Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của Ngânhàng nhà

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bình định (Trang 30 - 35)

nước.

2.1.3. Sơ đồ bộ máy tổ chức hoạt động của Ngân hàng

2.1.2.1. Mô hình tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của BIDV Bình Định

04 Phòng QHKHP.Quản trị TD P.Quản trị TD 02 Phòng GDKH Phòng QL&DV KQ Phòng KT-TC T Phòng TCHC

Phòng KHTH 07phòng giao dịch

Ban Giám đốc Khối QHKH Khối quản lý nội bộ

Khối quản lý rủi ro Khối trực thuộc

Khốitác nghiệp Phòng QLRR

(Nguồn: Phòng Kế Hoạch-Tổng Hợp) 2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý

Ban Giám đốc

Gồm: 1 Giám đốc và 3 Phó giám đốc

- Giám đốc: phụ trách chung các phòng ban, điều hành mọi hoạt động kinh doanh, ký duyệt các loại văn bản giấy tờ của NH, đồng thời chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng.

- Phó giám đốc: tham mưu cho Giám đốc, trực tiếp quản lý hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Giải quyết công việc khi Giám đốc đi vắng.

Phòng Tổ chức - Hành chính

Đầu mối tham mưu, đề xuất, giúp việc cho Giám đốc về triển khai thực hiện công tác tổ chức – nhân sự và phát triển nguồn lực; những biện pháp quản lý, khai thác, sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật tại Chi nhánh. Thực hiện công tác hành chính (quản lý, lưu trũ, bảo mật…); Thực hiện công tác hậu cần cho Chi nhánh: lễ tân, quản lý phương tiện tài sản… phục vụ cho hoạt động kinh doanh; Thực hiện công tác bảo vệ an ninh cho con người, tài sản của Chi nhánh và của KH.

Thu thập thông tin phục vụ công tác kế hoạch tổng hợp. Tham mưu, xây dựng kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh doanh. Tổ chức triển khai và theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh. Giúp việc cho Giám đốc Chi nhánh quản lý, đánh giá tổng thể hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Thực hiện công tác về nguồn vốn và các nhiệm vụ khác.

Phòng Quan hệ khách hàng 1

Chức năng chủ yếu là phục vụ cho đối tượng KH DN chuyên về lĩnh vực sản xuất công nghiệp, xây lắp, có quy mô lớn, dự án lớn, ngoài địa bàn. Chịu trách nhiệm thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ hợp tác với KH và bán sản phẩm của NH. Trực tiếp đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng và đề xuất tín dụng. Theo dõi, quản lý tình hình hoạt động của KH. Kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn vay, TSBĐ nợ vay. Đôn đốc KH trả nợ gốc, lãi. Phân loại, rà soát phát hiện rủi ro, và các nhiệm vụ khác có liên quan.

Phòng Quan hệ khách hàng 2

Chức năng chủ yếu phục vụ cho đối tượng KH DN chuyên về kinh doanh thương mại, DN vừa và nhỏ. Nhiệm vụ chính của phòng QHKH 2 tương tự như nhiệm vụ của phòng QHKH 1.

Phòng Quan hệ khách hàng 3

Chức năng chủ yếu phục vụ cho đối tượng KH cá nhân, hộ gia đình. Tham mưu, đề xuất chính sách và kế hoạch phát triển KH cá nhân. Tư vấn cho KH lựa chọn sản phẩm bán lẻ của BIDV, xây dựng kế hoạch bán sản phẩm và triển khai thực hiện kế hoạch bán hàng đối với KH cá nhân. Tiếp xúc với KH, tìm hiểu nhu cầu, tiếp nhận hồ sơ vay vốn. Sau đó thu thập thông tin, phân tích KH, khoản vay, lập báo cáo thẩm định. Theo dõi tình hình hoạt động của KH, kiểm tra giám sát tình hình sử dụng vốn vay, TSBĐ nợ vay, đôn đốc KH trả nợ, phát hiện kịp thời các khoản vay có dấu hiệu rủi ro để đề xuất xử lý.

Chức năng chủ yếu phục vụ cho đối tượng KH DN chuyên về kinh doanh XNK. Nhiệm vụ chính của phòng QHKH IV tương tự như nhiệm vụ của phòng QHKH 1 và QHKH 2.

Phòng Quản trị tín dụng

Trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh đối với KH theo quy định, quy trình của BIDV và của Chi nhánh. Thực hiện tính toán trích lập dự phòng rủi ro theo kết quả phân loại nợ của phòng QHKH theo đúng các quy định của BIDV; gửi kết quả cho phòng quản lý rủi ro để thực hiện rà soát, trình cấp có thẩm quyền quyết định. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn trong tác nghiệp của phòng, tuân thủ đúng quy trình kiểm soát nội bộ trước khi GD được thực hiện. Giám sát KH tuân thủ các điều kiện của hợp đồng tín dụng.

