IV. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả
2.2.1. Quy trình nghiệp vụ cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh ngânhàng TMCP Đầu tư và phát triển tỉnh Bình Định
Giai đoạn 1: Tiếp thị, phỏng vấn và hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ
Tiếp thị tới khách hàng về sản phẩm, dịch vụ:
Tiếp thị, bán toàn diện sản phẩm dịch vụ của NH tùy vào KH đã có quan hệ tín dụng với NH trước đó hoặc KH mới mà CBQHKH cung cấp những thông tin cần thiết nhất về sản phẩm dịch vụ để KH có sự lựa chọn phù hợp với nhu cầu của mình cũng như phù hợp với chính sách tín dụng của NH.
Phỏng vấn, hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ:
Trên cơ sở CBQHKH trực tiếp phỏng vấn KH, nắm bắt nhu cầu, điều kiện của KH để tư vấn cho KH sản phẩm phù hợp nhất và cung cấp, hướng dẫn KH hoàn thiện hồ sơ vay vốn một cách chi tiết, đầy đủ và yêu cầu KH cung cấp đầy đủ các thông tin một lần, tuyệt đối không được yêu cầu KH cung cấp lại đối với các hồ sơ đã có.
Giai đoạn 2: Tiếp nhận, phân tích hồ sơ và xét duyệt cho vay
Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ :
CBQHKH đã hướng dẫn nên trực tiếp nhận hồ sơ từ KH. Khi tiếp nhận hồ sơ từ KH, CBTD xem xét đối chiếu với chính sách tín dụng của CN, để xem các thông tin mà KH cung cấp đã đầy đủ và chính xác chưa, nếu thiếu yêu cầu KH bổ sung đầy đủ.
Sau khi tiếp nhận từ KH, bàn giao trực tiếp cho kho quỹ( cán bộ trực tiếp và lãnh đạo phòng). Trường hợp chưa bàn giao thì CBQHKH chịu trách nhiệm quản lý.
Đánh giá, phân tích hồ sơ, lập và phê duyệt báo cáo đề xuất tín dụng:
Từ những thông tin thu thập được của KH và các nguồn hỗ trợ, CBTD phân tích, lập tờ trình và trình lãnh đạo xét duyệt.
Trên cơ sở kết quả báo cáo đề xuất tín dụng, nếu:
CBQHKH không đồng ý thì báo cáo Lãnh đạo quan hệ phòng và thông báo cho KH.
CBQHKH đồng ý thì:
+ Trường hợp không qua quản lý rủi ro: CBQHKH trình cấp có thẩm quyền tại CN quyết định cấp tín dụng.
+ Trường hợp qua QLRR, nếu: PGĐ phụ trách QHKH đồng ý thì phê duyệt báo cáo đề xuất đề xuất tín dụng và gửi bộ phận QLRR để thẩm định.
+ Trường hợp vượt qua thẩm quyền của CN về mức cho vay: Tại CN, phòng QLRR đầu mối hoàn thiện hồ sơ trình hội sở chính.
Tại hội sở chính: Ban quản lý rủi ro tín dụng đầu mối nhận hồ sơ, đề xuất xử lý trình cấp có thẩm quyền quyết định cấp tín dụng.
Giai đoạn 3: Thực hiện giải ngân
Quyết định cấp tín dụng:
Quyết định cấp tín dụng không qua QLRR : CBQHKH trình cấp có thẩm quyền quyết định cấp tín dụng.
Tại PGD nếu vượt thẩm quyền thì trình trực tiếp lãnh đạo CN quyết định (không qua phòng QHKH tại CN).
Quyết định cấp tín dụng qua QLRR: Thực hiện theo quy trình đối với KH là DN.
Ký kết các hợp đồng và hoàn thiện các thủ tục pháp lý:
Quyết định giải ngân: Quyết định giải ngân đối với các khoản vay do các cấp có thẩm quyền tại CN quyết định cấp tín dụng:
Phê duyệt cập nhật thông tin vào hệ thống SIBS:
Cập nhật thông tin lên hệ thống: Trên cơ sở hồ sơ nhận từ phòng QHKH, CBQTTD kiểm tra đầy đủ, khớp đúng trên bề mặt hồ sơ gồm: thông tin KH (tên tuổi..), tổng hạn mức tín dụng, mức rút vốn, mục đích sử dụng trong hợp đồng so với bảng kê và chứng từ.
Phê duyệt thông tin trên hệ thống: Cấp có thẩm quyền trực tiếp phê duyệt trên hệ thống, sau đó trực tiếp điền số tài khoản tiền vay do hệ thống tạo ra lên hợp đồng/bảng kê.
