Nội dung thẩm định:

Một phần của tài liệu Tìm hiểu vềthực thực trạng cho vay theo hạn mức tín dụng đối với doanh nghiệp tại NHTM cổ phần Á Châu chi nhánh Huế (Trang 36)

Thẩm định là một khâu quan trọng để đưa ra quyết định cho vay. Việc thẩm định yêu cầu phải được thực hiện một cách thận trọng và thường xuyên ngay khi có sự thay đổi tài sản thế chấp (khách hàng đề nghị rút bớt tài sản thế chấp) hay đề nghị tăng HMTD... Nội dung thẩm định căn cứ vào yêu cầu thực tế để chú trọng hay giảm bớt những thông tin không cần thiết. Đối với khâu thẩm định khách hàng đầu tiên, để đưa ra quyết định cấp hạn mức tín dụng thường bao gồm một số nội dung như sau:

Phần 1: Thông tin về khách hàng:

Phần 2: Mô tả và nhận xét phương án sử dụng vốn vay. 1) .Mục đích sử dụng vốn:

- Phương án sử dụng vốn vay

- Dự kiến nhu cầu VLD trong thời gian tới. - VLĐ hiện có.

- Mức tín dụng cần ACB cấp lần này.

3). Phương án trả nợ.

Phần 3: Lịch sử uy tín và giao dịch của khách hàng (tham khảo thông tin CIC- trung tâm cung cấp thông tin tín dụng NHNN).

Phần 4: Tình hình tài chính của khách hàng:

- Mô tả về tình hình tài sản, nguồn vốn tại thời điểm thẩm định; diễn giải chi tiết về tài sản Có và tài sản Nợ; Đánh giá năng lực tài chính của khách hàng, trong đó mô tả chi tiết về nguồn thu nhập từ hoạt động SXKD của khách hàng;

Stt Tài sản Stt Nguồn vốn

Vốn lưu động 1 Vay ngắn hạn

1 Tiền mặt 2 Vay dài hạn

2 Phải thu 3 Hàng tồn kho

Tài sản cố định Vốn chủ sở hữu

Tổng tài sản Tổng nguồn vốn

Phần 5 Nguồn trả nợ

- Giới thiệu chung về hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng; - Kết quả SXKD hàng tháng;

- Doanh thu 7 tháng đầu năm theo tờ khai thuế - Kết quả hoạt động kinh doanh bình quân tháng - Lập bảng tỷ lệ dự phòng hoạt động kinh doanh Phần 6: Tài sản đảm bảo:

- Mô tả tài sản:

- Nhận xét về tài sản đảm bảo (chứng từ pháp lý; hiện trạng sử dụng; khả năng chuyển nhượng; quan hệ giữa chủ tài sản và người vay).

- Căn cứ định giá (tờ trình định giá). Phần 7: Kiến nghị, xét cho vay

-Số tiền. - Lãi suất. - Mục đích sử dụng vốn. - Phương thức trả nợ. - Tài sản đảm bảo. 2.2.2.3 Cách xác định hạn mức tín dụng. Trình bày các căn cứ tính toán dựa vào:

+Kế hoạch hoạt động SXKD của doanh nghiệp.

+ Các thông tin trong kỳ quá khứ của DN (báo cáo tài chính tối thiểu 2 năm). + Các thông tin từ việc phỏng vấn trực tiếp Ban quản lý doanh nghiệp.

+Thông tin khác.

Thông tin lấy từ số liệu quá khứ và có điều chỉnh cho phù hợp với kế hoạch SXKD trong năm tới của công ty.

Trình bày rõ lý do và cơ sở đưa ra các nhận định kế hoạch doanh thu, chi phí và lợi nhuận.

