BẢNG 6: TÌNH HÌNH TĂNG TRƯỞNG DOANH SỐ CHO VAY THEO HMTD CỦA ACB CHI NHÁNH HUẾ QUA 3 NĂM 2007-2009 (Đvt: Triệu đồng)
Năm 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008
Doanh số cho vay
theo HMTD 154.406 222.199 417.220 67.793 43,91% 195.021 87,8%
Doanh số cho vay 613.346 2.981.379 1.384.340 2.368.033 386% - 1.597.039 -54%
Doanh số thu nợ theo
HMTD 140.721 207.346 377.183 66.625 47,4% 169.837 81,9%
Dư nợ cho vay theo
HMTD 32.168 47.021 87.057 14.853 46,2% 40.037 85,2%
Dư nợ cho vay 138.410 153.240 236.900 14.830 10,7% 83.660 54,6%
Dư nợ cho vay theo HMTD/Dư nợ cho vay
23% 31% 37%
Trong khi tổng doanh số cho vay qua 3 năm tăng trưởng không đều (tăng đến 386% năm 2008 và giảm 54 % năm 2009) thì doanh số cho vay theo HMTD tăng trưởng ngày càng cao: năm 2008 so với 2007 là gần 44%, giá trị tuyệt đối tăng hơn 67,7 tỷ so với năm 2007. Tăng trưởng cho vay năm 2009 so với năm 2008 tăng gần 88%, giá trị tuyệt đối tăng hơn 195 tỷ.
Sự khác biệt trong xu hướng tăng trưởng cho vay là do thay đổi xu hướng đầu tư trong xã hội. Trong khi nến kinh tế bị khủng hoảng vào năm 2008, hầu hết các hoạt động kinh tế của xã hội đều bị ảnh hưởng. Hoạt động đầu tư kinh doanh do đó đều bị suy giảm, vì hiệu quả kinh tế thấp nên các doanh nghiệp đều hạn chế đầu tư mở rộng sản xuất, tăng vốn lưu động; ngân hàng cũng hạn chế cho vay vào các lĩnh vực sản suất. Trong khi đó đầu tư vàng không phải là đầu tư vào lĩnh vực sản xuất tạo ra sản phẩm tiêu thụ, mà chỉ là đầu tư để kiếm lời từ chênh lệch giá mua vào bán ra, do đó không chịu tác động của suy giảm kinh tế. Thêm vào đó, đồng tiền lại mất giá do lạm phát, khiến cho người dân tin tưởng vàng là một kênh đầu tư an toàn, mang lại lợi nhuận cao. Do đó, ngân hàng cũng tìm ra cách sử dụng vốn an toàn và thu lợi cao cho mình là mở sàn vàng và cho vay đầu tư vàng thay vì tăng cho vay sản xuất kinh doanh.
Sang năm 2009 nền kinh tế dần ổn định, hoạt động sản xuất kinh doanh dần có dấu hiệu phục hồi sau khủng hoảng. Đặc biệt, với chính sách kích cầu nền kinh tế bằng cách hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp khiến hoạt động cho vay doanh nghiệp được phục hồi. Cho vay HMTD theo đó cũng tăng mạnh, tăng trưởng đến gần 88 % so với năm 2008.
Cho vay theo HMTD có đặc điểm là hình thức cho vay ngắn hạn, mặc khác lại giải ngân theo các khế ước nhận nợ và thời hạn trả nợ của khách hàng lại tùy thuộc vào vòng quay vốn. Những yếu tố này tác động đến doanh số trả nợ và dư nợ của hình thức cho vay theo HMTD: hợp đồng cho vay HMTD có thời hạn trong vòng 1 năm, thời hạn vay của các lần giải ngân tối đa là 6 tháng, khi vòng quay vốn của doanh nghiệp nhanh, việc trả nợ có thể diễn ra liên tục. Do đó, doanh số thu nợ trong năm có xu hướng tăng
tương ứng với tăng trưởng cho vay, tăng trưởng doanh số thu nợ HMTD năm 2008 so với 2007 là hơn 47%, giá trị tuyệt đối tăng hơn 66,6 tỷ so với năm 2007, tăng trưởng doanh số thu nợ HMTD năm 2009 đạt gần 82%, giá trị tăng tuyệt đối gần 170 tỷ so với năm 2008.
Do sự tăng trưởng khá đồng đều giữa doanh số cho vay và doanh số thu nợ, tăng trưởng dư nợ cũng có cùng xu hướng: năm 2008 so với 2007 dư nợ tăng trưởng đạt 46,17 %, giá trị tăng tuyệt đối đạt hơn 14,8 tỷ. Năm 2009 so với năm 2008 tăng trưởng dư nợ đạt 85,15%, tức là tăng hơn 40 tỷ. So với xu hướng tăng trưởng dư nợ của toàn bộ hoạt động cho vay thì dư nợ cho vay theo HMTD luôn có tốc độ tăng trưởng cao hơn. Thêm vào đó, cần nhận thấy rằng tỷ trọng dư nợ cho vay HMTD so với tổng doanh số cho vay ở các năm đều cao và lại tăng: năm 2007 dư nợ cho vay HMTD so với tổng dư nợ cho vay chiếm 23%, năm 2008 tỷ số này đạt 31%, sang năm 2009 tỷ lệ này lên đến 37%. Sự tăng trưởng nhanh cả về giá trị và tỷ trọng của dư nợ cho vay HMTD trong tổng dư nợ cho vay của chi nhánh thể hiện rằng hoạt động cho vay theo HMTD đang ngày càng được chú trọng phát triển, và ngân hàng Á Châu chi nhánh Huế đang dần thiết lập được mối quan hệ ngày càng khăng khít với các doanh nghiệp trên địa bàn.
