TỔNG QUAN VỀ NGÀNH XÂY DỰNG

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam (full) (Trang 37)

1.2.1 Đặc điểm ngành Xây dựng

Đặc tính nổi bật của ngành là nhạy cảm với chu kỳ kinh doanh của nền kinh tế vĩ mô. Khi nền kinh tế tăng trƣởng, doanh số và lợi nhuận của ngành sẽ tăng cao do nhu cầu xây dựng đƣợc mở rộng. Ngƣợc lại, tình hình sẽ tồi tệ khi nền kinh tế suy thoái, các công trình xây dựng sẽ bị trì trệ vì ngƣời dân không còn bỏ nhiều tiền ra để xây dựng nhà cửa, chính phủ không mở rộng đầu tƣ vào các công trình cơ sở hạ tầng nhƣ cầu cống, sân bay, bến cảng, trƣờng học, bệnh viện... Điều này làm cho doanh số, lợi nhuận của ngành Xây dựng sụt giảm nhanh chóng.

Sản phẩm xây dựng thƣờng có kích thƣớc lớn, trọng lƣợng lớn. Số lƣợng, chủng loại vật tƣ, thiết bị xe máy thi công và lao động phục vụ cho mỗi công trình cũng rất khác nhau, lại luôn thay đổi theo tiến độ thi công. Bởi vậy giá thành sản phẩm rất phức tạp, thƣờng xuyên thay đổi theo từng khu vực, từng thời kỳ. Bên cạnh đó chi phí vật tƣ chiếm 60-70% giá thành xây lắp, chỉ cần một sự biến đổi nhỏ về giá cả có thể làm cho chi phí của công trình thay đổi đáng kể. Vì vậy khi lạm phát xảy ra sẽ ảnh hƣởng rất lớn đối với các doanh nghiệp, chi phi thực tế hoàn thành sẽ cao hơn nhiều so với lúc lập dự toán đấu thầu.

Ngành Xây dựng là một ngành kinh tế thâm dụng vốn, những nguyên liệu ban đầu của nó là những tài sản nặng vốn, và chi phí cố định của ngành khá cao. Quá trình từ khi khởi công cho đến khi hoàn thành công trình bàn giao và đƣa vào sử dụng thƣờng kéo dài. Nó phụ thuộc vào quy mô và tính

chất phức tạp về kỹ thuật của từng công trình. Hơn nữa, quá trình hoàn tất hồ sơ thi công cũng nhƣ thống nhất phê duyệt quyết toán giữa chủ đầu tƣ và nhà thầu thƣờng mất nhiều thời gian, dẫn tới tình trạng chủ đầu tƣ chậm thanh toán cho các DN Xây dựng, từ đó công nợ của các DN Xây dựng rất cao. Nguồn vốn để duy trì hoạt động của các DN Xây dựng Việt Nam hiện nay chủ yếu là từ đi vay nên chính sách tiền tệ và biến động của lãi suất ngân hàng ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động ngành Xây dựng.

Năng lực về máy móc thiết bị thi công quyết định lợi thế cạnh tranh. Áp dụng khoa học công nghệ đem lại hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. Công nghệ tiên tiến, hiện đại góp phần nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm hao phí lao động, nguyên nhiên vật liệu làm hạ giá thành sản phẩm xây dựng và nâng cao chất lƣợng sản phẩm xây dựng. Đứng trên giác độ của ngƣời sử dụng chất lƣợng công trình là mối quan tâm hàng đầu bởi đem lại sự an tâm khi họ sử dụng. Đối với chủ đầu tƣ, khi gọi thầu từ các DN Xây dựng thì bên cạnh chất lƣợng, họ quan tâm nhiều đến giá cả. Để giải quyết bài toán nâng cao chất lƣợng công trình, hạ giá thành sản phẩm thì công nghệ là yếu tố đóng vai trò then chốt để tạo nên thế mạnh kinh tế của công ty. Việc phát triển ứng dụng khoa học công nghệ bên cạnh nguồn nhân lực có trình độ và kinh nghiệm thì đầu tƣ vào công nghệ, năng lực máy móc thiết bị là vấn đề quan tâm của các nhà quản lý. Thiết bị thi công là yếu tố rất quan trọng đối với việc thi công các công trình xây dựng.[1] Chi phí máy thi công thƣờng chiếm từ 15% - 20% giá thành xây dựng công trình.[4] Thiết bị thi công không những có ảnh hƣởng đến chiến lƣợc đấu thầu về mặt giá thành xây dựng mà còn ảnh hƣởng đến năng lực uy tín của nhà thầu cũng nhƣ ảnh hƣởng đến kỹ thuật, công nghệ, phƣơng án thi công.