Stt Khoản mục Kết quả tính toán

1 Doanh thu

% tăng giảm so với kỳ hiện tại 2 Giá vốn hàng bán

3 Lợi nhuận gộp 4 Chi phí hoạt động 5 Khấu hao

6 Lãi vay

7 Lợi nhuận trước thuế 8 Thuế thu nhập

9 Lợi nhuận sau thuế

% tăng giảm so với kỳ hiện tại

Trình bày Bảng dự phòng nhu cầu vốn lưu động (DNTN):

Stt Các chỉ tiêu Đơn vị Hiện Kết quả dự

tính tại phòng

1 Doanh thu VND

2 Giá vốn/Doanh thu %

3 Thời gian dự trữ tiền mặt Ngày 4 Thời gian thu hồi các khoản phải

thu Ngày

5 Thời gian dự trữ hàng tồn kho Ngày 6 Thời gian thanh toán các khoản

phải trả Ngày

7 Thời gian thiếu hụt nguồn tài trợ

= (3)+(4)+(5)-(6) Ngày

8 Nhu cầu VLD= (1)x(2)x(7)/ 365 VND 9 VLD ròng

10 VLD đã được ACB hoặc các

TCTD khác tài trợ VND

11 VLD cần ACB tài trợ lần này =

8 - 9 -10 VND

Thời gian dự trữ TM = TM dự trữ bình quân x 365/Giá vốn. Thời gian thu hồi các KPT = KPT bình quân x 365/ Doanh thu. Thời gian dự trữ HTK = HTK bình quân x 365 / Giá vốn

Thời gian thanh toán các KPT= KPT bình quân x 365 / Giá vốn. VLĐ ròng = Nguồn vốn dài hạn - Tài sản dài hạn.

Hoặc

= Tài sản ngắn hạn - nguồn vốn ngắn hạn.

Bảng dự phòng nhu cầu vốn lưu động của khách hàng là công ty:

I Nhu cầu VLĐ = (1)+(2)+(3)-(4) 1 Nhu cầu tiền mặt tối thiểu 2 Trị giá HTK

3 Trị giá KPT khách hàng 4 Trị giá KPT người bán II Nguồn vốn lưu động = I

1 Nguồn VLĐ tự tài trợ = (A)- (B) A VLĐ ròng

B Các khoản mục phải chi trong năm kế hoạch từ nguồn VLĐ ròng

2 Nguồn vốn vay các TCTD khác 3 Nguồn vốn vay các TC, CN khác

4 Nguồn vốn vay ACB = I - II/1 - II/2 - II/3 Nhận xét:

- Trên thực tế, hồ sơ hợp đồng cấp HMTD cho khách hàng có thời hạn là 1 năm, trong khi trên lý thuyết hồ sơ HĐTD chỉ có hiệu lực trong một quý. Thời hạn hiệu lực của HĐTD dài hơn trên thực tế, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho khách hàng và ngân hàng trong việc thực hiện các kế hoạch kinh doanh của mình và tiết kiệm đáng kể chi phí giao dịch cho khách hàng.

- Trên thực tế cấp HMTD cho doanh nghiệp, cách xác định hạn mức cho vay tại ngân hàng kỹ hơn so với cách xác định HMTD trên lý thuyết. Việc xác định "thời gian thiếu hụt nguồn tài trợ" bằng cách trừ ra "thời gian thanh toán các khoản phải trả", nhân viên thẩm định của ngân hàng đã loại trừ được các nguồn tài trợ phi ngân hàng. Xác định HMTD thông qua "Thời gian thiếu hụt nguồn tài trợ" của doanh nghiệp, nhân viên thẩm định của ngân hàng sẽ xác định được nhu cầu vốn vay ngân hàng sát với nhu cầu vốn thực sự của doanh nghiệp, với tư cách ngân hàng là người cho vay sau cùng. Đồng thời, thông

qua đó nhân viên thẩm định cũng xác định được sát vòng quay vốn của doanh nghiệp, để kiểm soát thời hạn trả nợ của doanh nghiệp (Bảng xác định nhu cầu vốn lưu động DNTN). Việc tính toán chi tiết khoản mục "Nguồn VLĐ tự tài trợ" trong Bảng dự phòng nhu cầu VLĐ của công ty giúp xác định "VLĐ tự tài trợ" thực sự của công ty. Nguồn vốn lưu động của công ty được tài trợ bởi nhiều nguồn, việc xác định VLD cần ACB tài trợ thông qua các tỷ lệ: Nguồn VLD/VLD tự tài trợ; nguồnVLD/vốn vay TCTD khác; nguồn VLĐ/ vốn vay TC,CN khác, để thấy được cơ cấu các nguồn tài trợ cho doanh nghiệp.