2.2.4.2. Tình hình tăng trưởng doanh số cho vay theo HMTD tại ACB chi nhánh Huế phân theo đối tượng khách hàng
BẢNG 7: TÌNH HÌNH CHO VAY THEO HMTD PHÂN THEO ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG
( ĐVT: triệu đồng)
Năm 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008
Giá trị % Giá trị %
Doanh số cho vay theo HMTD 154.406 222.199 417.220 67.793 43,9% 195.021 87,8%
Khách hàng DNTN 68.083 108.252 148.306 40.169 59% 40.053 37%
Khách hàng công ty 86.323 113.947 268.914 27.623 32% 154.967 136%
Doanh số thu nợ theo HMTD 140.721 207.346 377.183 66.625 47% 169.837 82%
Khách hàng DNTN 60.211 99.619 140.297 39.408 65% 40.677 41%
Khách hàng công ty 80.510 107.727 236.886 27.217 34% 129.159 120%
Dư nợ cho vay theo HMTD 32.168 47.021 87.058 14.853 46% 40.037 85%
Khách hàng DNTN 14.184 22.817 30.826 8.633 61% 8.009 35%
Khách hàng công ty 17.984 24.204 56.232 6.220 35% 32.028 132%
Nguồn: Phòng kinh doanh ACB - chi nhánh Huế
Đối tượng khách hàng được cho vay theo hình thức cấp HMTD gồm có cả DNTN và công ty. Theo từng đối tượng khách hàng thì xu hướng tăng trưởng doanh số cho vay HMTD và dư nợ cho vay HMTD có sự khác biệt với nhau. Đối với khách hàng là DNTN thì có tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay khá nhanh trong năm 2008 so với năm 2007, đạt 59%, giá trị tuyệt đối tăng hơn 40 tỷ, sang năm 2009 tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay có chậm lại đạt 37 % so với năm 2008, giá trị tuyệt đối cũng tăng hơn 40 tỷ. Như vậy, năm 2009 tuy về tốc độ tăng trưởng có chậm lại nhưng về giá trị tăng tuyệt đối cũng gần bằng năm 2008, do đó có thể nói: tăng trưởng doanh số cho vay HMTD đối với đối tượng khách hàng là DNTN tại chi nhánh khá ổn định.
Cùng với sự tăng trưởng doanh số cho vay HMTD, dư nợ cho vay HMTD cũng tăng trưởng tương ứng: Đạt 61% năm 2008, giá trị tuyệt đối tăng trên 8,6 tỷ, tăng trưởng dư nợ HMTD năm 2009 đạt 35%, giá trị tuyệt đối tăng hơn 8 tỷ.
Với đối tượng khách hàng là công ty tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay HMTD thấp trong năm 2008, chỉ tăng 32%, với giá trị tuyệt đối tăng hơn 27 tỷ, nhưng sang 2009 tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay HMTD đối với khách hàng là công ty lại rất cao, đạt đến 136%, với giá trị tăng tuyệt đối gần 155 tỷ. Tăng trưởng dư nợ cho vay HMTD đối với khách hàng là công ty có cùng xu hướng: năm 2008 tốc độ tăng trưởng chỉ đạt
35%, giá trị tuyệt đối chỉ đạt hơn 6,2 tỷ, nhưng sang năm 2009 dư nợ tăng trưởng đến 132%, đạt giá trị tuyệt đối hơn 32 tỷ.
Sự khó khăn của nền kinh tế năm 2008 tập trung chủ yếu vào đối tượng khách hàng công ty, do có đặc thù quy mô sản xuất lớn, bị tác động mạnh bởi tình hình kinh tế đất nước và thế giới. Do đó, trong bối cảnh nền kinh tế khủng hoảng, các doanh nghiệp là công ty hạn chế vay nợ vốn lưu động ở ngân hàng để đầu tư mở rộng sản xuất, dẫn đến tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay HMTD thấp. Sang năm 2009, cùng với sự phục hồi tăng trưởng doanh số cho vay và dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp khi nền kinh tế có những dấu hiệu được phục hồi, doanh số cho vay HMTD và dư nợ cho vay HMTD đối với đối tượng khách hàng công ty cũng nhanh chóng đạt tốc độ tăng trưởng cao.
Trong khi đó các DNTN do có quy mô sản xuất nhỏ, phạm vi hoạt động kinh tế không rộng, nên hoạt động kinh tế của đối tượng khách hàng là DNTN ở Huế ít bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế thế giới 2008. Do đó, tăng trưởng doanh số cho vay HMTD và dư nợ cho vay HMTD khách hàng DNTN ổn định.
Ta nhận thấy rằng với hình thức cho vay HMTD, đối với các đối tượng khách hàng là DNTN hay công ty, tuy có xu hướng tăng trưởng khác nhau, nhưng luôn có sự tương ứng giữa tăng trưởng doanh số cho vay và tăng trưởng dư nợ, do việc giải ngân cho vay và trả nợ của khách hàng thường diễn ra đồng thời, linh hoạt, thời hạn trả nợ của mỗi lần giải ngân ngắn và gắn liền với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đây được xem là đặc điểm của hình thức cho vay HMTD. Thời gian trả nợ của từng khế ước phụ thuộc vào vòng quay vốn của doanh nghiệp, trung bình thời hạn trả nợ của các khế ước khoảng 2,5 tháng, ta suy ra được số vòng quay vốn lưu động của doanh nghiệp mỗi năm vào khoảng 4,8(3). Đối với hoạt động cho vay HMTD của ngân hàng nói riêng thì vòng quay vốn của doanh nghiệp đồng thời cũng là vòng quay vốn của ngân hàng.
3 Vòng quay vốn = 12 /2,5 (tháng)