Giai đoạn 4: Quản lý, thu hồi nợ và thanh lý hợp đồng
Mục đích của giai đoạn này là nhằm hướng tới cung cấp dịch vụ tín dụng tốt cho KH, để tạo mối quan hệ tốt lâu dài giữa NH và KH và nhằm mục tiêu cuối cùng là thu hồi nợ đúng hạn
Kiểm tra, giám sát khoản vay, thu hồi nợ và xử lý các vấn đề phát sinh:
Kiểm tra trước và trong khi giải ngân đối với khoản vay phục vụ đời sống tiêu dùng.
Kiểm tra trước, trong và sau khi giải ngân đối với khoản vay phục vụ mục đích sản xuất, kinh doanh, đầu tư.
Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện rủi ro thì phải đề xuất phòng ngừa.
Thu nợ, lãi, phí
+ Thu nợ tự động
Chứng từ thu nợ thủ công: ủy nhiệm chi, giấy nộp tiền mặt. CBQTTD/CBQHKHCN đề nghị thu nợ.
+ Trình tự thu nợ thủ công:
Tài khoản khách hàng đủ tiền trả nợ: CBQTTD lập chỉ thị PDVKHCN thu nợ (không phải thông qua CBKHCN).
Tài khoản khách hàng không đủ, không có tiền trả nợ: CBQTTD lập chỉ thị CBKHCN đôn đốc KH trả nợ.
Khách hàng trực tiếp đến ngân hàng trả nợ:
Khách hàng đến PDVKHCN: CBDVKHCN trực tiếp thực hiện thu nợ (chủ động làm việc với CBQHKHCN trước khi thu nợ - nếu cần).
Khách hàng đề nghị thu nợ qua điện thoại/email: CBKHCN lập chỉ thị cho PDVKHCN thực hiện thu nợ.
KH chủ động trả nợ trước hạn: CBKHCN hướng dẫn KH thủ tục trả nợ trước hạn và chuyển PDVKHCN tiến hành thu nợ.
Thanh lý hợp đồng: Sau khi KH đã thực hiện đầy đủ khoản tiền gốc và lãi thì:
Phòng QHKHCN: Đầu mối giao trả TSĐB, xóa đăng ký giao dịch TSĐB, soạn thảo thanh lý hợp đồng, rà soát nợ gốc, lãi, phí đã thu; cập nhật các thông tin vào hệ thống SIBS liên quan đến thanh lý hợp đồng, lưu trữ hồ sơ.
Nhận xét:
Về ưu điểm, quy trình cho vay đã được từng bước cải thiện, NH đã thận trọng xem xét, thẩm định kĩ hồ sơ vay vốn của KH, xác định chính xác đối tượng vay, thực hiện đúng các điều kiện vay vốn. Đảm bảo được yếu tố pháp lý của các hồ sơ vay vốn, quy trình CVTD nằm trong quy chế cho vay chung của hệ thống. Việc thực hiện chấm điểm theo hệ thống tính điểm có thể giải quyết nhanh chóng một số lượng lớn yêu cầu mà không cần nhiều sức người, điều đó sẽ làm giảm chi phí hoạt động và đánh giá có hiệu quả thay thế chỉ việc sử dụng cán bộ tín dụng thiếu kinh nghiệm. Hệ thống tính điểm giúp rút ngắn thời gian xét duyệt đơn của KH. Không những thế hệ thống tính điểm này còn loại bỏ được những đánh giá mang tính cá nhân về KH, độ chính xác của kết quả tương đối cao.
Bên cạnh những ưu điểm đạt được NH còn bị vấp phải một số tồn tại nhất định, NH chưa có một văn bản hướng dẫn phù hợp với thực tế hoạt động của CN, quy trình tín dụng còn rườm rà, còn quá nhiều chữ ký, thời gian thẩm định kéo dài khiến KH mất cơ hội mua hàng tốt… vẫn còn tồn đọng những
điều khoản hạn chế chưa đáp ứng nhu cầu thị trường về mức cho vay, thời hạn vay, yêu cầu đòi hỏi hồ sơ, chứng từ chứng minh thu nhập, chứng minh sử dụng vốn quá khắt khe gây trở ngại cho KH. Việc dựa vào hệ thống chấm điểm NH có thể mất đi một số đối tượng KH, những người có hoàn cảnh đặc biệt mà trong đơn xin vay không phản ánh được. Bên cạnh đó hệ thống chấm điểm là tập hợp những tiêu thức về KH ở hiện tại và quá khứ nên nó không phản ánh được chất lượng tín dụng trong tương lai của KH.
2.2.2. Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển tỉnh Bình Định