a) Chuẩn bị thí nghiệm: Thí nghiệm chỉ được thực hiện khi bê tông cọc đã đạt tối thiểu 75% cường độ thiết kế. Việc chuẩn bị thí nghiệm bao gồm các công tác sau:
Đánh giá dựa trên lý lịch cọc
Thí nghiệm cọc
Thí nghiệm siêu âm Thí nghiệm PIT
Đặc trưng, vị trí của khuyết tật
Dự báo sức chịu tải của cọc Thí nghiệm xác định sức chịu tải
của cọc bằng thí nghiệm PDA Kết luận
Thí nghiệm khoan lấy lõi
Thí nghiệm nén tĩnh có bổ xung Strain
Gauge
- Loại bỏ lớp bê tông kém chất lượng trên bề mặt cọc và tạo không gian đủ để người thí nghiệm thao tác. Đầu cọc không được ngập trong nước.
- Tạo phẳng bề mặt tại các vị trí tác dụng xung và đặt đầu đo vận tốc.
- Đặt đầu đo vận tốc lên bề mặt cọc tại vị trí đã được chỉ định. Sử dụng vật liệu đệm thích hợp để đảm bảo tiếp xúc tốt giữ đầu đo và bề mặt cọc. Cần xử lý bề mặt bê tông thật tốt để lớp đệm nhỏ nhất có thể. Điều chỉnh để trục của cần đo song song với trục của cây cọc. Vị trí đặt đầu đo cách vị trí tạo xung lực một khoảng 0,75R.
- Khởi động bộ điều khiển để vào các số liệu liên quan đến cây cọc (tên cọc, chiều dài, khoảng cách từ tâm đến điểm đo vận tốc…).
b) Đo sóng:
Sau khi hoàn thành công việc chuẩn bị, việc đo sóng được tiến hành theo bước sau:
- Tạo xung lực: Gõ búa vào đầu cọc với cường độ đủ mạnh để đầu đo vận tốc nhận được tín hiệu.
- Sau khi nhận được tín hiệu cần lưu trữ tín hiệu vào bộ điều khiển để quan sát, so sánh. Với mỗi vị trí tạo xung lực cần tiến hành gõ ít nhất 03 lần.
- Đánh giá chất lượng biểu đồ vận tốc sóng: Nếu dạng của biểu đồ tại cùng một vị trí có sự sai khác nhau quá nhiều thì cần tìm sai sót để khắc phục.
Hình 3.16: Biểu đồ vận tốc khi bề mặt cọc bình thường (a) và khi bị dập vỡ (b) [5,tr2]