Những điều này lý thuyết xác định HMTD chưa làm được, do đó sự thay đổi này là hợp lý và thuận tiện cho ngân hàng và các đối tượng khách hàng khi xác định hạn mức tín dụng.

- Tỷ lệ vốn chủ sở hữu tham gia so với tổng nhu cầu không bao gồm trong các chỉ tiêu tính toán mức cấp HMTD cho doanh nghiệp, mà tỷ lệ này trở thành điều kiện để cấp hạn mức tín dụng, là tiêu chí hạn chế rủi ro tín dụng cho ngân hàng, ngoài chỉ tiêu về tài sản bảo đảm. Tỷ lệ này càng cao thì khả năng ngân hàng đồng ý cấp hạn mức càng cao, và mức tham gia tối thiểu của vốn chủ sở hữu là 30% tổng nhu cầu vốn lưu động. Tuy nhiên tỷ lệ vốn chủ sở hữu tham gia trên tổng nhu cầu vốn lưu động thường được nhân viên phân tích tín dụng chấp nhận là từ 50 % trở lên.

- Trên thực tế tại ACB chi nhánh Huế, cho vay theo HMTD đối với doanh nghiệp luôn đòi hỏi tài sản bảo đảm, đây là biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng phổ biến. TSDB ngân hàng thường nhận là bất động sản. Giá trị khoản vay thường bằng 70% giá trị bất động sản.

Mặc dù việc xem xét thẩm định cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp đã được ngân hàng tiến hành thận trọng; mặc khác, hầu hết đối tượng khách hàng này đều là những khách hàng tốt của ngân hàng (có quan hệ lâu dài và uy tín trả nợ), nhưng trên thực tế ngân hàng không thể lường trước được mọi rủi ro khi thẩm định khách hàng. Đặc biệt là việc thẩm định có liên quan đến những lĩnh vực kinh doanh đặc thù của doanh nghiệp, mà cán bộ thẩm định thì không thể am hiểu hết được những biến động về môi

trường kinh doanh và những rủi ro trong lĩnh vực của khách hàng, đều có thể khiến cho việc trả nợ món vay bị ảnh hưởng. Ngoài ra, so với những món vay tiêu dùng mà ngân hàng bán lẻ thường cung cấp cho khách hàng tư nhân, thì mỗi HMTD mà ACB cung cấp cho doanh nghiệp cũng là một số tiền lớn, nên ngân hàng càng phải thận trọng. Do đó, việc quy định về tài sản đảm bảo khi cấp HMTD là cần thiết.

2.2.3. Ví dụ một hợp đồng

Khách hàng là Doanh nghiệp tư nhân Tiến Hùng; Địa chỉ 1 Phạm Ngũ Lão, thành phố Huế; Chủ doanh nghiệp là ông Nguyễn Văn Khôi.

Ngành nghề kinh doanh: dịch vụ nhà hàng.

* Hướng dẫn thủ tục vay vốn, tiếp nhận hồ sơ.

Ngày 7 tháng 10 năm 2009 khách hàng trình hồ sơ vay vốn. Hồ sơ gồm: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh DNTN;

Giấy chứng nhận đăng ký thuế;

-Các hợp đồng cung cấp hàng hóa (chứng minh mục đích sử dụng vốn); Báo cáo tài chính 2007, 2008;

Tờ khai thuế GTGT của doanh nghiệp; CMND và sổ hộ khẩu của chủ doanh nghiệp.

Khách hàng giao hồ sơ cho nhân viên thẩm định.