1.2.2 Đặc điểm hoạt động của ngành Xây dựng trong thời gian gần đây đây

-Đóng góp của Ngành trong nền kinh tế quốc dân:

Theo số liệu sơ bộ năm 2013 của Tổng cục Thống kê (GSO), ngành xây dựng đã trực tiếp và gián tiếp tạo việc làm cho trên 3,4 triệu lao động (chiếm 5,2% lực lƣợng lao động cả nƣớc); và đóng góp 5,4% vào tổng sản phẩm nội địa (GDP), đứng thứ năm (sau ngành nông nghiệp, sản xuất, thƣơng mại và khoáng sản).

Hình 1.2 Biểu đồ giá trị sản xuất ngành xây dựng

-Giá trị sản xuất của các loại hình doanh nghiệp:

Khu vực tƣ nhân chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giá trị sản xuất ngành xây dựng với mức 84% trong năm 2013. Do khu vực tƣ nhân không chỉ đầu tƣ xây dựng ở phân khúc xây dựng dân dụng mà còn tham gia vào phân khúc xây dựng cơ sở hạ tầng thông qua hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT), hoặc xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT). Ngoài ra, trong

những năm mà thị trƣờng bất động sản sụt giảm và kinh tế thế giới gặp khó khăn thì khu vực tƣ nhân và khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài vẫn đƣợc khuyến khích đầu tƣ vào cơ sở hạ tầng và các công trình phúc lợi.

Giá trị sản xuất của khu vực Nhà nƣớc trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2013 sụt giảm với tốc độ CAGR là âm 3,5%, do chính sách cắt giảm đầu tƣ công và thắt chặt tiền tệ của Chính phủ kể khi khủng hoảng tài chính năm 2008 và nợ công tăng. Khu vực tƣ nhân có sự chững lại trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2012 do thị trƣờng nhà ở bị đóng băng nhƣng vẫn tăng trƣởng đạt tốc độ CAGR là 14,4%. Khu vực nƣớc ngoài tăng trƣởng đều đặn mỗi năm với tốc độ AGR đạt 9,7% do Nhà Nƣớc có nhiều chính sách ƣu đãi cho khu vực này.

- Giá trị sản xuất trong các lĩnh vực xây dựng:

Lĩnh vực nhà ở có sự tăng trƣởng mạnh mẽ, với tỷ trọng đóng góp trong giá trị sản xuất xây dựng tăng từ mức 27% năm 2005 lên mức 40% trong năm 2013, do khu vực tƣ nhân đẩy mạnh đầu tƣ vào phân khúc này. Lĩnh vực cơ sở hạ tầng chiếm tỷ trọng cao nhất với 63% năm 2005 nhƣng hầu nhƣ không có sự tăng trƣởng đáng kể khi khu vực Nhà Nƣớc giảm đầu tƣ công nên tỷ trọng giảm còn 41% trong năm 2013. Lĩnh vực công trình nhà không để ở có sự tăng trƣởng khá ổn định và hiện chiếm tỷ trọng 18,4% (năm 2005 chiếm 10%).

Hình 1.3 Biểu đồ giá trị sản xuất xây dựng theo công trình xây dựng

- Trình độ công nghệ kỹ thuật

Sau 25 năm hội nhập, nhà thầu trong nƣớc đã có những bƣớc tiến lớn về năng lực, cả về tài chính, công nghệ - kỹ thuật và nhân lực. Nhiều nhà thầu trong nƣớc đã chứng minh điều này bằng việc thực hiện thành công các gói tổng thầu EPC lớn (bao gồm thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình), tạo đƣợc niềm tin cho các chủ đầu tƣ trong và ngoài nƣớc.

Trong khối doanh nghiệp Nhà nƣớc điển hình là các thƣơng hiệu nhà thầu lớn nhƣ LICOGI, VINACONEX, COFICO, Sông Đà, đã từng bƣớc vƣơn lên rất nhanh, cả trong lĩnh vực xây dựng dân dụng, công nghiệp và giao thông. Khu vực tƣ nhân nổi bật là CTCP Xây dựng Cotec (CTD), CTCP Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hòa Bình (HBC), Thái Sơn Group, Tasco, đã có đủ năng lực để cạnh tranh với nhà thầu quốc tế.

Các nhà thầu trong nƣớc trƣớc đây không thi công đƣợc các công trình cầu đƣờng nhƣng nay đã hoàn thành đƣợc các công trình cầu lớn nhƣ: cầu Bãi

Cháy, cầu Mỹ Thuận và nhiều công trình đƣờng sắt, đƣờng bộ, các cảng và sân bay.

- Năng lực cạnh tranh, đấu thầu.

