0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH:

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (FULL) (Trang 75 -75 )

3.2.1 Phân tích hệ số tƣơng quan

Kiểm tra tƣơng quan giữa các biến độc lập, với hệ số Pearson Correlation nói lên mức độ tƣơng quan giữa các biến với nhau trong mô hình. Hệ số tƣơng quan càng lớn nói lên mức độ tƣơng quan càng cao, điều này có thể dẫn tới hiện tƣợng đa công tuyến khi kiểm định mô hình hồi quy. TDTA có hệ số tƣơng quan chặt chẽ với TDTE, GROWTH1, GROWTH2, RETURN. Điều này đồng nghĩa với việc phải loại bỏ biến nghiên cứu TDTA ra khỏi mô hình nhằm đảm bảo tính phù hợp của mô hình.

Tiếp tục kiểm tra tƣơng quan biến độc lập và biến phụ thuộc, đánh giá mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến HQKD của các doanh nghiệp, lựa chọn các biến theo nguyên tắc mỗi nhân tố chỉ chọn một biến đại diện có quan hệ chặt chẽ nhất với HQKD.

3.2.2 Mô hình hồi quy

Mô hình hồi quy dữ liệu bảng có dạng nhƣ sau:

ROAit = Ci + β1TDTEit + β1STDTAit + β3SIZE1it + β4TANGBit + β5GROWTH2it + β5RETURNit +uit

Với I, t € N

TDTEit , SIZE1it , TANGBit , GROWTH2it , RETURNit là biến độc lập đại diện cho các nhân tố tài chính của doanh nghiệp I vào năm t.

uit là phần dƣ.

Hệ số chặn Ci là hệ số chặn của mỗi DN. Do đặc điểm khác nhau hoặc do sự khác nhau trong chính sách quản lý của DN.

Mô hình hồi quy ƣớc lƣợng bình phƣơng

4 quan sát của 104 doanh nghiệp đƣợc xếp chống lên nhau, có 416 quan sát cho từng biến số trong mô hình. Kết quả hồi qui OLS nhƣ sau:

Bảng 3.11 Kết quả mô hình OLS

Biến độc lập Hệ số Prob C 0.113910 0.0015 TDTE -0.008614 0.0000 STDTA -0.000306 0.9813 SIZE1 0.006616 0.0001 TANGB -0.015177 0.3372 GROWTH_2 0.031762 0.0000 RETURN -0.027720 0.0000 R2 0.372075

Biến STDTA có hệ số -,000306 với mức ý nghĩa Prob 0,98 > 5%. TANGB có hệ số -,0015 với mức ý nghĩa Prob 0,33 > 5%. Hai biến này không có ảnh hƣởng đến tỷ suất sinh lời tài sản.

Các biến TDTE, SIZE1, GROWTH2, RETURN có ảnh hƣởng đến tỷ suất sinh lời sản, các biến giải thích 37,2% biến thiên của ROA, theo phƣơng trình hồi quy

ROA = 0.113910 + -0.008614TDTE + 0.006616SIZE1 + 0.031762GROWTH + -0.027720RETURN

Mô hình dạng Pooled không kiểm soát đƣợc từng đặc điểm riêng của từng công ty

a) Mô hình các ảnh hưởng cố định

Bảng 3.12 Kết quả mô hình FEM

ROA FEM Biến dộc lập Hệ số Prob C -0.056719 0.6431 TDTE -0.008691 0.0000 STDTA 0.043815 0.0613 SIZE1 0.016041 0.0268 TANGB -0.019303 0.5504 GROWTH2 0.029879 0.0000 RETURN -0.024395 0.0005 0.691366

Biến STDTA có hệ số 0,043815 với mức ý nghĩa Prob 0,0613 > 5%. TANGB có hệ số -0,016041 với mức ý nghĩa Prob 0,5504 > 5%. Hai biến này không có ảnh hƣởng đến tỷ suất sinh lời tài sản.

