Kết luận chương 1

Một phần của tài liệu Luận Văn Nghiên cứu đánh giá sức mang tải của cọc khoan nhồi bị khuyết tật (Trang 37 - 39)

Cọc khoan nhồi đã trở thành phương án móng chủ yếu trong thi công xây dựng những công trình dân dụng cao tầng, công trình cầu, công nghiệp lớn. Tuy nhiên vì thi công trong điều kiện địa chất phức tạp, việc kiểm soát chất lượng gặp nhiều khó khăn dễ dẫn đến các khuyết tật trong cọc.

Việc đánh giá sức chịu tải của cọc theo phương pháp lý thuyết có sự không đồng bộ. Sức kháng bên của cọc đạt cực hạn khi chuyển vị của cọc là nhỏ (0,4-1cm). Trong khi đó sức kháng mũi đạt cực hạn khi chuyển vị mũi cọc rất lớn và có thể lên đến 30% đường kính cọc. Qua một số thí nghiệm nén tĩnh tại Hà Nội, có thể thấy sức kháng mũi cọc thường thấp khi cọc được nén đến giá trị tải trọng cực hạn. Trong khi đó, do đánh giá qua chỉ số N30 nên cọc khoan nhồi có sức chịu tải mũi rất cao.

Hình 1.13: Sơ đồ phân bố tải trọng theo chiều sâu cọc – với tải trọng giới hạn được xác định bằng 1840T thì giá trị sức kháng mũi chỉ khoảng 100T

Một vấn đề nữa trong công tác đánh giá sức chịu tải của cọc là việc đánh giá sức chịu tải theo vật liệu của cọc. Hiện nay, theo các tiêu chuẩn TCVN 205:1998, thì

giá trị ứng suất nén trong cọc không vượt quá giá trị 0,3fc với fc là giá trị cường độ bê tông chịu nén tính toán. Với giá trị ứng suất nén cho phép trên thì giá trị sức chịu tải theo vật liệu cọc là khá nhỏ. Trong thí nghiệm nén tĩnh cọc, thường giá trị tải trọng nén thường đạt từ hai đến ba lần giá trị sức chịu tải cho phép của cọc mà đa số cọc khoan nhồi vẫn làm việc bình thường. Do đó, việc giới hạn sức chịu tải của vật liệu theo TCVN 205:1998 làm giảm tính kinh tế của cọc khoan nhồi.

CHƯƠNG 2. CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH KHUYẾT TẬT TRONG CỌC KHOAN NHỒI

Một phần của tài liệu Luận Văn Nghiên cứu đánh giá sức mang tải của cọc khoan nhồi bị khuyết tật (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)