Thí nghiệm siêu âm cắt lớp là thí nghiệm mà trong đó người ta di chuyển một đầu thu và một đầu phát tín hiệu sóng siêu âm tại các vị trí lệch nhau 00, 150, 300, 450 để tạo ra một hình ảnh vận tốc sóng hai chiều - ba chiều bên trong lòng cọc
Hình 2.16: Sơ đồ vị trí đầu phát và đầu thu sóng siêu âm trong phương pháp CSLT
Hình 2.17: So sánh biểu đồ truyền sóng giữa thí nghiệm CSL và thì nghiệm CSLT
a. Nguyên lý thí nghiệm
Thí nghiệm siêu âm cắt lớp tập hợp tất cả các kết quả siêu âm tại các vị trí đầu thu và đầu phát. Đầu tiên, người ta đặt đầu thu tín hiệu tại đáy ống siêu âm sau đó kéo
đầu phát sóng tại đáy ống siêu âm đối diện lên đến đỉnh ống. Sau đó thay đổi vị trí của đầu thu và tiếp tục kéo đầu phát từ đáy lên trên đỉnh ống.
b. Diễn giải kết quả
Hình 2.18: So sánh kết quả giữa thí nghiệm CSL và thí nghiệm CSLT
Như trên hình 2.20, kết quả thí nghiệm CSLT cho kết quả thí nghiệm tin cậy hơn thí nghiệm CSL. Hình dạng khuyết tật trong thí nghiệm CSLT được mô phỏng tương đối chính xác. Trong khi đó, thí nghiệm CSL chỉ đưa ra được vị trí xảy ra khuyết tật, chiều dài khuyết tật. Ngoài ra, vận tốc truyền sóng trong thí nghiệm CSL là vận tốc truyền sóng trung bình qua vùng có khuyết tật không chi tiết như trong kết quả thí nghiệm CSLT.
c. Ưu điểm của thí nghiệm siêu âm cắt lớp CSLT
- Hình ảnh siêu âm cắt lớp đưa ra được vị trí không gian của khuyết tật tốt hơn, tạo điều kiện chính xác hơn trong việc khoan xử lý khuyết tật.
- Thí nghiệm siêu âm cắt lớp cung cấp những tương quan chính xác hơn giữa phần trăm vận tốc giảm với phần trăm độ giảm cường độ bê tông.
- Những hình ảnh siêu âm cắt lớp sẽ cung cấp cho người quản lý một phương pháp tốt hơn đánh giá tính toàn vẹn của cọc khoan nhồi.
d. Nhược điểm của thí nghiệm siêu âm cắt lớp CSLT
- Khối lượng dữ liệu nhiều nên việc đánh giá số liệu cần một phần mềm chuyên dụng đi kèm.
- Do giới hạn bởi vùng chiếu của tia siêu âm nên sẽ xuất hiện sai số do hiệu ứng cạnh.
- Không xác định được khuyết tật nằm ngoài lồng thép.