Nhân viên thẩm định giao hồ sơ về tài sản cho nhân viên thẩm định tài sản để thẩm định tài sản, sau đó chuyển kết quả trở lại cho nhân viên thẩm định .

* Thẩm định hồ sơ vay và lập tờ trình cho vay theo HMTD

Một số nội dung thẩm định: Phần 1: Thông tin về khách hàng:

Khách hàng là ông Nguyễn Văn Khôi, sinh năm 1950 và bà Nguyễn Thị Lành, sinh năm 1954. Địa chỉ: 1 Phạm Ngũ Lão

Phần 2: Mô tả và nhận xét phương án sử dụng vốn vay. 1) .Mục đích sử dụng vốn:

- Phương án sử dụng vốn vay: Bổ sung vốn SXKD

- Dự kiến nhu câu VLD trong thời gian tới là 3.080.000.000đ. - VLĐ hiện có là 1.580.000.000 đ.

- Mức tín dụng cần ACB cấp lần này là 1.500.000.000 đ. 2). Hiệu quả dự kiến của phương án vay vốn..

Tiêu chí Hiện tại Sau khi thực hiện phương án DT bình quân tháng 1.650.000.000 1.980.000.000

LN bình quân tháng 87.000.000 104.400.000 3). Phương án trả nợ:

Vốn trả cuối kỳ. Lãi trả hàng tháng.

Nguồn tiền trả nợ: kinh doanh 87.000.000.đ

Phần 3:Lịch sử uy tín và giao dịch của khách hàng Khách hàng chưa có khoản nợ quá hạn nào

Phần 4: Tình hình tài chính của khách hàng:

Căn cứ vào tình hình tài sản và nguồn vốn của khách hàng cho thấy khách hàng có tình hình tài chính tốt

Phần 5 Nguồn trả nợ.

Mô tả về hoạt động kinh doanh: Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ nhà hàng, đối tượng phục vụ chủ yếu là khách du lịch.

Căn cứ vào các số liệu kế toán và quá trình thẩm định cho thấy khách hàng có đủ nguồn trả nợ.

Tổng giá trị tài sản thế chấp: 1.880.000.000 đ Phần 7: Kiến nghị: xét cho vay

Nhân viên thẩm định lập tờ trình thẩm định khách hàng và trình cho Hội đồng thẩm định của hội sở .

Hồ sơ được duyệt, ngân hàng gửi phiếu trả lời kết quả đồng ý cấp tín dụng cho khách hàng.

Hồ sơ chuyển cho nhân viên pháp lý chứng từ để soạn hợp đồng thế chấp, đi công chứng.

Sau đó hồ sơ được chuyển cho nhân viên dịch vụ tín dụng (Loan CSR) soạn hợp đồng tín dụng và giải ngân.

* Giải ngân:

Sau khi ký hợp đồng khách hàng có nhu cầu rút tiền nên đã lập khế ước nhận nợ, đề nghị ngân hàng giải ngân 1.410.000.000 đ bằng cách chuyển vào tài khoản của khách hàng tại ACB.

- Khế ước nhận nợ gồm các nội dung: Thông báo dư nợ trước khi giải ngân (lúc này dư nợ =0); lãi suất vay tại thời điểm giải ngân, lãi suất này cố định trong thời hạn 3 tháng.

Thời hạn vay là 6 tháng, tức là đến ngày 10/03/2010.

Ngày 28/09/2009 khách hàng lại có nhu cầu rút vốn nên đã lập KƯNN. Nội dung chính của KƯNN thứ 2:

- Xác nhận dư nợ trước khi giải ngân = 1.410.000.000.đ

- Số tiền giải ngân lần này là 90.000.000 đ bằng cách chuyển khoản vào tài khoản của khách hàng tại ngân hàng

- Thời hạn vay là 6 tháng, tức là đến 28/3/2009 - Xác định lại lãi suất

- Dư nợ tính cho lần giải ngân lần này là 1.500.000.000đ.

Ngày 22/10/2009 ngân hàng có nhu cầu vốn nên đã lập khế ước nhận nợ thứ 3. Nội dung khế ước nhận nợ:

- Dư nợ trước khi giải ngân là 1.300.000.000đ.