Các biến TDTE, SIZE1, GROWTH2, RETURN có ảnh hƣởng đến tỷ suất sinh lời sản, các biến giải thích đƣợc 69,14% biến thiên của ROA, theo phƣơng trình hồi quy

ROA = -0.056719 - 0.008691TDTE + 0.016041SIZE1 + 0.029879GROWTH2 - 0.024395RETURNit +uit

b) Mô hình các ảnh hưởng ngẫu nhiên

Bảng 3.13 Kết quả mô hình REM

Biến dộc lập Hệ số Prob C 0.097616 0.0313 TDTE -0.008540 0.0000 STDTA 0.011828 0.4432 SIZE1 0.007390 0.0011 TANGB -0.012440 0.5179 GROWTH2 0.029417 0.0000 RETURN -0.028488 0.0000 0.349561

Biến STDTA có hệ số 0.011828 với mức ý nghĩa Prob 0.4432 > 5%. TANGB có hệ số -0.012440 với mức ý nghĩa Prob 0.5179 > 5%. Hai biến này không có ảnh hƣởng đến tỷ suất sinh lời tài sản.

Các biến TDTE, SIZE1, GROWTH2, RETURN có ảnh hƣởng đến tỷ suất sinh lời sản, các biến giải thích đƣợc 34,96% biến thiên của ROA, theo mô hình hồi quy

ROA = 0.097616 - 0.008540TDTE+ 0.007390SIZE1it + 0.029417GROWTH2 - 0.028488RETURN

3.2.3 Kiểm định Hausman

Giả thuyết:

H0 : Không có tƣơng quan giữa các biến giải thích và thành phần ngẫu nhiên (chọn REM)

H1 : Có tƣơng quan giữa các biến giải thích và thành phần ngẫu nhiên (chọn FEM)

Tiến hành kiểm định Hausman trên phần mềm Eview ta đƣợc P-value = 0.2690 > 0,05 nên chƣa có cơ sở bác bỏ H0

Vậy chọn mô hình REM. Hay kết quả hồi quy theo phƣơng pháp REM là lựa chọn phù hợp để thể ảnh hƣởng của các nhân tố đến cấu trúc tài chính.

Sau khi lựa chọn mô hình REM làm mô hình nghiên cứu, tác giả thực hiện loại bỏ các biến có giá trị P – value lớn hơn 0,05 ra khỏi mô hình. Kết quả sau khi thực hiện bỏ biến thừa ra khỏi mô hình nhƣ sau:

Bảng 3.14 Kết quả mô hình REM sau khi loại biến không ảnh hưởng

Biến dộc lập Hệ số Prob C 0.102787 0.0101 TDTE -0.008594 0.0000 SIZE1 0.007433 0.0010 GROWTH2 0.029487 0.0000 RETURN -0.028096 0.0000 0.346752

Các biến giải thích đƣợc 34,68 % biến thiên của ROA, theo mô hình hồi quy

ROA = 0.102787 - 0.008594TDTE + 0.007433SIZE1 + 0.02987GROWTH2 - 0.028096RETURN

2.3 KẾT LUẬN

Tổng hợp kết quả nghiên cứu:

Bảng 3.15 Tổng hợp kết quả

Nhân tố nghiên cứu Tác động

Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu nghịch ( - )

Tỷ lệ nợ ngắn hạn Không

Quy mô thuận ( + )

Tỷ trọng tài sản cố định không Tốc độ tăng trƣởng tài sản thuận ( + ) Kỳ thu tiền bình quân ngịch ( - ) Tác giả sẽ phân tích tác động từng biến:

Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu

Tỷ lệ nợ trên VCSH tác động nghịch (-) đến HQKD. DN có cơ cấu nợ phải trả càng cao thì HQKD càng giảm. Kết quả này đều giống với các nghiên cứu đã ra ở trên. Có thể giải thích điều này theo hƣớng:

- Thứ nhất, theo lý thuyết về cơ cấu vốn thì tỷ lệ nợ gia tăng lợi nhuận của công ty bởi lợi ích từ lá chắn thuế. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ có tác động 2 mặt, nợ là đòn bẩy để công ty gia tăng doanh thu, từ đó tăng lợi nhuận; nhƣng đồng thời nếu sử dụng nợ không hiệu quả thì cũng rất dễ dàng đẩy công ty đến bờ vực phá sản. Kết quả nghiên cứu tỷ lệ nợ trên VCSH và HQKD ngƣợc chiều nhau cho thấy các DN trong ngành xây dựng sử dụng nợ chƣa hiệu quả, lợi ích thu đƣợc từ việc vay nợ chƣa thể bù đắp cho các chi phí phát sinh từ nợ.