Theo đánh giá của Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC), mặc dù nhiều dự án lớn nhà thầu trong nƣớc có đủ khả năng đáp ứng về công nghệ kỹ thuật nhƣng do hạn chế về tài chính nên không thắng đƣợc thầu tại những dự án đòi hỏi vốn lớn. Các nhà thầu tƣ nhân thƣờng có nguồn vốn hạn chế. Các nhà thầu lớn có đủ năng lực tài chính nhƣng lại do Nhà nƣớc nắm giữ phần chi phối, khiến việc sử dụng nguồn vốn cần phải đƣợc sự phê chuẩn của rất nhiều bƣớc nên mất nhiều thời gian. Ngoài ra, một số chính sách thuế, tín dụng của Việt Nam chƣa thật sự ƣu đãi đối với chủ đầu tƣ và nhà thầu trong nƣớc; trong khi một số nhà thầu nƣớc ngoài đƣợc hƣởng ƣu đãi về xúc tiến đầu tƣ, chính sách thuế, chính sách tín dụng, tỷ giá ngoại tệ; đã tạo nên sự không bình đẳng trong tham gia đấu thầu.

Nguồn vốn ODA đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong phát triển cơ sở hạ tầng của Việt Nam. Tuy nhiên, nguyên tắc của các dự án ODA là quốc gia nào tài trợ thì nhà thầu của họ phải làm chủ thầu còn doanh nghiệp Việt Nam ch đƣợc làm thầu phụ. Đây là điều kiện ràng buộc từ đầu để đƣợc vay vốn. Có thể điểm mặt hàng loạt các dự án đƣờng cao tốc thời gian qua “vắng mặt” các nhà thầu nội, hoặc các nhà thầu trong nƣớc ch đi làm thầu phụ cho nhà thầu ngoại nhƣ: tuyến Nội Bài- Lào Cai, dự án này có 8 gói thầu xây lắp thì các nhà thầu Hàn Quốc chiếm đến 6 gói; đƣờng cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây; gần nhƣ tất cả các gói thầu xây lắp chính đều do nhà thầu nƣớc ngoài đảm nhận. Ngoài các tuyến cao tốc, nhiều dự án ODA lớn khác cũng chủ yếu do các nhà thầu quốc tế làm nhà thầu chính nhƣ: cầu Nhật Tân, Cần Thơ, Thanh Trì, nâng cao an toàn cầu đƣờng sắt Hà Nội - TP.HCM, đƣờng vành đai III giai đoạn 2, v.v.

- Hiệu suất lao động trong ngành

Hiệu suất lao động trong ngành không có cải thiện đáng kể từ năm 2005. Nếu tính theo giá so sánh 2010 (loại bỏ lạm phát), chúng ta có thể thấy hiệu suất lao động trong ngành xây dựng từ năm 2005 đến 2013 hầu nhƣ không biến động và có sự sụt giảm trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012, đặc biệt là năm 2011 khi giá trị GDP xây dựng giảm nhƣng số lao động tăng lên.

Bảng 1.1 Bảng hiệu suất lao động của ngành

-Chi phí xây dựng:

Kết quả khảo sát thống kê cho các thị trƣờng xây dựng tại Đông Nam Á của Davis Langdon & Seah, công ty hàng đầu về tƣ vấn chi phí trong ngành xây dựng của Xinh-ga-po, cho thấy chi phí xây dựng bình quân năm 2013 cho các loại công trình tại Việt Nam nhìn chung thấp hơn hầu hết các nƣớc Đông Nam và gần tƣơng đƣơng với In-đô-nê-xi-a.

Bảng 1.2 Bảng so sánh chi phí xây dựng tại Việt Nam và cá nước trong khu vực

1.2.3 Tình hình phát triển của ngành Xây dựng trong thời gian 2010-2013

Đầu năm 2010 nền kinh tế tiếp tục khả quan sau cuộc khủng hoảng năm 2008. Năm 2010, lĩnh vực xây dựng tăng trƣởng 11,06% so với 2009, đóng góp 139.162 tỷ đồng chiếm 7,03% GDP cả nƣớc.[8] Mặc dù 2 tháng đầu năm chỉ số lạm phát tăng cao nhƣng nhà nƣớc đã có biện pháp kiềm chế lạm phát bằng công cụ lãi suất. Lãi suất cho vay giảm, DN dễ dàng tiếp cận đƣợc nguồn vốn tín dụng tạo cơ hội để doanh nghiệp mở rộng hoạt động của mình.

Bên cạnh đó doanh thu của các doanh nghiệp tăng cao bởi trong năm 2010 nhiều dự án lớn đƣợc xúc tiến và hoàn thành, nhu cầu xây dựng và sửa chữa cũng khá sôi động .

Lạm phát trở lại từ cuối năm 2010 và tiếp tục tăng cao năm 2011. Đến cuối năm 2010, cả nƣớc có khoảng 36.000 doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng, tổng doanh thu đạt 283.000 tỷ đồng. Theo đánh giá của Viện Kinh tế xây dựng, Bộ Xây dựng, tỷ số nợ/vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp ngành xây dựng còn cao, đặc biệt là doanh nghiệp nhà nƣớc luôn không đủ khả năng dùng vốn chủ sở hữu của mình để thanh toán các khoản nợ.

