Phân loại khuyết tật

Một phần của tài liệu Luận Văn Nghiên cứu đánh giá sức mang tải của cọc khoan nhồi bị khuyết tật (Trang 39 - 41)

Khuyết tật trong cọc bê tông bao gồm rất nhiều loại do nhiều nguyên nhân gây ra. Ta có thể phân loại chúng thành các dạng như sau:

+Loại A: Cọc bị thay đổi tiết diện, bị thu hẹp hoặc gia tăng tiết diện ngang. +Loại B: Tất cả các dạng gãy vỡ của cọc như nứt ngang hoặc nứt dọc thân cọc +Loại C: Thay đổi đặc tính vật liệu làm cọc.

+Loại D: Thay đổi sự tương tác giữa cọc và các lớp đất xung quanh làm giảm khả năng truyền tải của cọc.

Hình 2.1: Các loại khuyết tật trong cọc

Theo như cách phân loại như trên thì các khuyết tật dưới đây sẽ được sắp xếp như sau:

- Loại A: Dạng khuyết tật này liên quan trực tiếp đến quá trình tạo lỗ của cọc khoan nhồi. Từ quá trình tạo lỗ trước khi đổ bê tông cọc đến quá trình đổ bê tông cọc. Khuyết tật loại này bao gồm những loại khuyết tật như sau:

+ Đường kính cọc giảm. + Đường kính cọc gia tăng.

- Loại B: Dạng khuyết tật này do sự tác động của ngoại lực kéo hoặc lực ngang tác dụng không cân bằng vào vật liệu cọc đang đóng rắn trước, trong và sau khi cọc chế tạo. Ảnh hưởng của ngoại lực thường tạo ra nứt gãy theo phương ngang cọc. Ngoài ra còn có thể kể đến ảnh hưởng co ngắn của bê tông làm cọc và lực đẩy trồi của nền đất cũng làm xuất hiện vết nứt trong thân cọc.

Hình 2.2: Nguyên nhân gây ra loại khuyết tật dạng B

+Loại C: Dạng khuyết tật này có thể do nguyên do bê tông kém chất lượng hoặc quá trình đổ bê tông sai quy trình làm cho bùn đất trộn lẫn dẫn đến chất lượng vật liệu cọc kém.

Hình 2.3: Nguyên nhân gây ra khuyết tật dạng C

+Loại D: Khuyết tật loại này bao gồm chân cọc kém chất lượng, thành cọc xáo trộn và rời rạc do từ biến hoặc do sự xâm nhập của nước. Loại khuyết tật này thường lien quan đến quá trình tạo lỗ cọc và đổ bê tông cọc.

Một phần của tài liệu Luận Văn Nghiên cứu đánh giá sức mang tải của cọc khoan nhồi bị khuyết tật (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)