- Thứ hai, một trong những nguyên nhân dẫn tới việc sử dụng nợ chƣa hiệu quả xuất phát từ bản thân DN quá lệ thuộc vào vay nợ. Trong khi lạm phát trở lại của năm 2011 ảnh hƣởng rất lớn đến lãi suất, tình hình trả nợ

vay của DN. Những năm sau tuy kinh tế có chiều hƣớng bình ổn thì thị trƣờng bất động sản giao dịch ảm đảm lại khiến DN gặp nhiều bất lợi hơn bởi vì phải đối mặt với đầu ra lại rất khó khăn.

Qua số liệu cho thấy vì chiếm tỷ lệ rất thấp trong cơ cấu nợ nên tỷ lê nợ dài hạn không ảnh hƣởng đến HQKD

Quy mô của doanh nghiệp

Quy mô của DN càng lớn HQKD càng cao. Kết quả này phù hợp với lý thuyết và kết quả nghiên cứu của Zeitun & Tian (2007), Margaritis & Psillaki (2007); Abbasali Pouraghajan & Esfandiar Malekian (2012); Maja Pervan & Josipa Višić (2012); Gleason, K.Mathur &I.Mathur, (2000). Các DN có quy mô hoạt động lớn thì phát huy đƣợc hiệu quả sử dụng tài sản, làm lợi nhuận DN tăng dẫn tới tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản tăng lên đáng kể.

Tốc độ tăng trƣởng của tổng tài sản:

Tốc độ tăng trƣởng cao có ảnh hƣởng tích cực đến HQKD. Doanh nghiệp càng tập trung mở rộng đầu tƣ để hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả và ngày càng phát triển. Kết quả này phù hợp với lý thuyết và kết quả nghiên cứu của Abbasali & Esfandiar.

Tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản

Kết quả nghiên cứu cho thấy việc đầu tƣ tài sản cố định không ảnh hƣởng hiệu quả HĐKD. Kết quả này không phù hợp với lý thuyết và kết quả nghiên cứu của Zeitun & Tian (2007) và Onaolapo & Kajola (2010). Điều này trái với giả thuyết đặt ra có thể xuất phát từ nguyên nhân việc đầu tƣ vào tài sản cố định chƣa hiệu quả, DN lựa chọn công nghệ, máy móc thiết bị chƣa phù hợp với hoạt động công trình. Hoặc DN chƣa sử dụng hiệu quả tài sản cố định: tài sản cố định chƣa đƣợc sử dụng hết công suất của nó. Hoặc với nhiều loại dự án khác nhau thì việc các DN tự mua sắm thì chi phí đi thuê máy để thực hiện thi công lại thấp hơn và đạt hiệu quả. Hơn nữa để mua máy, để bảo

dƣỡng, bảo quản và quản lý máy, gây ứ đọng vốn trong thời gian máy chờ việc.

Kỳ thu tiền bình quân

Hiệu quả kinh doanh có chịu ảnh hƣởng bởi khả năng thu hồi nợ và chính sách công nợ của DN. Khả năng chuyển đổi khoản phải thu thành tiền mặt càng cao, HQKD càng tăng. Kết quả phù hợp với nghiên cứu của Tuyền (2013). Doanh nghiệp không quản lý công nợ phải thu khách hàng tốt, chủ đầu tƣ dây dƣa kéo dài nợ. Khi thi công các dự án mà không thu hồi đƣợc các khoản phải thu, DN sẽ phải tìm kiếm nguồn vốn hỗ trợ từ bên ngoài và chịu áp lực lãi vay. tình trạng thiếu hụt vốn để đầu tƣ sản xuất làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh.