Trong năm 2011, hầu hết các doanh nghiệp gặp không ít khó khăn. phần lớn các DN ngành xây dựng, từ các DN sản xuất vật liệu xây dựng, kinh doanh bất động sản, nhà ở đến các đơn vị xây lắp đều gặp khó khăn. Chỉ tiêu về lợi nhuận, sản lƣợng tiêu thụ... của nhiều DN đều không đạt kế hoạch đề ra, trong khi nhiều dự án sử dụng vốn vay ngân hàng đã đến chu kỳ trả nợ. Điều này cho thấy doanh nghiệp hoạt động còn dựa nhiều vào các khoản đi vay đã ảnh hƣởng trực tiếp đến khả năng phát triển bền vững của các doanh nghiệp trên thị trƣờng. Tỷ lệ doanh nghiệp trong ngành kinh doanh thua lỗ còn tƣơng đối lớn. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu còn thấp, năng lực tài chính của các doanh nghiệp còn yếu và lệ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn vay, nguồn nợ đọng trong thanh toán của các chủ đầu tƣ, khách hàng đối với doanh nghiệp xây dựng lớn; doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thua lỗ còn cao. Một trong những nguyên nhân chủ yếu của thực trạng trên, theo các nhà quản lý và các doanh nghiệp là khả năng cung cấp của thị trƣờng vốn còn yếu và có nhiều trở ngại trong khi “đầu ra” lại rất khó khăn. Giá cả các nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào và lãi suất ngân hàng tăng cao, đồng thời việc cắt giảm đầu tƣ công, thắt chặt cho vay theo tinh thần Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ đã khiến DN ngành xây dựng chao đảo. [9]

Trong năm 2012 có 17.000 doanh nghiệp xây dựng và kinh doanh bất động sản bị thua lỗ trong đó có 2.110 doanh nghiệp xây dựng. So với năm 2011, tỷ lệ doanh nghiệp xây dựng dừng hoạt động, giải thể tăng 6,2%.[10] Mặc dù tình hình kinh tế vĩ mô đã ổn định hơn, lạm phát đƣợc kiềm chế, lãi suất cho vay đã giảm đáng kể so với cuối năm 2011, nhƣng các doanh nghiệp ngành xây dựng phải đối mặt với những khó khăn thách thức lớn. Đó là thị trƣờng bất động sản bị đóng băng – đây là thị trƣờng có sức lan tỏa, tác động mạnh đến tình hình hoạt động của các doanh nghiệp ngành xây dựng (xây lắp, sản xuất vật liệu xây dựng, tƣ vấn xây dựng,...); các doanh nghiệp thiếu vốn nghiêm trọng cho sản xuất và đầu tƣ phát triển nhƣng không đủ chuẩn để có thể tiếp cận tín dụng, lãi suất cho vay tuy đã giảm nhƣng vẫn còn ở mức cao, nhiều doanh nghiệp không dám vay. Hơn nữa, các doanh nghiệp xây dựng tiếp tục gặp nhiều khó khăn trong tìm kiếm việc làm mới cũng nhƣ trong thực hiện các công trình dở dang, do việc thu xếp vốn của chủ đầu tƣ tại hầu hết các công trình đều không kịp thời, không đủ vốn nên giá trị dở dang, công nợ của doanh nghiệp tại các công trình rất lớn. Việc thiếu vốn và nợ đọng tại các công trình không những làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng mà còn ảnh hƣởng đến thu nhập và đời sống của ngƣời lao động.

Giá trị sản xuất của ngành năm 2013 đạt 770.410 tỷ đồng, tăng 7% so với năm 2012; chiếm tỷ trọng 5,94% GDP cả nƣớc và đƣợc đánh giá là một trong những yếu tố tích cực trong tăng trƣởng kinh tế của năm 2013.[11] Các DN trong ngành đã tập trung thực hiện tái cơ cấu, chủ động khắc phục khó khăn, từng bƣớc ổn định và phát triển. Tất cả các công ty nhà nƣớc thuộc Bộ Xây dựng đã hoàn thành việc xây dựng, trình phê duyệt đề án tái cơ cấu, tập trung vào 4 nội dung chính gồm: Tái cơ cấu ngành nghề kinh doanh, tái cơ cấu tổ chức, tái cơ cấu tài chính và tái cơ cấu quản trị DN. Cũng trong năm

này các cơ chế chính sách mới ban hành với những quan điểm, tƣ tƣởng đổi mới mạnh mẽ theo hƣớng tăng cƣờng kiểm tra, giám sát trong đầu tƣ xây dựng nhằm hạn chế thất thoát, lãng phí, nâng cao chất lƣợng công trình và

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam (full) (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)