Phòng Quản lý rủi ro

Tham mưu đề xuất chính sách, biện pháp phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng. Quản lý, giám sát, phân tích, đánh giá rủi ro tiềm ẩn đối với danh mục tín dụng của Chi nhánh. Đầu mối nghiên cứu, đề xuất trình lãnh đạo phê duyệt hạn mức, điều chỉnh hạn mức, cơ cấu, giới hạn tín dụng cho từng ngành, từng nhóm, từng KH. Thực hiện việc xử lý nợ xấu, tham mưu đề xuất xây dựng các quyết định, biện pháp quản lý rủi ro tín dụng. Công tác quản lý rủi ro tác nghiệp, công tác phòng chống rửa tiền, công tác quản lý hệ thống chất lượng ISO, công tác kiểm tra nội bộ.

Phòng Dịch vụ khách hàng

Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với KH. Thực hiện công tác phòng chống rửa tiền đối với các giao dịch phát sinh theo quy định của Nhà Nước và của BIDV; phát hiện, báo cáo và xử lý kịp thời các giao dịch có dấu hiệu đáng ngờ trong tình huống khẩn cấp. Kiểm tra tính pháp lý, tính đầy đủ, tính đúng đắn của các chứng từ giao dịch. Quản lý, lưu trữ hồ sơ, thông tin thuộc nhiệm vụ của phòng và lập các loại báo cáo, thống kê nghiệp vụ phục vụ quản trị điều hành theo quy định. Khởi tạo hồ sơ thông tin KH (tạo số

CIF), đề xuất với Giám đốc Chi nhánh về chính sách phát triển của Ngân hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phòng/Tổ Quản lý và Dịch vụ kho quỹ

Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ về quản lý kho và xuất/nhập quỹ. Chịu trách nhiệm đề xuất, tham mưu với giám đốc Chi nhánh về các biện pháp đảm bảo an toàn kho, quỹ và an ninh tiền tệ, phát triển các dịch vụ về kho quỹ. Theo dõi, tổng hợp, lập các báo cáo tiền tệ, an toàn kho quỹ theo quy định.  Phòng Tài chính – Kế toán

Quản lý và thực hiện công tác hạch toán chi tiết, kế toán tổng hợp, thực hiện công tác hậu kiểm đối với hoạt động tài chính kế toán của Chi nhánh, thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát tài chính. Đề xuất tham mưu với giám đốc Chi nhánh về việc hướng dẫn thực hiện chế độ tài chính, kế toán, xây dựng chế độ, biện pháp quản lý tài sản, định mức và quản lý tài chính, tiết kiệm chi tiêu nội bộ hợp lý và đúng chế độ.

Phòng/Tổ Điện toán

Tổ chức và vận hành hệ thống công nghệ thông tin, hướng dẫn, đào tạo, hỗ trợ, kiểm tra các phòng, các đơn vị trực thuộc Chi nhánh, các cán bộ trực tiếp sử dụng để vận hành thành thạo, tham mưu, đề xuất với Giám đốc Chi nhánh về kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin, về những vấn đề liên quan đến công nghệ thông tin tại Chi nhánh và những vấn đề cần kiến nghị với BIDV.

Phòng giao dịch/Quỹ tiết kiệm

Cung cấp các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng cho KH, xử lý các nghiệp vụ phát sinh trong giao dịch với KH. Tổ chức quản lý các hoạt động kinh doanh của đơn vị theo quy định của pháp luật, của BIDV và Chi nhánh nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. Đề xuất kiến nghị các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Chi nhánh và toàn bộ hệ thống BIDV.

2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh giai đoạn 2011-2013

Mặc dù thời gian qua là quãng thời gian cực kỳ khó khăn cho các doanh nghiệp, ngân hàng, tổ chức kinh tế nói chung. Nền kinh tế suy thoái, lạm phát

tăng cao, bất động sản đóng băng, nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, phá sản. Ngân hàng thì khó khăn trong việc huy động vốn cũng như thu hồi vốn. Trước tình hình đó BIDV Bình Định cũng bị ảnh hưởng theo rất nhiều. Tuy nhiên với sự nỗ lực và cố gắng của toàn thể cán bộ nhân viên của chi nhánh cũng như chính sách của ban lãnh đạo chi nhánh đã giúp Chi nhánh vượt qua nhiều khó khăn và duy trì được nhiều kết quả khả quan trong những năm vừa qua. Để thấy rõ hơn về những kết quả đạt được của Chi nhánh chúng ta xem xét bảng sau:

Bảng 1.1. Khái quát tình hình hoạt động của CN BIDV Bình Định giai đoạn 2011-2013 Đơn vị tính: tỷ đồng STT Chỉtiêu STT % tăngtrưởng TT B/Q2011- 2013 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bình định (Trang 30 - 35)