3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ĐỘNG KINH DOANH

Từ kết quả nghiên cứu mô hình cũng nhƣ tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngành Xây dựng cho thấy để có thể nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải xây dựng cấu trúc vốn hợp lý, mở rộng doanh thu, đầu tƣ có hiệu quả tài sản cố định, quản lý tốt công nợ. Do đó, tác giả đề xuất một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.

a) Xây dựng cơ cấu vốn hợp lý

Sử dụng vốn có hiệu quả: Doanh nghiệp phải giải quyết tốt các công việc nhƣ thu hồi nợ từ các đơn vị khác, giải phóng hàng tồn kho không dự kiến.... Việc tăng tốc độ luân chuyển vốn lƣu động có tác dụng làm giảm nhu cầu về vốn do đó doanh nghiệp không bị áp lực phải đi vay để đầu tƣ cho các hoạt động cũng nhƣ để trả các khoản nợ nhƣ nợ nhà cung cấp….

Xác định nguồn tài trợ: Xác định những hoạt động kinh doanh nào mà nguồn vốn tự có của doanh nghiệp không đủ đáp ứng hoặc nếu sử

dụng nguồn vốn vay thì sẽ đem lại lợi nhuận cao hơn để đƣa ra các quyết định hợp lý. Ngoài ra doanh nghiệp nên giảm bớt các khoản vay ngắn hạn và sử dụng các nguồn vốn vay dài hạn.

Sử dụng các kênh huy động vốn:Theo kết quả nghiên cứu cho thấy tăng trƣởng tài sản sẽ nâng cao HQKD song tỷ lệ nợ trên vốn VCSH lại có tác động ngƣợc chiều, điều này cho thấy việc tăng trƣởng của DN đạt HQKD khi nguồn tăng là từ lợi nhuận và vốn góp chủ sở hữu. Vì vậy DN nên tập trung kênh huy động vốn từ phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, cho đội ngũ lao động trong doanh nghiệp cho các đối tác chiến lƣợc hoặc phát hành rộng rãi trên thị trƣờng chứng khoán. Đây là hình thức huy động vốn khá hiệu quả vốn DN vừa huy động đƣợc vốn với số lƣợng lớn mà giá vốn lại cố định trong suốt thời gian dài. Từ đó DN có thể lập kế hoạch sản xuất kinh doanh dài hơi, không lo chi phí vốn biến đổi theo thị trƣờng nhƣ vay ngân hàng. Tuy nhiên, để huy động đƣợc nguồn vốn này thành công DN cần chú trọng:

-Tạo dựng độ tin cậy, các DN cần minh bạch trong việc cung cấp thông tin ra thị trƣờng: thông tin về báo cáo tài chính cũng nhƣ DN chứng minh đƣợc sự cam kết về các chiến lƣợc kinh doanh rõ ràng, lâu dài sẽ làm cho DN chiếm đƣợc lòng tin của các nhà đầu tƣ, khi đó chắc chắn việc huy động vốn sẽ dễ dàng hơn.

-Tạo dựng hình ảnh về năng lực của công ty: năng lực công ty thể hiện qua khả năng quản lý, kỹ năng hoạt động, năng lực tài chính cũng nhƣ sự nhạy bén trong kinh doanh. Cam kết tài chính của công ty đối với những hoạt động kinh doanh cụ thể. Nên chuẩn bị các bản báo cáo tài chính về hiệu quả kinh doanh, năng lực quản lý (chứng nhận tiêu chuẩn ISO …) bởi chúng là những biểu hiện rõ ràng nhất khả năng của công ty trong con mắt các nhà tài trợ. Báo cáo tài chính sẽ “tiết lộ” hoạt động của công ty, đồng thời cung cấp

những thông tin cần thiết cho các cơ quan quản lý, các nhà đầu tƣ hiện tại và tƣơng lai, các chủ nợ … về tình hình tài chính của công ty. Vì vậy tính trung thực trong báo cáo tài chính có ý nghĩa đặt biệt quan trọng.