- Số tiền giải ngân lần này là 200.000.000 bằng cách chuyển tiền vào tài khoản ACB .

- Thời hạn vay 6 tháng - Xác định lãi suất

* Sau mỗi kỳ thay đổi lãi suất nhân viên dịch vụ tín dụng gởi phiếu thông báo thay đổi lãi suất cho khách hàng.

Hợp đồng tín dụng đến nay chưa kết thúc Nhận xét:

- Các bước quy trình cho vay thực hiện phù hợp, bảo đảm tính độc lập.

- Việc giải ngân cho vay theo HĐTD bắt buộc phải được thông qua tài khoản của khách hàng tại ngân hàng, như vậy sẽ đảm bảo được tính an toàn trong quy trình tín dụng.

- Căn cứ xác định HMTD cho doanh nghiệp: ngân hàng chỉ thu thập báo cáo tài chính trong vòng 2 năm, như vậy không đảm bảo được xu hướng phát triển tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp.

- Xác định thời hạn trả nợ của các khế ước nhận nợ chưa căn cứ vào vòng quay vốn thực tế của doanh nghiệp, mà thường áp dụng thời hạn tối đa là 6 tháng. Điều này một mặt giúp cho khách hàng kéo dài thời gian trả nợ, và ngân hàng cũng hạn chế được nợ quá hạn. Nhưng mặt khác, việc kéo dài thời hạn trả nợ cho khách hàng, thời hạn trả nợ không căn cứ vào vòng quay vốn thực tế của doanh nghiệp có thể sẽ làm giảm vòng quay vốn của ngân hàng.

2.2.4. Hoạt động cho vay theo hạn mức tín dụng đối với doanh nghiệp trong 3năm từ 2007 đến 2009 tại NHTM cổ phần Á Châu chi nhánh Huế. năm từ 2007 đến 2009 tại NHTM cổ phần Á Châu chi nhánh Huế.

2.2.4.1. Tăng trưởng về doanh số cho vay theo HMTD

BẢNG 6: TÌNH HÌNH TĂNG TRƯỞNG DOANH SỐ CHO VAY THEO HMTD CỦA ACB CHI NHÁNH HUẾ QUA 3 NĂM 2007-2009 (Đvt: Triệu đồng)

Năm 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008

Doanh số cho vay

theo HMTD 154.406 222.199 417.220 67.793 43,91% 195.021 87,8%

Doanh số cho vay 613.346 2.981.379 1.384.340 2.368.033 386% - 1.597.039 -54%

Doanh số thu nợ theo

HMTD 140.721 207.346 377.183 66.625 47,4% 169.837 81,9%

Dư nợ cho vay theo

HMTD 32.168 47.021 87.057 14.853 46,2% 40.037 85,2%

Dư nợ cho vay 138.410 153.240 236.900 14.830 10,7% 83.660 54,6%

Dư nợ cho vay theo HMTD/Dư nợ cho vay

23% 31% 37%

Trong khi tổng doanh số cho vay qua 3 năm tăng trưởng không đều (tăng đến 386% năm 2008 và giảm 54 % năm 2009) thì doanh số cho vay theo HMTD tăng trưởng ngày càng cao: năm 2008 so với 2007 là gần 44%, giá trị tuyệt đối tăng hơn 67,7 tỷ so với năm 2007. Tăng trưởng cho vay năm 2009 so với năm 2008 tăng gần 88%, giá trị tuyệt đối tăng hơn 195 tỷ.

Sự khác biệt trong xu hướng tăng trưởng cho vay là do thay đổi xu hướng đầu tư trong xã hội. Trong khi nến kinh tế bị khủng hoảng vào năm 2008, hầu hết các hoạt động

Một phần của tài liệu Tìm hiểu vềthực thực trạng cho vay theo hạn mức tín dụng đối với doanh nghiệp tại NHTM cổ phần Á Châu chi nhánh Huế (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w