tăng cường trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu; Tiếp tục cơ cấu lại nợ; Tiếp tục hỗ trợ vốn để khách hàng khắc phục khó khăn và phục hồi; Bổ sung, hoàn thiện hồ sơ pháp lý tài sản bảo đảm; Thu nợ và xử lý tài sản bảo đảm; Hoán đổi nợ thành vốn; Kiểm soát chặt chẽ và giảm chi phí hoạt động; Hạn chế nợ xấu phát sinh trong tương lai. Với những biện pháp giải quyết nợ xấu nêu trên sẽ khắc phục được những rủi ro mà nợ xấu gây ra giúp cho NHTMCP Đầu tư và phát tiển chi nhánh Bình Định giải quyết được tình hình nợ xấu kịp thời tạo chất lượng trong hoạt động tín dụng của chi nhánh.