Bên cạnh đó các doanh nghiệp có thể huy động vốn từ hình thức huy động vốn từ các quỹ đầu tƣ: Hiện nay ở Việt Nam có khá nhiều quỹ đầu tƣ. Các quỹ đầu tƣ với sức mạnh về tiềm lực tài chính, năng lực chuyên môn trong thu thập và phân tích thông tin sẽ là cầu nối không chỉ giúp DN tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn thông qua thu mua cổ phiếu mà còn góp phần giảm sự yếu kém trong vấn đề quản trị, bằng cách tƣ vấn chiến lƣợc, cải tiến quy trình sản xuất, kế toán tài chính, giới thiệu nhân sự chuyên nghiệp. Điều này cũng là chiến lƣợc để các quỹ đầu tƣ quản lý nguồn vốn, giảm thiểu sự rủi ro và có tiếng nói nhất định trong DN. Tuy nhiên, để thu hút đƣợc nguồn vốn từ quỹ đầu tƣ, DN cần phải minh bạch trong báo cáo tài chính, có dự án khả thi, chiến lƣợc kinh doanh hiệu quả và một đội ngũ quản lý năng lực, chuyên nghiệp.

b) Đầu tƣ và mở rộng doanh thu.

Các DN cần tránh đầu tƣ đa ngành, dàn trải, kém hiệu quả. Danh mục đầu tƣ của DN phải đƣợc thu gọn và chỉ tập trung vào các dự án có tiềm năng và vốn đầu tƣ bảo đảm. Mỗi DN cần tái cấu trúc lại sản xuất, kịp thời nắm bắt và nghiên cứu thị trƣờng, bảo đảm giữ vững và nâng cao chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Để cải thiện năng lực cạnh tranh, mở rộng thị phần các DN có thể lựa chọn các dự án thuộc phân khúc tiềm năng dựa theo xu hƣớng thị trƣờng hoặc thế mạnh kỹ thuật. Ví dụ từ năm 2013 đến nay, lƣợng vốn FDI giải ngân vào lĩnh vực xây dựng và bất động sản vẫn giữ ở mức cao, giúp cho phân khúc xây dựng nhà xƣởng có nhiều thuận lợi, cơ cấu doanh thu đang dần dịch chuyển từ xây dựng dân cƣ sang phân khúc xây dựng công nghiệp, văn phòng, trung tâm

thƣơng mại. Nhu cầu nhà ở tăng trƣởng từ quá trình đô thị hóa. Theo Quy hoạch phát triển đô thị quốc gia trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2020, diện tích nhà ở bình quân tại khu vực đô thị năm 2015 sẽ đạt khoảng 26 m2/ngƣời, năm 2020 là khoảng 29 m2/ngƣời. Tổng diện tích sàn nhà ở xây mới năm 2013 đạt khoảng 79 triệu m2; trong đó, tại khu đô thị khoảng 36,5 triệu m2, tại nông thôn khoảng 42,5 triệu m2; nhà ở xã hội khoảng 1 triệu m2 (tƣơng đƣơng với khoảng 20.000 căn hộ). Đây có thể là tiềm năng để các nhà thầu tập trung khai thác.

Các doanh nghiệp có lợi thế về công nghệ, hoặc phƣơng pháp kỹ thuật chuyên biệt có thể khai thác doanh thu từ các dự án là một mảng nào đó trong toàn bộ công trình. Ví dụ Công ty Fecon (FCN) hoạt động trong phân khúc xây lắp khá đặc thù là thiết kế, thi công xử lý nền đất yếu sử dụng công nghệ cố kết chân không. Đây là đơn vị đầu tiên và duy nhất của Việt Nam sản xuất thành công sản phẩm cọc bê tông ly tâm dự ứng Mac 800 đạt tiêu chuẩn quốc tế. năm 2013, FCN đã đạt đƣợc những kết quả khả quan về lĩnh vực thi công cọc và nền móng.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (FULL) (Trang 75 -75 )

×